Duy trì bình ổn chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá sẽ góp phần làm gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại việt nam (Trang 63 - 88)

4.3. Một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các

4.3.1. Duy trì bình ổn chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá sẽ góp phần làm gia

tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Thị trường hai quý đầu năm 2018 đã có những diễn biến bất lợi khi lạm phát tăng nhanh, thị tường ngoại tệ chịu áp lực tâm lý lớn khi đồng USD tăng giá liên tục. Trước những diễn biến khó lường đó, Ngân hàng nhà nước cần phải duy trì chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp với chính sách tài khóa cùng với những chính sách khác để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển tăng trưởng kinh tế bền vững.

Với mục tiêu duy trì bình ổn chính sách tiền tệ, giữ mức lạm phát dưới 4%/năm, Ngân hàng nhà nước đã tăng cường điều tiết vốn qua phát hành tín phiếu tần suất và mức độ cao. Nhờ vậy, lãi suất VND được “neo” cao trên thị trường liên ngân hàng. Điều này đã giúp giảm áp lực lên tỷ giá USD/VND cũng như tạo chênh lệch với lãi suất đồng USD. Tuy nhiên, cùng với đó, việc chính sách tiền tệ đang xoay xở và cân đối cùng lúc các mục tiêu như kiểm soát chặt chẽ lạm phát và ổn định tỷ giá, điều này lại động chạm đến lãi suất. Để có thể cân đối đạt đích ưu tiên về kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá, lãi suất của một số ngân hàng đã tăng cao ở thời điểm hiện tại.

Ghi nhận vào nửa cuối tháng 8 năm 2018, một số ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất huy động cũng như lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng. Trên thị trường liên ngân hàng, từ tuần thứ hai của tháng 8/2018, lãi suất VND các kỳ hạn ngắn đã lên mức cao, khoảng gấp đôi so với lãi suất USD trên cùng thị trường, từ 4,5-5%/năm. Sau khoảng hai tuần, qua hoạt động hút bớt tiền về qua kênh tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước, tần suất và

cường độ giao dịch của mỗi phiên giảm hẳn. Hầu hết nhà điều hành chỉ tung ra 1.000 tỷ đồng tín phiếu chào thầu để thấm bớt tiền với kỳ hạn chỉ 7 ngày, thay vì mức độ lên tới 7.000 - 8.000 tỷ/phiên vừa mới phổ biến trong tháng 7 đến đầu tháng 8. Thậm chí từ trung tuần tháng 8 đến nay, thị trường bắt đầu quen dần với hoạt động nhà điều hành cho vay hỗ trợ thanh khoản qua kênh cầm cố, dù khối lượng không lớn và thường dư lượng chào. Tổng hòa các dòng chảy trên, trạng thái vốn của hệ thống ngân hàng thương mại có đấu hiệu chuyển sang “có biểu hiện khan vốn”. Điều này tác động trực tiếp lên lãi suất VND trên thị trường.

Việc thay đổi sang trạng thái dường như “có biểu hiện khan vốn” và phản ánh lãi suất tăng diễn ra khá nhanh. Nếu chỉ chỉ hơn một tháng trước trạng thái dư thừa vốn trong hệ thống còn nổi trội khiến cho lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng tụt sâu dưới mốc 1%/năm (tham chiếu lãi suất qua đêm), ngay sau đó đã tăng cao trở lại với mức 4,5-5%/năm. Tuy nhiên, đó không hẳn là biểu hiện của khan vốn mà lại gắn với những nhu cầu cục bộ. Tính đến đầu tuần cuối tháng 8/2018, vốn của toàn hệ thống vẫn còn dư thừa lượng lớn, chủ yếu nằm ở khối lượng số dư tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bán ra hút tiền về còn lưu hành, quy mô đến giữa tuần này vẫn còn quanh 80.000 tỷ đồng. Với lượng tín phiếu lưu hành còn khá lớn như trên, có thể thấy, hệ thống hiện không thiếu tiền và không khan vốn, mà do vốn dư dồn chỗ trũng thay vì lan tỏa đều trên toàn bộ hệ thống. Theo báo cáo tài chính quý 2/2018 các ngân hàng thương mại vừa công bố, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước lớn vẫn là điểm trũng của tiền gửi Kho bạc Nhà nước với quy mô lớn. Đây chính là điểm gây dư thừa vì nhóm ngân hàng thương mại nhà nước lớn là đầu mối nắm giữ nhiều tín phiếu của Ngân hàng nhà nước được thể hiện trên báo cáo.

