2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Nghệ An và tình hình thu hút đầu tƣ trực tiếp
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Nghệ An ảnh
ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên. * Vị trí địa lý.
Nghệ An thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 18035’ đến 200 Vĩ độ Bắc và từ 103050’ đến 1050
kinh độ đông cách thủ đô Hà Nội 297 km về phía Bắc, cách cố đô Huế 360km về phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía đông giáp biển Đông.
Tỉnh Nghệ An nằm phía đông bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối, hướng nghiêng từ tây - bắc xuống đông - nam. Đỉnh cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn. Thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2m so với mặt nước biển xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu. Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. [22, tr 16]
* Khí hậu, thời tiết.
Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 250C. Lượng mưa trung bình 1.650mm/năm. Độ ẩm trung bình là 86,5%. Số giờ nắng bình quân trong năm là 1.400 giờ.[22, tr 20]
* Hệ thống sông ngòi, biển và bờ biển.
Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828km, mật độ trung bình là 0,7km/km2. Sông lớn nhất là sông Lam bắt nguồn từ Mường Pẹc, tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) dài 532 km (riêng đoạn chảy trên đất Nghệ An dài 361km). Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109m3, trong đó 14.109 là nước mặt [22, tr 19]. Nhìn chung, hệ thống sông suối này cung cấp nguồn nước khá dồi dào, đủ đáp ứng cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Nghệ An có bờ biển dài 82km với 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển và nghề làm muối. Hải phận của tỉnh rộng 4.230 hải lý, là nơi tập trung nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp và hấp dẫn, rất thuận lợi cho phát triển ngành du lịch Nghệ An.
* Tài nguyên, khoáng sản.
Tài nguyên rừng : toàn tỉnh có 685 nghìn ha rừng với tổng trữ lượng gỗ là 50 triệu m3, độ che phủ đạt 42,5% (năm 2002). Rừng Nghệ An có nhiều loại gỗ quý như pơmu, samu, lim, sấu, đinh hương, sến…Không những thế, rừng Nghệ An còn có trên 1 tỷ cây tre, nứa, mét và khoảng 226 loài dược liệu và nhiều lâm sản quý. Nghệ An có 2 khu bảo tồn thiên nhiên là Pù Mát (diện tích 94 nghìn ha) và Pù Huống ( 49,8 nghìn ha).[22, tr 23]
Tài nguyên biển : tổng trữ lượng hải sản của tỉnh đạt 80 nghìn tấn, trong đó có khả năng khai thác 35 - 40 nghìn tấn. Vùng biển Nghệ An có 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 loài có giá trị kinh tế cao như : cá chim, cá chỉ vàng, cá ngừ, cá thu, cá hồng…20 loài tôm gồm tôm he, tôm rảo, tôm sú, tôm hùm…trữ lượng 610 - 680 tấn. Ngoài ra, biển Nghệ An còn có loại hải sản quý khác là mực phân bố khắp vùng biển với các loài như mực cơm, mực ống, mực nang. [22, tr 26]
Tài nguyên khoáng sản, Nghệ An có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú với 113 vùng mỏ lớn nhỏ và 171 điểm quặng. Những khoáng sản có giá trị công nghiệp bao gồm : đá vôi trữ lượng 500 triệu m3
, sét xi măng 17,8 triệu tấn, sét gạch ngói 7 triệu m3, đá bazan 260 triệu m3,
đá trắng 20 triệu m3, thiếc 200 nghìn tấn, đá Granite 100 triệu m3. Bên cạnh đó, các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương, các nhà khoa học còn phát hiện thấy nước khoáng với chất lượng tốt có thể dùng để giải khát và chữa bệnh. [22, tr 31]
Tài nguyên động, thực vật, Nghệ An đã phát hiện được 342 loài động vật thuộc 91 họ - 27 bộ. Trong đó có 48 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng và nhiều loài nằm trong danh mục của sách Đỏ Việt Nam như: báo lửa, báo gấm, báo hoa mai, mang lớn, bò tót, sao la, công, trĩ sao, gà lôi. Ngoài động vật, Nghệ An cũng phát hiện 1.193 loài thực vật thuộc 537 chi – 163 họ. Trong đó có các loài như lim xanh, giổi, giáng hương, lát hoa nằm trong sách Đỏ Việt Nam. [22, tr 33]
2.1.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội. * Dân số - lao động
Dân số tỉnh Nghệ An năm 2009 là 2.919.214 người, mật độ trung bình là 177 người/km2. Trong đó, số người đang làm việc trong các ngành kinh tế là 1.609.432 người [16, tr 14] . Hàng năm, lực lượng này lại được bổ sung thêm gần 3 vạn lao động trẻ có trình độ văn hóa cơ bản. Nghệ An là vùng đất có truyền thống văn hóa, giáo dục. Con người Nghệ An nổi tiếng bởi sự hiếu học, cần cù, trung thực, đoàn kết, gắn bó. Mảnh đất địa linh, nhân kiệt này là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người Anh hùng giải phóng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới.
