Cấu tạo bugi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN XE HONDA CRV 2018 (Trang 33 - 35)

1-đầu nối dây cao áp; 2 lõi thép; 3-gân ; 4-sứ cách điện ; 5-đệm làm kín; 6-vỏ thép;7-vành làm kín; 8-điện cực trung tâm ; 9-điện cực bên;

10-điện trở; 11-đai ốc ; 12- lõi chống nhiễu

Khe hở điện cực lớn thì đánh lửa hỗn hợp nghèo tốt hơn nhưng Uđl lại tăng. Khe hở nhỏ thì có thể bị muội lấp kín nên không tạo tia lửa được, chiều dài tia lửa giảm nên đánh lửa hỗn hợp nghèo kém.

Nhiệm vụ

Tạo ra tia lửa cao áp bên trong buồng đốt, để châm cháy hỗn hợp nhiên liệu. Kết hợp với nắp máy và đỉnh piston tạo nên buồng đốt. Tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp hòa khí đã được nén trong xy lanh động cơ.

Yêu cầu

- Tia lửa phải mạnh.

- Độ tin cậy lớn chịu được áp suất và nhiệt độ cao. - Ít ăn mòn và dễ dàng thay thế khi hư hỏng.

Điều kiện làm việc.

Bugi phải cách ly được điện thế cao để tia lửa xuất hiện đúng theo vị trí đã định trước của các điện cực của nến, mặt khác nó phải chịu đựng được

1 2 3 4 5 6 7 8 9 11 19 17 8. 4 M14 Ø5 Ø11 7, 4 18, 8 15 85, 8 1, 1 Ø1,95 10 12

điều kiện khắc nghiệt trong xylanh như áp suất và nhiệt độ rất cao, hơn nữa nó phải được thiết kế để các bụi than không bám lại trên các bề mặt điện cực trong quá trình làm việc.

 Cấu tạo bugi gồm các bộ phận chính sau: - Phần sứ cách điện bọc trong vỏ kim loại.

- Cực trung tâm bằng thép hợp kim chịu nhiệt độ cao, chống rỉ sét, không bị ăn mòn hóa học.

- Phần trên vỏ kim loại có dạng lục giác để lắp bugi. - Quanh chân bugi có ren vặn vào nắp máy.

- Cực bên của bugi được hàn ở chân bugi.

Khoảng cách từ cực trung tâm và cực bên gọi là khe hở chấu bugi, thường khe hở này được quy định từ 1,0 ÷ 1,3mm.

Bugi về lý thuyết thì khá đơn giản, nó là công cụ để nguồn phát ra hồ quang qua một khoảng trống (giống như tia sét). Nguồn điện này phải có điện áp rất cao để tia lửa có thể phóng qua khoảng trống và tia lửa mạnh. Thông thường điện áp giữa hai cực của nến điện khoảng từ 40.000÷100.000V.

Bugi sử dụng loại sứ cách điện để cách ly nguồn cao áp giữa các điện cực, nó phải đảm bảo để tia lửa phóng ra đúng ở hai đầu của điện cực chứ không phải ở bất cứ nào thuộc hai cực. Ngoài ra chất sứ này còn có tác dụng không để các bụi than bám vào trong quá trình sử dụng. Sứ là vật liệu rất kém, vì vậy vật liệu rất nóng trong quá trình làm việc. Sức nóng đã giúp làm sạch bụi than khỏi điện cực.

-

Cơ cấu đánh lửa

Sự nổ của hỗn hợp hòa khí do tia lửa từ bugi được gọi chung là sự bốc cháy. Tuy nhiên, sự bốc cháy không phải xảy ra tức khắc, mà diễn ra như sau: Tia lửa xuyên qua hỗn hợp hòa khí từ điện cực trung tâm đến điện cực nối mát. Kết quả là phần hỗn hợp hòa khí dọc theo tia lửa bị kích hoạt, phản ứng hoá học (ôxy hoá) xảy ra, và sản sinh ra nhiệt để hình thành “nhân ngọn lửa”. Nhân ngọn lửa này lại kích hoạt hỗn hợp hòa khí bao quanh, và phần hỗn hợp này lại kích hoạt xung quanh nó. Cứ như thế nhiệt của nhân ngọn lửa được mở rộng ra trong một quá trình lan truyền ngọn lửa để đốt cháy hỗn hợp hòa khí. Nếu nhiệt độ của các điện cực quá thấp hoặc khe hở giữa các điện cực quá nhỏ, các điện cực sẽ hấp thụ nhiệt toả ra từ tia lửa. Kết quả là nhân ngọn

cực. Nếu hiệu ứng dập tắt điện cực này lớn thì nhân ngọn lửa sẽ bị tắt .  Đặc tính đánh lửa

Các yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến hiệu quả đánh lửa của bugi: 1. Hình dáng điện cực và đặc tính phóng điện

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN XE HONDA CRV 2018 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)