Theo đây, có thể thấy, dòng chảy vốn không theo một mặt bằng chung mà lồi trũng theo đặc quyền tiền gửi, trong hệ thống dẫn đến lãi suất mang tính cục bộ. Thêm vào đó, năm 2018 Ngân hàng Nhà nước đang dần từng bước thực hiện giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn vào đầu 2019, từ 45% xuống 40%. Như vậy, những ngân hàng thương mại đang có tỷ lệ này cao cần phải rút về, hoặc muốn có dư địa thuận lợi hơn cho phát triển tín dụng từ năm tới, trong khi các khoản vay dài hạn chưa về, thì biện pháp chính phải kích thích huy động để cân đối.

Tổng kết lại, mặc dù tại thời điểm hiện tại, tuy vẫn còn những điểm bất cập và hạn chế, nhưng với những diễn biến đang thể hiện, tình trạng lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất vẫn đang trong tầm kiểm soát chủ động của Ngân hàng Nhà nước

4.3.2. Đẩy mạnh phát triển hoạt động dịch vụ để gia tăng hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc cần thiết gia tăng đẩy mạnh hoạt động dịch vụ trong Ngân hàng với mục tiêu cải thiện hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời. Trong năm 2017, hoạt động dịch vụ đem lại hơn 35 nghìn tỷ cho hơn 20 Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

Nghiên cứu trong bài cũng chỉ ra rằng bên cạnh các yếu tố vĩ mô, việc chú trọng quan tâm đến hệ thống ngân hàng, hay cốt lõi kinh doanh của hệ thống ngân hàng là điều kiện cần thiết. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ còn làm tăng giá trị cho khách hàng, tạo sự cạnh tranh tích cực giữa các ngân hàng. Thu nhập từ dịch vụ còn giúp các ngân hàng có bước lùi nếu tình hình kinh tế biến động nhiều rủi ro.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh thu nhập ngoài lãi (từ hoạt động dịch vụ) là điểm mấu chốt trong mục tiêu gia tăng lợi nhuận ngân hàng. Kết hợp giữa chênh lệch lãi và lợi nhuận từ dịch vụ đem đến thu nhập ổn

định, tối ưu hóa lực lượng lao động, quản trị và chức năng của ngân hàng. Lợi nhuận sẽ ít bị biến động và phụ thuộc vào một nguồn nhất định, rủi ro cũng được phân tán. Thu nhập từ lãi là hoạt động chính của NHTM, nhưng để đa dạng hóa thu nhập thì có thể nghiên cứu việc tăng tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi. Lợi ích này mang thêm thu nhập cho các NHTM vì giúp tăng khả năng sinh lời cũng như hiệu quả kinh doanh có điều chỉnh rủi ro cho ngân hàng (theo báo cáo nghiên cứu của một số chuyên gia)

Đối với các NHTM Việt Nam, kết quả nghiên cứu của một số chuyên gia cho thấy đa dạng hóa thu nhập, tăng tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi là có lợi cho các NHTM Việt Nam vì giúp tăng khả năng sinh lời cũng như hiệu quả kinh doanh có điều chỉnh rủi ro cho ngân hàng.

Hiệu quả từ tăng hoạt động ngoài lãi là một trong những yếu tố “nhìn thấy được” nhưng không phải bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể đạt mức tăng trưởng tốt từ hoạt động này. Kinh doanh ngân hàng hiện giờ không chỉ là sự cạnh tranh về lãi suất cao-thấp giữa ngân hàng mà còn cạnh tranh giữa dịch vụ của từng ngân hàng.

4.3.3. Phát triển thị trường chứng khoán song song với xây dựng ngành ngân hàng

Thực tế, thị trường chứng khoán là nền tảng căn bản của thị trường, góp phần xây dựng, củng cố và bổ sung cho thị trường tiền tệ. Đặc biệt qua nghiên cứu, chúng ta cũng chứng minh được rõ ràng phát triển thị trường chứng khoán là một trong những bước đi cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng nói chung.

