7. Kết cấu của đề tài
1.2. Kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu, chi BHXH
1.2.3. Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi BHXH
1.2.3.1. Kiểm soát nội bộ các khoản thu BHXH
Đúc kết từ những kinh nghiệm rút ra qua nhiều năm hoạt động, từ những khó khăn, vƣớng mắc cũng nhƣ những hạn chế mà BHXH Việt Nam gặp phải trong thời gian qua đã phần nào giúp cho BHXH Việt Nam định hình đƣợc kiểm soát nội bộ áp dụng cho ngành của mình góp phần khặc phục đƣợc những hạn chế mà bấy lâu chƣa giải quyết đƣợc. Hiện tại việc kiểm soát các khoản thu BHXH bắt buộc đƣợc thực hiện nhƣ sau:
a) Kiểm soát lập kế hoạch thu BHXH
Vì đây là khâu đầu tiên có tính chất quyết định cho nên cần phải lập dựa trên tình hình kinh tế, chính trị hiện tại của đất nƣớc có nhƣ vậy thì mới có thể hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra.
b) Kiểm soát quy trình thu và quản lý tiền thu BHXH
Nội dung kiểm soát chính ở quy trình này là góp phần tránh việc thất thoát tiền có thể xảy ra do có ngƣời cố tình biển thủ, che giấu. Với nội dung kiểm soát này BHXH Việt Nam đã xây dựng một quy trình thu khoa học, không để kẻ gian có cơ hội gian lận. Toàn bộ quy trình thu đƣợc thực hiện thông qua hệ thống Ngân hàng, Kho bạc. Định kỳ hàng tháng, quý thì giữa cơ quan BHXH và Ngân hàng, Kho bạc sẽ có đối chiếu xác định số đơn vị đã chuyển vào tài khoản chuyên thu của BHXH.
c) Kiểm soát việc báo cáo các khoản thu BHXH
Đây là một nội dung tƣơng đối quan trọng, vì nó góp phần giúp BHXH phát hiện đƣợc những sai sót trong quá trình thu quỹ BHXH. Định kỳ, hàng tháng, quý sau khi đối chiếu với ngân hàng, Kho bạc thì bộ phận chuyên môn phải lập báo cáo các đơn vị đã nộp, các đơn vị chƣa nộp, số dự đến thời điểm hiện tại bao nhiêu,… qua đó lãnh đạo đơn vị dễ dàng biết đƣợc tình trạng thu
BHXH tính đến thời điểm hiện tại là bao nhiêu, còn lại bao nhiêu đơn vị chƣa nộp. Đồng thời gửi báo cáo về số đã thu của từng đơn vị đến các đơn vị để nếu có sai sót thì kịp thời phản ảnh để có hƣớng xử lý,…
1.2.3.2. Kiểm soát nội bộ đối với các khoản chi BHXH a) Kiểm soát dự toán chi BHXH
Để làm đƣợc điều này, đòi hỏi cơ quan BHXH phải thực hiện đúng theo các bƣớc sau thì mới có thể kiểm soát đƣợc việc lập dự toán chi bám sát thực tế, không để xảy ra tình trạng thiếu hay thừa kinh phí, đồng thời không để xảy ra việc thất thoát tiền do có sự cố tình của ngƣời lập dự toán. Cụ thể nhƣ sau:
- Kiểm soát lập dự toán chi BHXH
Dự toán chi BHXH đƣợc lập trên cơ sở tổng hợp dự toán chi BHXH đã đƣợc duyệt của BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trình Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thông qua.
- Kiểm soát phê duyệt dự toán chi BHXH
Theo dự toán đƣợc BHXH Việt Nam phê duyệt, hằng năm BHXH tỉnh, thành phố hƣớng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho BHXH cấp huyện, thị xã.
- Kiểm soát chấp hành dự toán chi BHXH
Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh chi vƣợt kế hoạch đƣợc duyệt, BHXH tỉnh, thành phố phải báo cáo, giải trình để BHXH Việt Nam xem xét, cấp bổ sung kinh phí, đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tƣợng hƣởng.
b) Kiểm soát nội dung chi BHXH
- Đối với các khoản chi hƣu trí, tử tuất, TNLĐ – BNN, BHXH tự nguyện, BHTN
+ Chi trợ cấp BHXH hằng tháng
Đối với khoản chi này thì nội dung kiểm soát nằm ở ngay các chứng từ ban đầu mà NLĐ nộp cho cơ quan BHXH, đồng thời kiểm soát danh sách chi
do cơ quan BHXH lập có đúng đối tƣợng hay không, đối tƣợng đã nhận đầy đủ các chế độ của mình chƣa, ngƣời nhận tiền có đúng nhƣ danh sách đã lập hay không, nhận thay có làm giấy ủy quyền hay không,….
+ Chi trợ cấp BHXH một lần
Ở nội dung chi này thì nội dung kiểm soát cũng giống nhƣ chi trợ cấp BHXH hằng tháng, tuy nhiên cần kiểm soát thêm thời gian chi trả có kịp thời hay không.
- Đối với chi chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK
Thủ tục kiểm soát chi đối với nghiệp vụ chi ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK đƣợc thiết lập nhằm đảm bảo chu trình xét duyệt, giám sát chi chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả, ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong quá trình xử lý.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
INTOSAI ra đời từ rất sớm và phát triển rất nhanh, đƣợc nhiều quốc gia biết đến và tham gia. KSNB của khu vực công đƣợc INTOSAI hƣớng dẫn rất chi tiết. Ở chƣơng này tác giả đã trình bày tổng thể cơ sở lý luận về lịch sử ra đời và phát triển của KSNB trong khu vực công, các thành phần cấu thành KSNB theo hƣớng dẫn của INTOSAI năm 1992 (cập nhật năm 2004). Chúng ta đều biết KSNB có vai trò rất lớn trong công tác quản lý của khu vực công. Muốn cho đơn vị có cơ chế quản lý tốt thì bản thân mỗi đơn vị phải tự xây dựng và phát triển KSNB chặt chẽ. Đánh giá các bộ phận cấu thành KSNB chính là tiêu chí đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống, chúng tác động qua lại lẫn nhau. KSNB hoạt động hữu hiệu có thể ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm, yếu kém trong hoạt động của tổ chức. Trách nhiệm của các đối tƣợng trong đơn vị cũng ảnh hƣởng rất lớn đến kiểm soát hữu hiệu của đơn vị. Nhà
quản lý giỏi phải biết đƣợc mối quan hệ của các bộ phận cấu thành nên KSNB cũng nhƣ mối quan hệ giữa mục tiêu của tổ chức với các bộ phận hợp thành KSNB để xây dựng KSNB đi đúng hƣớng. KSNB dù đƣợc chuẩn bị chu đáo đến đâu cũng tồn tại những hạn chế tiềm tàng và trách nhiệm khắc phục những hạn chế tiềm tàng đó phải có sự đồng lòng của tất cả các thành viên trong đơn vị.
Việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB của INTOSAI 2004 là nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng KSNB tại BHXH huyện Vân Canh ở chƣơng 2.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH