Thực trạng phân tích thống kê hiệu quả hoạt động của NHTM, chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại việt nam (Trang 39 - 48)

nhánh NHNN

Có tất cả 69 NHTM, bao gồm cả Ngân hàng trong nước và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài được thu thập. Trong đó, hầu hết vẫn đang được giao dịch qua OTC (56 ngân hàng), có 7 ngân hàng niêm yết trên Hose, 3 ngân hàng niêm yết trên UPCOM và 3 ngân hàng niêm yết trên HNX. Các ngân hàng niêm yết là các ngân hàng trong nước, điển hình như VPBank (VPB), Á Châu (ACB), BIDV (BID),….

Bảng 3.1: Số liệu niêm yết của các ngân hàng

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid HNX 3 4.3 4.3 4.3 HOSE 7 10.1 10.1 14.5 OTC 56 81.2 81.2 95.7 UPCOM 3 4.3 4.3 100.0 Total 69 100.0 100.0

Hình 3.1: Sự phân bổ niêm yết của các ngân hàng

Thống kê 69 ngân hàng qua các năm thu được 621 mẫu, thu thập dữ liệu của biến phụ thuộc (ROA) và 7 biến độc lập: Lãi suất thực, Tỷ lệ lạm phát, Thuế doanh nghiệp, Sự phát triển của hệ thống ngân hàng, Vốn hóa thị trường, Chính sách tiền tệ và Chính sách tỷ giá. Bảng phân tích số liệu thống kê mô tả đã chỉ rõ giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến.

Trong khoảng thời gian nghiên cứu, ngân hàng có tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản nhỏ nhất đạt -41.4% (Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – 2012), lớn nhất đạt 5.95% là LienViet Post Bank – 2008). Trung bình các ngân hàng vẫn đạt được tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình dương qua các năm. Bên cạnh đó, lãi suất thực biến động từ 1.34% đến 1.88%, đạt giá trị trung bình là 1.58%. Mức biến động của lạm phát lớn hơn rất nhiều so với lãi suất thực, cho thấy sự biến động mạnh mẽ của lãi suất danh nghĩa trong khoảng thời gian này. Lạm phát nhỏ nhất đạt 0.6% và lớn nhất là 19.89%, trung bình

và thị trường chứng khoán đều giữ ở mức dương, sẽ được phân tích kỹ ở phần sau. Chính sách tiền tệ được tính thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, dao động trong khoảng 3% đến 5%. Chính sách tỷ giá là thả nổi, neo vào đồng USD.

Bảng 3.2: Dữ liệu thống kê mô tả chung của các biến trong mô hình

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation ROA 621 -41.400 5.950 .41444 1.938500 RIR 621 1.340 1.880 1.58556 .148001 INF 621 .600 19.890 8.21667 6.618866 CTP 621 22.000 22.000 22.00000 .000000 BSD 621 .57 1.67 1.1433 .32495 SMD 621 .15 .24 .1956 .02835 MPY 621 3.000 5.000 3.44444 .832150 ERR 621 1.00 1.00 1.0000 .00000 Valid N (listwise) 621

Xét riêng về tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản, đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong bài nghiên cứu. Thống kê vào năm 2008 chỉ ra 10 ngân hàng như hình 4 đạt tỷ lệ ROA lớn nhất, trong đó Lien Viet Post Bank gây ấn tượng với mức lợi suất 5.95%, cũng chính là mức cao nhất trong khoảng thời gian nghiên cứu. Điều này có thể được lý giải vì sự tăng trưởng nóng của kinh tế trong năm 2008 ngay trước khi khủng hoảng bùng nổ. Tiếp theo là các ngân hàng quốc nội có tên tuổi như Techcombank (TCB) hay Á Châu (ACB) với lần lượt là 2.4% và 2.32%. Kien Long Bank chiếm vị trí cuối cùng trong top 10 với mức ROA đạt 1.45%. Có thể nhìn thấy trong thời gian này, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thâm nhập nhiều vào thị trường Việt Nam, dẫn đến thị trường kinh doanh bị hạn chế, mức lợi suất đạt được chưa cao. Trong top 10, không có ngân hàng nước ngoài nào có chi nhánh đạt được mức lợi suất ấn tượng. Đáng chú có ANZ là chi nhánh ngân hàng nước ngoài bắt đầu tạo dựng được tên tuổi trên thị trường tài chính Việt Nam