Thị trường chứng khoán góp phần bổ sung các thông tin minh bạch về doanh nghiệp, về huy động vốn, về các dự án cũng như sự tín nhiệm của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp đó trên thị trường, tạo điều kiện cho ngân hàng nắm bắt và kiểm soát được những thông tin không đầy đủ, tránh nợ xấu phát

sinh, làm giảm hiệu quả hoạt động. Hơn nữa, thị trường chứng khoán tạo cơ hội cho Doanh nghiệp được trở nên phổ biến, có tên tuổi, có nhiều cơ hội tăng trưởng, dự án mới và kèm vào đó, là nhu cầu huy động vốn tăng cao. Doanh nghiệp sẽ vẫn đặt cao tầm giá trị về việc huy động vốn thông qua vay lãi ngân hàng vì chi phí và rủi ro thấp hơn và tránh bị thâu tóm nếu huy động bằng vốn chủ vượt quá ngưỡng cho phép.

Bản chất, thị trường chứng khoàn và thị trường tiền tệ được coi là bình thông nhau trong luân chuyển vốn, đặc biệt, lãi suất biến động ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của thị trường chứng khoán. Lãi suất tăng dẫn đến nhu cầu tiết kiệm cao hơn, dòng vốn được chảy vào ngân hàng, thay vì các tài sản đầu tư mang nhiều tính rủi ro hơn. Bên cạnh đó, thông qua việc phát triển của thị trường chứng khoán, ngân hàng thương mại có nhiều công cụ để tham gia vào nghiệp vụ thị trường tiền tệ, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển của cả hệ thống, hỗ trợ Ngân hàng Trung ương điều tiết cung cầu tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở, Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại còn có quyền mua bán chứng khoán, giúp điều tiết lượng tiền lưu thông, đem lại sự cân bằng cho nền kinh tế.

Hiện nay, thị trường chứng khoán đang ngày càng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, đặc biệt trong năm vừa qua thị trường chứng khoán đã tăng trưởng và bùng nổ mạnh mẽ. Dòng tiền cá nhân và tổ chức đổ vào chứng khoán, giúp phát triển rất nhiều dịch vụ trên thị trường tiền tệ. Tín dụng ngắn hạn, dài hạn được đẩy mạnh thông qua các kênh như cho vay dự án, margin thế chấp, cầm cố chứng khoán, đặc biệt với hình thức phái sinh. Các Tổ chức tín dụng được Nhà nước cho phép làm việc này, tuy nhiên sẽ tiềm ẩn rủi ro nếu chứng khoán bị giảm giá.

Không những hỗ trợ về các hoạt động dịch vụ, Thị trường chứng khoán còn trực tiếp giúp các ngân hàng thương mại gia tăng vốn điều lệ, vốn hoạt

động, góp phần giải quyết bài toán về nguồn vốn cho duy trì sản xuất kinh doanh, mở rộng chi nhánh, xử lý nợ xấu và phát triển công nghệ, cạnh tranh với các tổ chức tài chính trên thế giới. Thêm vào đó, thông qua thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia làm cổ đông, thậm chí là cổ đông lớn cho các ngân hàng, tạo sự đa dạng và nâng cao trình độ quản trị trong các ngân hàng nội.

KẾT LUẬN

Luận văn đã chỉ ra những yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam, góp phần xây dựng các chiến lược và khuyến nghị. Thông qua các bài nghiên cứu đã từng thực hiện trước, lý thuyết cơ bản về kinh tế, ngân hàng, tác giả đã xây dựng một bộ giả thuyết bao gồm các biến tác động chủ yếu lên tiềm năng phát triển của Ngân hàng, theo đó, mô hình hồi quy được xây dựng để đưa ra được mức độ tương quan và ảnh hưởng chính xác. Bài nghiên cứu chỉ ra các biến liên quan đến cung tiền, lãi suất, lạm phát ảnh hưởng đáng kể lên việc gia tăng hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng. Bên canh đó, việc phát triển đồng bộ thị trường chứng khoán, hệ thống ngân hàng cũng góp phần đẩy mạnh kinh doanh tích cực trong ngành này. Dựa trên những nhân tố ảnh hưởng được chỉ ra từ mô hình, ba kiến nghị phát triển được đề xuất. Thứ nhất, Chính phủ, Nhà nước cần duy trì bình ổn chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá,… tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, íT biến động rủi ro cho các ngành liên quan trực tiếp đến tài chính như Ngân hàng. Một biến động nhỏ trong lạm phát, lãi suất cũng khiến lợi nhuận Ngân hàng sụt giảm, dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp kém. Thứ hai, hoạt động dịch vụ cần được chú ý khi đang là mũi nhọn để tăng cường lợi nhuận, đặc biệt là cạnh tranh đáng kể trong mảng này đến từ hệ thống Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Cuối cùng, thị trường chứng khoán, ngân hàng, kinh tế nói chung cần được quan tâm, phát triển đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau cùng tăng trưởng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng việt

1. Phạm Thanh Bình, 2005. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế. Đề tài trọng điểm cấp ngành, mã số: KNHTĐ 2003.01.