* Kết cấu hạ tầng
- Đường bộ: Nghệ An có quốc lộ 1A chạy từ Bắc vào Nam (đoạn tuyến chạy qua Nghệ An dài 85km), 132km đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh đã hoàn thành, có quốc lộ 7, 46, 48 đi sang nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào qua cửa khẩu Nậm Cắn, cửa khẩu Thanh Thủy và cửa khẩu Thông Thụ. Hệ thống tỉnh lộ, huyện khá phát triển, thuận lợi cho việc giao lưu.[22, tr41]
- Đường sắt: tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua địa phận tỉnh dài 124km và đường sắt từ Yên Lý cắt quốc lộ 1A Nghĩa Đàn (vùng cây công nghiệp tập trung của tỉnh).
- Đường không: sân bay Vinh đã được nâng cấp mở rộng và Cục hàng không Dân dụng đang nghiên cứu cho mở thêm tuyến bay đi các nước trong khu vực.
- Đường biển: cảng biển Cửa Lò có khả năng đón tàu 1,8 vạn tấn ra vào thuận lợi. Cảng đang được đầu tư nâng cấp và mở rộng lên công suất lên 3,5 triệu tấn/năm.
- Hệ thống điện: Tính đến nay, 19/ 19 huyện, thành, thị đã sử dụng điện lưới quốc gia. Tổng số xã, phường, thị xã, thị trấn có điện là 429/ 469, đạt tỷ lệ 91,47 %. Đặc biệt là công trình thủy điện Bản Vẽ thuộc diện lớn nhất khu vực Bắc miền Trung với công suất 320 MW, tổng mức đầu tư 6.740 tỷ đồng, được khởi công năm 2004 đã chính thức hòa vào lưới điện quốc gia vào ngày 19/05/2009. Ðây là công trình thủy điện lớn, đa mục tiêu. Nhiệm vụ chính là phát điện hòa lưới điện quốc gia, đồng thời cung cấp một phần điện cho nước bạn Lào. Và rất nhiều công trình thủy điện khác đang được xây dựng như thủy điện Bản Lả, Bản Cốc, Thác Muối…[22, tr 47]
- Hệ thống cấp nước: Hiện tại nước cung cấp đủ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, đập có ở Nghệ An nhiều và lượng mưa hàng năm tương đối cao so với cả nước. Riêng nước
sinh hoạt cho đô thị và các khu công nghiệp đều có hệ thống Nhà máy nước phân bố đều trên toàn tỉnh đảm bảo. Nhà máy nước Vinh công suất 60.000 m3/ ngày đêm, hàng năm cung cấp gần 18,5 triệu m3 nước sạch cho vùng Vinh và phụ cận, đang chuẩn bị nâng công suất lên 80.000 m3/ ngày đêm.
- Giáo dục và đào tạo: Đại học Vinh hiện tại (2009) có gần 40,000 sinh viên với 45 mã ngành đào tạo đại học, 26 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ, 9 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, Đại học sư phạm kỹ thuật vinh và các trường cao đẳng dạy nghề trên toàn tỉnh… hàng năm đào tạo hàng nghìn sinh viên, lao động kỹ thuật cung cấp lực lượng lao động có trình độ, tay nghề cho các thành phần, ngành nghề kinh tế. [16, tr 29]
- Hệ thống thông tin liên lạc: hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, thông suốt đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong nước và quốc tế với các hình thức dịch vụ như điện thoại, điện báo, fax, internet đến hầu hết các vùng trên thế giới.