Đánh giá xác suất diễn biến của các dòng tiền để gán một lịch trình các dòng tiền của từng loại tài sản và nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 80 - 81)

c/ Chiến lƣợc quản trị thanh khoản cân bằng * Nội dung

3.2.4 Đánh giá xác suất diễn biến của các dòng tiền để gán một lịch trình các dòng tiền của từng loại tài sản và nợ

các dòng tiền của từng loại tài sản và nợ

Thực hiện tốt quản lỷ rủi ro kỳ hạn: sự không cân đối về tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng là lý do quan trọng làm cho ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau (ví dụ như huy động trung, dài hạn hai năm nhưng cho vay trung hạn ba năm) cũng làm cho ngân hàng khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền ra và dòng tiền vào của mình.

Rủi ro thanh khoản thể hiện qua việc khả năng chi trả của ngân hàng bị ảnh hưởng do chênh lệch giữa luồng tiền vào/ra trong ngày và từng kỳ hạn nhất định. Các phương pháp và công cụ cụ thể được xây dựng nhằm giúp ngân hàng xác định được mức độ thiếu hụt thanh khoản. Trong quá trình dự phóng cần phải tính đến các yếu tố giả định hành vi khách hàng và các giả định khác

nhằm kịp thời xử lý tình huống thông qua việc sử dụng dự phòng thanh khoản, các nguồn vốn vay từ thị trường liên ngân hàng hoặc các công cụ tiền tệ với thị trường và NHNN; điều chỉnh kịp thời các hạn mức và chiến lược kinh doanh hiện tại; chuẩn bị những kế hoạch dự phòng cụ thể để bù đắp thiếu hụt thanh khoản.

Hội đồng ALCO xây dựng báo cáo cung cầu thanh khoản bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đến hạn vào các dải kỳ hạn: 1 ngày, 2-7 ngày, 8 ngày – 1 tháng, 3 tháng – 6 tháng.

Cần thiết đưa ra một tỷ lệ nhất định về việc lấy nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn phù hợp với ngân hàng trong từng thời kỳ, tránh tỷ lệ quá cao dẫn đến mất an toàn thanh khoản.

Xem xét ưu tiên phát hành các giấy tờ có giá cho nghiệp vụ huy động, vì các giấy tờ có giá này đảm bảo cho ngân hàng có nguồn vốn ổn định, không biến động thường xuyên như tiền gửi thông thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)