2. Lê Dân, 2004. Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

3. Bùi Duy Phú, 2002. Phương pháp đánh giá hiệu quả của NHTM qua hàm sản xuất và hàm chi phí. Bài nghiên cứu thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Trúc, L. T., & Danh, V. T., 2012. Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 21, 158-168.

5. Trung, T. Q., & Sang, N. V., 2013). Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, (85), 11.

II. Tiếng anh

6. Afanasieff, T. S., Lhacer, P. M., & Nakane, M. I. (2002). The determinants of bank interest spread in Brazil. Money affairs, 15(2), 183-207. 7. Afonso, A., Schuknecht, L., & Tanzi, V. (2010). Income distribution determinants and public spending efficiency. The Journal of Economic Inequality, 8(3), 367-389.

8. Alexiou, C., & Sofoklis, V. (2009). Determinants of bank profitability: Evidence from the Greek banking sector. Economic annals, 54(182), 93-118.

9. Almazari, A. (2011). Financial Performance Evaluation of Some Selected Jordanian Commercial Banks. International Research Journal of Finance and Economics, (68), 50-63.

10. Ariss, R.T. (2010), “On the implications of market power in banking: Evidence from developing countries”, Journal of Banking and Finance, 34, pp. 765-775

11. Athanasoglou, P., Delis, M., & Staikouras, C. (2006). Determinants of bank profitability in the South Eastern European region.

12. Athanasoglou, P. P., Brissimis, S. N., & Delis, M. D. (2008). Bank- specific, industry-specific and macroeconomic determinants of bank profitability. Journal of international financial Markets, Institutions and Money, 18(2), 121-136.

13. Bashir, A.M. (2000) Assessing the Performance of Islamic Banks: Some Evidence from the Middle East. Paper retrieved on June 12, 2006.

14. Busch, R., & Memmel, C. (2017). Banks' net interest margin and the level of interest rates. Credit and Capital Markets–Kredit und Kapital, 50(3), 363-392.

15. Casu, B., & Girardone, C. (2009). Does competition lead to efficiency? The case of EU commercial banks.

16. Claessens, S., Coleman, N., & Donnelly, M. S. (2016). " Low-for- Long" Interest Rates and Net Interest Margins of Banks in Advanced Foreign Economies (No. 2016-04-11-1). Board of Governors of the Federal Reserve System (US).

17. Demirgüç-Kunt, A., & Huizinga, H. (1999). Determinants of commercial bank interest margins and profitability: some international evidence. The World Bank Economic Review, 13(2), 379-408.

18. Demerguç-Kunt, A., & Huizinga, H. (2001). Financial structure and bank profitability in financial structure and economic growth: a cross-country comparison of banks, markets, and development.

19. Demirgüç-Kunt, A., & Detragiache, E. (1998). The determinants of banking crises in developing and developed countries. Staff Papers, 45(1), 81-109. 20. Dietrich, A., & Wanzenried, G. (2009, February). What determines the profitability of commercial banks? New evidence from Switzerland. In 12th conference of the Swiss society for financial market researches, Geneva (pp. 2-39).

21. Gambs, C.M. (1977) “Bank Failures – An Historical Perspective”. Federal Reserve Bank of Kansas City Monthly Review, June, 10-20.

22. Gilbert, R.A. and Rasche, R.H. (1980) “Federal Reserve Bank Membership, Effects on Bank Profits”. Journal of Money, Credit and Banking, 12, 448-461.

23. Güngör, B. (2007). Türkiye’de faaliyet gösteren yerel ve yabancı bankaların kârlılık seviyelerini Etkileyen faktörler: Panel veri analizi. Iktisat Isletme ve Finans, 22(258), 40-63.

24. King, R.G. and Levine, R. (1993) “Finance and Growth, Schumperer might be Right”. Quarterly Journal of Economics, 108, 717-738.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại việt nam (Trang 63 - 88)