Đánh giá kết quả hồi quy mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại việt nam (Trang 50)

manh nhất lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng, với hệ số lần lượt là 0.426 và 0.422. Điều này tương đương với chấp nhận giả thuyết rằng tăng lãi suất thực và áp dụng chính sách tiền tệ thả nổi sẽ tạo điều kiện phát triển cho ngân hàng. Lãi suất thực tăng sẽ khiến lãi suất cho vay tăng, trực tiếp tác động lên hoạt động tín dụng của các ngân hàng, bên canh đó, còn giúp ngân hàng có khả năng huy động được nguồn vốn lớn hơn từ thị trường. Kết quả hợp lý với các nghiên cứu của Molyneux & Thornton (1992) và Demirgüç-Kunt & Huizinga (1999) về việc tác động cùng chiều của lãi suất thực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại các quốc gia đang phát triển. Tác động này có thể sẽ thay đổi đối với các quốc gia đã phát triển, có hệ thống ngân hàng ổn định như nghiên cứu của Naceur (2003).

Giả thuyết về tác động ngược chiều của tỷ lệ dự trữ bắt buộc (đại diện cho biến chính sách tiền tệ) lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng là không phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Mô hình hồi quy chỉ ra tác động cùng chiều giữa 2 biến này, chứng minh rằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng cao, hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng tốt. Điều này trái ngược với nghiên cứu của Rose & Rose (1979) và Gilbert & Rasche (1980) với thị trường đã phát triển như US hay nghiên cứu của Demirgüç-Kunt & Huizinga (1999) với thị trường đang phát triển. Điều này đặt ra câu hỏi tại sao với thị trường Việt Nam, trường hợp này lại xảy ra. Tác động ngược chiều của tỷ lệ dự trữ có thể được lý giải theo hướng Ngân hàng nhà nước càng có chính sách an toàn, siết chặt giảm thiểu cung tiền thì ngân hàng thương mại càng đạt được hiệu quả hoạt động tốt. Có thể giả định thị trường Việt Nam đang ở mức cung tiền lớn hơn mức cầu tiền, dẫn đến việc gia tăng cung tiền có thể làm ảnh hưởng lên nền kinh tế nói chung hay hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói riêng. Vì vậy, bằng biện pháp gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước sẽ hạn chế được lượng cung tiền trong nền kinh tế, giúp ổn định và điều hòa nền

kinh tế đang phát triển nhanh tại Việt Nam. Sự phát triển của thị trường chứng khoán, ngành ngân hàng cũng như tỷ lệ lạm phát tác động thấp hơn đến hiệu quả hoạt động và đều tương đồng với các giả thuyết đã được nêu ra ở phần tổng quan nghiên cứu. Ngành ngân hàng, chứng khoán phát triển đều là dấu hiệu của nền kinh tế phát triển, dễ nhận thấy rằng sự gia tăng hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng là điều hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh đó, ngành chứng khoán phát triển song song và hỗ trợ với ngân hàng trong nhiều lĩnh vực, từ huy động vốn đến thẩm định tài chính cá nhân, lượng cung tiền trong xã hội. Việc phát triển đồng đều, song song cả 2 hệ thống sẽ là điều kiện thuận lợi gia tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Chính sách tỷ giá thả nổi là cơ chế thuận lợi cho ngân hàng trong các giao dịch đối với nước ngoài, thậm chí là các hoạt động kinh doanh liên quan đến ngoại tệ, bảo đảm thanh toán xuất nhập khẩu. Thực tế tại thị trường mới nổi như Việt Nam, điều kiện kinh tế khuyến khích trao đổi buôn bán với nước ngoài, hợp tác với các doanh nghiệp ngoại thì vai trò của chính sách tỷ giá càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên mô hình hồi quy cho thấy biến chính sách tỷ giá không góp phần ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tương tự như vậy, biến về thuế thu nhập doanh nghiệp cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM tại Việt Nam. Điều này có thể được lý giải thông qua cơ chế không thay đổi nhiều trong chính sách thuế quan của Nhà nước đối với ngân hàng.

