Quan điểm phân tích và đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An (Trang 59 - 62)

2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Nghệ An và tình hình thu hút đầu tƣ trực tiếp

2.2.1. Quan điểm phân tích và đánh giá

Hình 2.2 : Sơ đồ hóa môi trƣờng thu hút đầu tƣ.

Hình 2.2 cho thấy, hiểu được các doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư và chọn lựa địa phương như thế nào là điều hết sức quan trọng đối với các nhà tiếp thị địa phương. Về nguyên tắc, doanh nghiệp đánh giá các địa phương là những điểm tiềm năng sau khi xem xét các yếu tố xác định môi trường kinh doanh chung của một địa phương. Chúng ta gọi những chỉ báo này là “yếu tố thu hút”, và chúng có thể chia ra thành loại “cứng” và “mềm”.

Yếu tố cứng có thể đo lường theo các giá trị và ít nhiều mang tính khách quan. Ví dụ đối với tỉnh Nghệ An kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; trình độ dân trí thấp, tay nghề người lao động chưa cao … cần phải có thời gian và tài chính để cải thiện.

Yếu tố mềm (thể chế) đại diện cho những đặc tính chủ quan hơn của một địa phương.

Bảng 2.4 : Dự đoán ảnh hƣởng của các nhân tố lên môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Kí hiệu Tên nhân tố

Dự đoán ảnh hƣởng lên môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

X1 Chi phí gia nhập thị trường Càng thấp càng tốt X2 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong

sử dụng đất

Càng dễ dàng, ổn định càng tốt

X3 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin Càng minh bạch càng tốt X4 Chi phí về thời gian để thực hiện các

quy định của nhà nước Càng nhanh càng tốt

X5

Chi phí không chính thức Càng ít càng tốt X6

Tính năng động và tiên phong của

lãnh đạo tỉnh Càng nhiều càng tốt

X7 Chất lượng đào tạo lao động Càng chất lượng càng tốt X8 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Càng nhiều càng tốt

X9 Thiết chế pháp lý Càng được tin tưởng càng tốt

Nguồn : Nguyễn Văn Phúc và các tác giả ( 2005), Hiệu quả đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh, NXB TPHCM, Viện kinh tế TPHCM.

Các nhà marketing địa phương có thể dùng những yếu tố này làm kim chỉ nam để cải tiến sức hấp dẫn đối với thị trường mục tiêu. Kết hợp đúng đắn yếu tố cứng và mềm là rất quan trọng, tuy nhiên một số khía cạnh của môi trường đầu tư, ví dụ yếu tố địa lý và quy mô thị trường đều rất khó để một địa phương có thể thay đổi trong ngắn hạn. Nhưng chính quyền địa phương lại có ảnh hưởng quyết định hơn đến hàng loạt các yếu tố khác. Những nhân tố cụ thể đề cập trong luận văn này (9 nhân tố của PCI) là những chính sách

“mềm” có quan hệ mật thiết với hành vi đầu tư. Từ đó giúp tỉnh Nghệ An có thể cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa phương mình.

Từ những thành công và những bước tiến mới về cơ chế, chính sách và giải pháp của các địa phương trong việc thu hút đầu tư và dựa trên quan điểm phân tích đánh giá trên có thể rút ra một số nhận xét chủ yếu như sau: (1) Thu hút vốn FDI là con đường quan trọng, tất yếu và ngắn nhất để phát triển kinh tế của một địa phương nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng; (2) Tuỳ từng thời điểm, từng điều kiện cụ thể mà một địa phương có thể có các chủ trương, chính sách thu hút nguồn vốn FDI cho phù hợp, trên cơ sở quan tâm đến lợi ích.

Những thuận lợi về cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên chắc chắn đóng vai trò quan trọng đối với việc thu hút các nguồn đầu tư vào một địa phương. Tuy nhiên nếu quá tập trung vào những yếu tố này chúng ta sẽ dễ bị lệch hướng, thực tế cho thấy có những địa phương mà ở đó điều kiện cơ sở hạ tầng không hoàn toàn có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Hơn nữa, đối với hầu hết các tỉnh kém phát triển và gặp khó khăn về vốn, việc cải thiện cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực giống như là một mơ ước dài hạn hơn là một giải pháp trung hạn để có thể giúp giải bài toán phát triển. Tập trung vào cải thiện môi trường pháp lý và chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động thu hút FDI và phát triển khu vực kinh tế tư nhân là một giải pháp khả thi hơn nhiều trong giai đoạn trước mắt, còn về lâu dài cũng có khả năng để nâng cao hiệu quả đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

Điển hình như đối với tỉnh Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, giao thông thuận tiện. Với những tiềm năng, lợi thế như vậy, lẽ ra từ lâu, Nghệ An phải là tỉnh giàu mạnh. Thế nhưng, từ nhiều năm nay, Nghệ An vẫn không

thoát khỏi những lúng túng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh về môi trường thu hút đầu tư, môi trường kinh doanh so với nhiều tỉnh khác nhất là so với hai tỉnh lân cận là Hà Tĩnh và Thanh Hóa.

Chính vì vậy, đối với tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay thì việc tập trung vào cải thiện môi trường pháp lý và chính sách thúc đẩy việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển khu vực kinh tế tư nhân là hết sức cấp thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)