Bồi dưỡng kỹ năng phỏng vấn cho bộ phận tuyển dụng

Một phần của tài liệu Ch¬ương 3 (Trang 76 - 78)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tuyển dụng nhân sự tại Công ty

3.2.2. Bồi dưỡng kỹ năng phỏng vấn cho bộ phận tuyển dụng

3.2.2.1. Cơ sở thực hiện giải pháp

Chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả công tác tuyển dụng phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn và kỹ năng phỏng vấn của các nhân viên làm công tác

tuyển dụng. Phỏng vấn được coi là quá trình trao đổi thông tin hai chiều giữa ứng viên và người phỏng vấn để tìm ra ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển. Đây là một công đoạn được xem là quan trọng nhất trong quy trình tuyển dụng. Có rất nhiều hình thức phỏng vấn như: Phỏng vấn theo mẫu; phỏng vấn không theo mẫu hoặc phỏng vấn không theo bài bản soạn sẵn; phỏng vấn nhóm; phỏng vấn tình huống, phỏng vấn cơ bản, phỏng vấn chuyên sâu.

3.2.2.2. Nội dung giải pháp

Trước khi phỏng vấn, phỏng vấn viên cần phải biết được vị trí nào đang cần được tuyển dụng để có thể chọn hình thức phỏng vấn phù hợp. Bên cạnh đó, phỏng vấn viên cần nắm rõ thông tin công việc của vị trí đang cần tuyển dụng, yêu cầu và các kỹ năng, chuyên môn cần có để chắc rằng ứng viên được chọn đúng với tiêu chuẩn mà Công ty đưa ra. Để có cái nhìn tổng quát về ứng viên, phỏng vấn viên nên nghiên cứu hồ sơ, ghi lại những thắc mắc, khó hiểu của ứng viên, việc này giúp cho buổi phỏng vấn thành công hơn. Ngoài ra chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm về mong muốn cũng như ý nguyện của ứng cử viên để có thể bố trí công việc một cách phù hợp nhất. Kỹ năng phỏng vấn là một yếu tố rất quan trọng góp phần đánh giá ứng viên một cách chính xác và toàn diện. Vì vậy, trước khi tham gia phỏng vấn, phỏng vấn viên cần được đào tạo bài bản và có kiến thức chuyên môn cũng như chuyên sâu để tránh những sai lầm trong quá trình phỏng vấn.

Những kỹ năng mà một phỏng vấn viên cần có:

i) Kỹ năng đặt câu hỏi: Đặt câu hỏi đúng người đúng cách giúp cho phỏng vấn viên thu thập được những thông tin cần thiết để có cái nhìn khách quan và công bằng nhất về khả năng của từng ứng viên. Cần linh động trong quá trình đưa ra câu hỏi chứ không nhất thiết phải theo trình tự có sẵn để tạo tính logic và hiệu quả cho buổi phỏng vấn. Nhằm phát huy tối đa kỹ năng tìm ẩn của người được phỏng vấn.

ii) Kỹ năng đánh giá ứng viên: Phỏng vấn viên vấn phải có cái nhìn tổng quát, kết hợp với ngôn ngữ cơ thể và nội dung ứng viên trình bài để đánh giá một cách khách quan và công bằng nhất, tránh việc đánh giá theo quan điểm chủ quan của mình…

chính xác về công việc họ đảm nhận, những khó khăn và cơ hội trong công việc. Ngoài ra, phỏng vấn viên nên trình bày hiện trạng về Công ty, những vấn đề và điều kiện làm việc đang xảy ra tại Công ty để ứng viên có đủ thông tin chi tiết có thể dễ dàng chọn lựa.

iv) Kiến thức chuyên môn: Phỏng vấn viên phải là những người có nhiêu năm kinh nghiệm trong nghề, có tầm nhìn rộng, am hiểu các vấn đề xã hội để xử lý các câu hỏi ứng viên đưa ra, đồng thời đưa ra tình huống sát với công việc thực tế giúp đánh giá ứng viên tốt hơn.

Trong một số trường hợp, Công ty có thể mời các chuyên gia giỏi tư vấn tham mưu và trực tiếp tham gia tuyển dụng, đào tạo và bố trí nhân viên. Việc mời các chuyên gia có chuyên môn cao tham gia công tác này cũng tạo điều kiện cho đội ngũ làm công tác tuyển dụng có thêm cơ hội để có thể học hỏi và nâng cao kiến thức về các vấn đề cụ thể, cũng như mang tính chuyên sâu của nghiệp vụ trong công tác phân công phân nhiệm nhân sự. Muốn làm công việc này hiệu quả, Công ty cần kết nối với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực kinh doanh để chia sẻ kiến thức nâng cao việc học hỏi kinh nghiệm và bảo vệ lợi ích chính đáng của từng thành viên.

3.2.2.3. Đóng góp của giải pháp

Khi nhân viên tuyển dụng được đào tạo bài bản những kỹ năng trên, là đã góp phần cho các quyết định trong công tác phỏng vấn công bằng, chính xác giúp cho cuộc phỏng vấn thành công hơn và không bỏ sót bất kỳ những ứng viên tài năng nào. Nhân viên tuyển dụng có thể truyền đạt những kỳ vọng, yêu cầu thiết yếu của công việc cho ứng viên và đặc biệt là thu hút nhiều ứng viên vào công việc đang tuyển dụng tại Công ty. Chuyên viên phỏng vấn thấy mình có trách nhiệm hơn trong cuộc phỏng vấn. Thấy mình có vinh hạnh hơn khi được đại diện là bộ mặt của Công ty.

Một phần của tài liệu Ch¬ương 3 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)