Hình 3.2: ROA top 10 ngân hàng năm 2008 (Đơn vị: %)

Vị thế đã thay đổi rõ ràng dựa theo số liệu được thống kê và mô tả ở hình 5 dưới đây. Sau gần chục năm hoạt động, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tạo được những bước đột phá đáng chú ý. Shinhan Bank và HSBC đã chiếm lĩnh 2 vị trí dẫn đầu với mức ROA cao nhất năm 2016, lần lượt đạt 2.14% và 2.01%. Lợi thế về uy tín, thâm niên và sự phát triển bền vững của công ty mẹ đã giúp các chi nhánh ngân hàng nước ngoài dần chiếm lĩnh thị trường tài chính Việt Nam, đặc biệt là phân khúc khách hàng nước ngoài làm việc tài Việt Nam hoặc tầng lớp trung thượng lưu có nhu cầu đi nước ngoài nhiều. Hiện nay, Shinhan Bank đã mua lại ANZ, đánh dấu việc mở rộng thị trường và đối tượng khách hàng, trở thành đối trọng của các ngân hàng quốc nội. Dịch vụ, cơ chế ưu đãi và lãi suất của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều tỏ ra hấp dẫn hơn. Ngay sau vị trí của Shinhan và HSBC là ngân hàng đang phát triển thần tốc trong thời gian gần đây – VP Bank, với ROA

5.95 2.4 2.32 2.09 1.88 1.74 1.73 1.51 1.46 1.45 0 1 2 3 4 5 6 7

năm 2016 đạt 1.86%. VP Bank (VPB) là ngân hàng chịu đổi mới, ứng dụng công nghệ và sẵn sàng đầu tư cho hệ thống nhất hiện nay. Vietcombank (VCB) chỉ xếp ở vị trí thứ 8 với 0.94% dù chiếm lĩnh đa số thị phần các cơ quan nhà nước. Xếp thứ 10 trong top các ngân hàng đạt ROA cao năm 2016 là Viettinbank (CTG) với 0.79% ROA.

Hình 3.3: ROA top 10 ngân hàng năm 2016 (Đơn vị %)

Tốc độ tăng trưởng ROA thể hiện sự bứt phá mạnh mẽ của Shinbank chi nhánh Việt Nam vào năm 2012, trong khi đó, giai đoạn 2011 – 2014 đánh dấu sự đi xuống trong hiệu quả hoạt động của HSBC chi nhánh Việt Nam. Từ năm 2012, VP Bank có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu quản trị và kinh doanh. Ngân hàng này tích cực đổi mới, cải cách, ứng dụng các công nghệ hiện đại trong thanh toán, quản trị cũng như dịch vụ khách hàng. Điển hình gần đây, VP Bank còn cho ra đời FE Credit, giải quyết các khoản vay tín chấp một cách nhanh chóng và tiện lợi, giúp thị trường tín dụng của VP Bank ngày càng mở rộng. Tăng trưởng ROA từ năm 2012 đến nay đã phản ánh rất rõ về

2.14 2.01 1.86 1.47 1.44 1.26 1.21 0.94 0.85 0.79 0 0.5 1 1.5 2 2.5

chính sách tăng trưởng nhanh của ngân hàng này. Tuy nhiên VP Bank cũng bị các chuyên gia đánh giá là tăng trưởng quá nóng, dễ đối mặt với các rủi ro về tín dụng, hoạt động. Nếu không tìm ra cơ chế giải quyết tốt các vấn đề này, VP Bank sẽ phải đối mặt với những khó khăn to lớn khi thị trường tín dụng bão hòa và sự cạnh tranh gắt gao của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, điển hình Shinhan Bank hay HSBC Việt Nam