Hình 3.9: Thống kê về chấp nhận/ loại bỏ các giả thuyết nghiên cứu ROA

RIR H1: Lãi suất thực tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng + INF H2 : Lạm phát tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng + CTP H3 : Thuế thu nhập doanh nghiệp tác động ngược chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng Loại

BSD H4 : Hệ thống ngân hàng tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng + SMD H5 : Sự phát triển của thị trường chứng khoán tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động

của ngân hàng +

MPY khoản tác động ngược chiều lên hiệu quả hoạt H6 : Tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc tỷ lệ thanh

động của ngân hàng -

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG

MẠI, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

4.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế

4.1.1. Tình hình kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ

Hiện nay, chính sách tiền tệ đang được Nhà nước hoạch định và cố gắng thực thi linh hoạt, chủ động với mục tiêu duy trì, kiểm soát vĩ mô, lạm phát và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Lượng cung tiền được điều tiết phù hợp với nhu cầu thị trường, trong bối cảnh áp lực của thay đổi tỷ giá hối đoái cũng như biến động lãi suất của thế giới và Việt Nam, đảm bảo tính thanh khoản cân đối của thị trường. Đặc biệt trong năm vừa qua, tăng trưởng tín dụng đã đáp ứng được nhu cầu về vốn của Doanh nghiệp ở mức tối đa, tuy nhiên vẫn được kiểm soát trong phạm vi an toàn, tránh các rủi ro tiềm ẩn trong việc tăng trưởng tín dụng quá nóng. Các Ngân hàng đã tích cực, chủ động và có những giải pháp xử lý nợ xấu vô cùng hiệu quả, đặc biệt được tạo điề kiện về mặt pháp lý dựa theo Nghị quyết 42 của Quốc hội. Sự phát triển mạnh mẽ và xử lý nhanh gọn của các công ty quản lý tài sản, thu hồi nợ xấu đã tạo cơ sở để các Ngân hàng ghi nhận những biến chuyển rất tích cực. Cải thiện mạnh mẽ trong tín dụng thúc đẩy các tổ chức tái cơ cấu, hướng đến nền tài chính lành mạnh, tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực trong Basel II.

Lạm phát trong những năm gần đây luôn được duy trì ở mức thấp, thậm chí năm 2017, lạm phát bình quân chỉ đạt 3.53%, thấp hơn mục tiêu 4%. Nhà nước chủ động giữ lạm phát ở mức bình ổn để ổn định nền kinh tế, tránh mất giá đồng nội tệ. Điều này dẫn đến lãi suất huy động, cho vây của các ngân hàng cũng không quá biến động, trong đó lãi suất huy động USD vẫn là 0%. Các doanh nghiệp được tạo điều kiện hơn với mức lãi suất cho vay hợp lý, điển hình với các lĩnh vực, ngành nghề được ưu tiên như công nghệ, xây

dựng, sản xuất cơ bản,… Tín dụng tăng trưởng tốt, 18.17% so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Câu chuyện tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ cũng có một chút thay đổi. Trước tình hình chiến tranh thương mại Mỹ Trung, các diễn biến chính trị, giá dầu mỏ trên toàn thế giới, USD biến động mạnh.VND mất giá tương đối so với một số đồng tiền khác, khiến lĩnh vực xuất khẩu thêm phần thuận lợi. Việt Nam tăng mạnh dự trữ ngoại hối, bằng khoảng giá trị nhập khẩu 1 năm. Hoạt động Ngân hàng thường cùng chiều với nền kinh tế, do vậy, thời gian gần đây, các Ngân hàng đã có những chuyển biến hết sức tích cực, phục vụ đáp ứng tốt đời sống kinh doanh, xã hội. Lãi suất, lạm phát ổn định, thu nhập của người dân tăng cho kinh tế tăng trưởng dẫn đến tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh chóng, từ 73.7% (2016) lên gần 77% tổng nguồn vốn huy động. Thị trường liên ngân hàng có mức huy động vốn giảm nhẹ từ 11.1% xuống 10.8%. Bên cạnh đó, các ngân hàng gia tăng vốn chủ sở hữu bình quân lên mức 6.7%

