c/ Chiến lƣợc quản trị thanh khoản cân bằng * Nội dung
1.3.4 Kiểm định về chỉ số chứng khoán thanh khoản
Chỉ số bình quân của mẫu là 12,09% với độ lệch chuẩn 8,8%; nghĩa là tỷ lệ nắm giữ chứng khoán thanh khoản của ngân hàng được chọn trong khoảng từ
12,09% – (1,96 x 8,8%) = - 5,16% đến 12,09% + (1,96 x 8,8%) = 29,34%. Tổng cộng hai chỉ số H3 và H6 cho thấy, tài sản dự trữ thanh khoản của ngân hàng được chọn ngẫu nhiên là trong khoảng 5,58% đến 69,88%.
- 5,16% ≤ H6 ≤ 29,34%
Qua kiểm định, chấp nhận H6 < 10,2% (tỷ lệ nắm giữ chứng khoán thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam thấp hơn 10,2%); chỉ số H6 bình quân là 7,75%; Tổng hai chỉ số H3, H6 giai đoạn 2006 – 2008 là 27% thấp hơn chỉ số bình quân của 100 ngân hàng lớn nhất của Mỹ là 32% [11,18] => tỷ lệ nắm giữ chứng khoán thanh khoản giai đoạn 2009 – 2011 có thể đã được nâng lên phần nào.
Kết luận Chương 1: Như vậy, thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề thường xuyên, then chốt quyết định đến sự tồn tại của các ngân hàng. Về lý thuyết, có ba chiến lược, sáu phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản. Tùy vào đặc điểm về phạm vi, quy mô hoạt động, năng lực quản lý và môi trường kinh tế vĩ mô mà ngân hàng lựa chọn chiến lược, phương pháp quản trị thanh khoản tương ứng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam nếu mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả, an toàn trong hoạt động, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay, vấn đề thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản không thể xem nhẹ. Trong thời gian qua, khi ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng, tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã gặp khó khăn nhất định. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ở Chương 2; qua đó, một số kiến nghị sẽ được đưa ra ở Chương 3, với mong muốn góp phần nhỏ vào quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu trong thời gian tới.
CHƢƠNG 2