Hình 3.4: Tăng trƣởng ROA của top 5 ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt nhất năm 2016 qua 10 năm (Đơn vị: %)

Như đã chỉ ra ở phần phân tích mô tả tổng quan, lãi suất thực không biến động nhiều qua các năm. Lãi suất thực đạt cao nhất vào năm 2011 với 1.88% và thấp nhất vào năm 2008 với 1.33%. Trong khi đó, lạm phát thay đổi rất lớn, dao động mạnh trong giai đoạn 2008 – 2011, đạt đỉnh cao nhất vào năm 2008 với gần 20%. Từ năm 2011 trở đi, tỷ lệ lạm phát được duy trì ổn định ở mức thấp. -0.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 SHBVN HSBCVN VPB

Hình 3.5: Lãi suất thực 10 năm (Đơn vị: %)

Hình 3.6: Lạm phát 10 năm (Đơn vị: %)

Sự phát triển của hệ thống ngân hàng được đo bẳng tỷ số giữa tổng tài sản của ngân hàng và GDP. Qua biểu đồ ở hình 9 ta thấy hệ thống ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2008 – 2016, đạt đỉnh trong giai đoạn

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 0 5 10 15 20 25 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

này vào năm 2016 với tỷ lệ 1.67. Từ năm 2010, tổng tài sản của ngân hàng đã vượt qua mức GDP của Việt Nam. Điều này phản ánh đúng thực tế khi Chính phủ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển, đặc biệt là hệ thống NHTM. Bên canh đó, sự tham gia của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tạo ra những áp lực cạnh tranh cần thiết và gia tăng nguồn vốn chung cho thị trường chứng khoán. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được hậu thuẫn bởi nguồn vốn lớn từ các ngân hàng mẹ, vốn đã lớn mạnh tại các thị trường phát triển, với mục đích tìm kiếm cơ hội và chiếm lĩnh thị phần tại các thị trưởng mới nổi như Việt Nam. Như đã phân tích tại phần tổng quan, trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ đứng trước áp lực phải tiếp tục tăng vốn, nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn với sự gia tăng mạnh mẽ trong vấn đề cho vay tín dụng, làm tăng tỷ lệ an toàn CAR.

Hình 3.7: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng

Sự phát triển của thị trường chứng khoán đo bằng mức vốn hóa thị trường trên một đơn vị GDP. Từ năm 2008 – 2011, tỷ lệ này biến động mạnh, đạt đỉnh vào năm 2009 với tỷ lệ 0.24, trùng với thời kỳ bùng nổ của thị trường

0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

chứng khoán. Chịu ảnh hưởng khủng hoảng, mức vốn hóa thị trường giảm nhanh làm tỷ lệ vốn hóa thị trường trên GDP về mức 0.15 vào năm 2011. Từ năm 2011 – 2016, tỷ lệ này tăng ổn định và đạt mức 1.67 vào năm 2016.

Hình 3.8: Sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán

Nhìn chung, tình hình kinh tế đang diễn biến thuận lợi tạo điều kiện cho các Ngân hàng phát triển, gia tăng lợi nhuận. Trong năm 2017 – 2018, hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, đem lại hiệu quả kinh doanh rất tích cực. Tuy nhiên, rủi ro về tăng trưởng nóng và biến động lãi suất, lạm phát, chính sách tiền tệ phụ thuộc vào biến động thế giới đang là một bài toán thách thức không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Đặc biệt, hệ thống Ngân hàng của Việt Nam còn hạn chế trong việc phát triển các sản phẩm công nghệ, phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài phát triển nhanh chóng cũng tạo nên áp lực không nhỏ, thúc đẩy các Ngân hàng phải có chính sách riêng nhằm đảm bảo thị phần kinh doanh. Cơ chế bình ổn của Nhà nước là một trong những yếu tố mang tính quyết định đối với hệ thống Ngân hàng và tự mỗi Ngân hàng

0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

cũng phải có trách nhiệm tự cải thiện, phát triển mọi mặt để tiếp cận với sự phát triển của thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại việt nam (Trang 39 - 48)