Hình 4.1: Cơ cấu huy động và cho vay các loại hình ngân hàng ở Việt Nam Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN

Về mặt huy động vốn và cho vay, nhóm Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn chiếm xấp xỉ 1 nửa về thị phần, tiếp theo là đến nhóm Ngân hàng

thương mại cổ phần với thị phần thấp hơn, khoảng 40%. Nhóm này bao gồm nhiều ngân hàng với quy mô vừa và nhỏ, tiếp cận với lượng khách hàng mục tiêu riêng với lãi suất cho vay và huy động ở mức hấp dẫn hơn các Ngân hàng thương mại Nhà nước. Phần còn lại của thị trường nằm trong tay các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các định chế tài chính khác. Nhóm Ngân hàng nước ngoài đang tăng dần thị phần ở Việt Nam với nhiều chính sách ưu đãi, phục vụ người dùng cũng như nguồn vốn hỗ trợ lớn từ Ngân hàng mẹ bên nước ngoài. Tuy nhiên, với mức thị phần còn khiêm tốn khoảng 10%, các định chế tài chính nước ngoài còn cần phải đẩy mạnh hơn trong hoạt động kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững cho ngành ngân hàng Việt Nam. Dư nợ tín dụng tại Ngân hàng chủ yếu ở lĩnh vưc sản xuất kinh doanh với 80%, đặc biệt khả quan với một số ngành phát triển trọng điểm như tăng trưởng tín dụng nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ.

Hình 4.2: Nợ xấu đã bán cho VAMC của các ngân hàng cho đến hết năm 2016 Nguồn: Số liệu của NHNN

Hình 4.3: Tình hình nợ xấu tại 12 Ngân hàng Q12017

Nguồn: Số liệu của NHNN

Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng giảm mạnh, đi kèm với đó trích lập rủi ro dự phòng tăng mạnh. Tình hình tài chính của các ngân hàng được đánh giá là an toàn, sau nhiều biến cố trong những năm trước đó. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn chỉ nằm trong phân khúc ngân hàng lớn và vừa. Tỷ trọng chi phí được giảm trừ khiến lợi nhuận gia tăng tốt. Hệ số NIM cũng được cải thiện lên mức 2.82%, tuy nhiên vẫn còn thấp so với yêu cầu. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt trên 10%. Nhu cầu tăng vốn tự có, xử lý tốt hơn nợ xấu và nợ xấu tồn đọng; xử lý các ngân hàng yếu kếm; tái cơ cấu từng TCTD; đổi mới quản trị kinh doanh và phát triển công nghệ theo những chuẩn mực của Basel II với đích chung cả hệ thống vào năm 2020 hoàn thành vẫn là một thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong 2018 và các năm tiếp theo.

4.1.2. Ngân hàng và hội nhập thế giới

Hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay phủ rộng khắp các tỉnh thành, khu vực trong cả nước, tạo điều kiện cho toàn thể xã hội có thể tiếp cận được

nguồn vốn vay và nơi gửi tiết kiệm. Các ngân hàng có trách nhiệm phải giữ gìn và nâng cao uy tín, mở rộng tín dụng tại từng khu vực. Trong các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiều chi nhánh, đại lý trên toàn quốc nhất (1611 chi nhánh và 450 đại lý), tiếp sau đó là Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank, Ngân hàng Công thương Viettinbank và Ngân hàng Đầu tư & phát triển BIDV.

Hiệp định thương mại Việt Nam, Hoa Kỳ đưa ra những điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nước ngoài, từ việc được nhận tiền gửi cho đến cung ứng 12 phân ngành dịch vụ ngân hàng. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng mở rộng thị phần trong tương lai, cạnh tranh trực tiếp trong một số loại hình dịch vụ của các ngân hàng quốc nội như thanh toán quốc tế, đầu tư dự án, tài trợ thương mại. Bên cạnh đó, lợi thế của các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn được gia tăng vì lợi thế công nghệ và các dịch vụ mới như môi giới tiền tệ, các hoạt động hỗ trợ phái sinh.

