1.2. Một số kinh nghiệm về hoàn thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp
1.2.2. Kinh nghiệm của Hà Tĩnh
Trong 2 năm 2003 và 2004, Hà Tĩnh đã tổ chức thành công 3 hội nghị xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh tại Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nakhonphanom, Udonthani (Thái Lan). Và tính đến năm 2009, đã có 34 dự án đầu tư vào Hà Tĩnh, bao gồm 9 dự án đã khởi công xây dựng, 5 dự án đã được chấp thuận đầu tư, 13 dự án đã đăng ký thỏa thuận đầu tư và 7 dự án đang nghiên cứu để đầu tư. Đặc biệt, dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (có
trữ lượng trên 544 triệu tấn với hàm lượng Fe lớn hơn 60%) gắn với Nhà máy Liên hợp luyện thép Vũng áng đang được Tổng Công ty Thép hoàn thiện giai đoạn tiền khả thi. Đây sẽ là cú hích mạnh mẽ cho nền công nghiệp Hà Tĩnh trong tương lai rất gần.
Theo xếp hạng hàng năm về thu hút đầu tư thì kết quả xếp hạng chỉ số PCI của Hà Tĩnh liên tục được cải thiện : Năm 2007 xếp hạng sau Nghệ An với mức xếp hạng trong kết quả xếp hạng là tương đối thấp (45,56%) đến năm 2009 vươn lên đứng thứ 47/64(55,26%) và năm 2010 đứng thứ 37/64 (57,22%) xếp hạng khá trong bảng xếp hạng và bỏ xa tỉnh Nghệ An.
Hà Tĩnh đã tập trung cao cho công tác xúc tiến đầu tư. Tỉnh đã ban hành các cơ chế chính sách thu hút đầu tư với nhiều ưu đãi dành cho các nhà đầu tư, trong đó đáng chú ý là:
+ Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đổi với các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;
+ Cơ chế tài chính và đấu giá quyền sử dụng đất trong việc sử dụng quỹ đất tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương;
+ Chính sách khuyến khích đầu tư vào Khu Công nghiệp Vũng áng, chính sách phát triển du lịch, chính sách hỗ trợ về đào tạo... So sánh với mặt bằng chung thì chính sách ưu đãi đầu tư của Hà Tĩnh vào loại cao nhất trong cả nước, cả về giá cho thuê đất, thời hạn miễn giảm các loại thuế, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đào tạo nghề, thủ tục hành chính...