Việc Việt Nam tham gia vào WTO cũng loại bỏ một số hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt trong việc nhận tiền gửi VND, lập máy rút tiền cũng như phát hành thẻ tín dụng. Công nghệ cao đi kèm với trình độ quản lý tiên tiến, mức vốn hỗ trợ bền vững tạo áp lực cạnh tranh lớn cho các ngân hàng quốc nội, bắt buộc phải tìm ra phương án nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của mình.

4.2. Tiềm năng phát triển của các NHTM, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam

Tiềm năng phát triển và định hướng sắp tới của hệ thống ngân hàng thương mại là một chủ đề được rất nhiều đối tượng quan tâm, trực tiếp ảnh hưởng đến các quyết sách trong phát triển chung của toàn hệ thống cũng như nền kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách, phân tích và tìm ra các hướng đi hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thì phái gắn kết

với tiềm năng của ngành. Theo báo cáo phân tích , gần đây về ngành ngân hàng của StoxPlus – công ty chuyên về dữ liệu và phân tích tài chính, chúng ta có thể tóm tắt lại xu hướng trong 3 năm qua ở 3 vấn đề chính: Vay tiêu dùng, ghi nhận nguồn thu từ bán bảo hiểm và tăng trưởng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ/ cho vay cá nhân.

Xu hướng tăng trưởng cho vay cá nhân, tín dụng cá nhân và dịch vụ ngân hàng bán lẻ vẫn là điểm nhấn chính của toàn ngành. 6 tháng đầu năm 2018, tăng trưởng tín dụng cho vay cá nhân ở TPB đạt mức 32.3%, tiếp sau đó là HDB với mức 32.2%. Các ngân hàng vừa và nhỏ, ngoài quốc doanh có xu hướng tập trung lớn vào phát triển mảng dịch vụ này, chủ động gia tăng thị phần thông qua các kênh quảng cáo, truyền thông, đề ra mức lợi suất hấp dẫn hơn hẳn nhóm ngân hàng lớn. Tính trong năm 2017, VIB tăng trưởng đến 79%, từ mức -4.1% năm 2015, vượt qua cả tăng trưởng VCB

Hình 4.4: Cho vay cá nhân của các ngân hàng

Nguồn: Dữ liệu của StoxPlus

Mức sống của người dân Việt Nam đang ngày càng cải thiện khiến cho nhu cầu của người dân về bảo hiểm nhân thọ tăng lên. Điều này khiến cho các

ngân hàng thương mại đang có xu hướng hợp tác với các công ty bảo hiểm để giảm bớt sự phụ thuộc từ nguồn thu từ lãi thuần và phí dịch vụ ngân hàng.

Việc hợp tác giữa ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm được dự báo sẽ đem lại đột biến đáng kể trong tổng doanh thu của một số ngân hàng, còn lại chưa được triển khai mạnh hoặc có thể đang đàm phán lại với các đối tác bảo hiểm. Có thể kể đến trường hợp trên thực tế của ngân hàng Vietcombank. Đây là một ngân hàng có cơ sở dữ liệu khách hàng lớn nhất và họ cũng đã có đối tác bảo hiểm. Tuy nhiên, Vietcombank cũng đang công khai đấu thầu tìm công ty bảo hiểm đối tác với giá trị hợp đồng lên đến một tỷ USD. Bên cạnh đó ngân hàng Bưu điện Liên Việt và ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội cũng đang thực hiện việc tìm kiếm đối tác bảo hiểm để liên kết.

Việc đàm phán và thương thảo của một hợp đồng ký kết hợp tác giữa ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm thường sẽ tập trung vào các khoản thu ban đầu (set up fees) và các khoản thu hoa hồng (commission sharing) được tính dựa trên mỗi hợp đồng bảo hiểm được bán nhờ sự hợp tác này. Điều này giúp cho các ngân hàng có thể theo dõi quản lý được lợi nhuận của họ và hạch toán các khoản thu ban đầu ngay từ năm đầu tiên ký kết hợp đồng. Để nhìn nhận đánh giá chính xác về việc ghi nhận trước khoản thu nhập này, các nhà đầu tư, chuyên viên phân tích và các quỹ đầ tư cũng phải tìm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại việt nam (Trang 50)