Tỷ lệ hộ nghèo chia theo dân tộc năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xóa đói giảm nghèo ở các huyện biên giới của tỉnh Hà Giang (Trang 53)

TT Dân tộc của chủ hộ Tổng số hộ Số hộ nghèo nghèo (%) Tỷ lệ hộ

1 Mông 67.243 10.096 15.01% 2 Tày 66.337 9.134 13.77% 3 Kinh 39.066 6.003 15.37% 4 Dao 38.256 6.207 16.22% 5 Nùng 7.129 1.310 18.38% 6 Giấy 862 845 98.03% 7 La Chí 696 393 56.47% 8 Hoa Hán 6.460 1.068 16.53% 9 Pà Thẻn 2.445 827 33.82% 10 Cờ Lao 883 366 41.45% 11 Lô Lố 701 418 59.63% 12 Bố Y 958 514 53.65% 13 Phù Lá 838 714 85.20% 14 Pu Péo 630 258 40.95%

TT Dân tộc của chủ hộ Tổng số hộ Số hộ nghèo nghèo (%) Tỷ lệ hộ

15 Dân tộc khác 1.281 480 37.47%

166.542 38.655 23.21%

Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2015

Thứ ba: Nguy cơ tái nghèo cao do các hộ phải đối diện với thiên tai, dịch

bệnh, biến động của hội nhập và phát triển kinh tế thị trƣờng; cơ hội việc làm của ngƣời nghèo càng khó khăn hơn do đổi mới khoa học công nghệ.

Tính bền vững của chƣơng trình xóa đói giảm nghèo ngày càng đƣợc khẳng định, tổng số hộ thoát nghèo giai đoạn 2010 - 2013 là 21.618 hộ; trong đó số hộ tái nghèo và phát sinh nghèo đã giảm từ 2.676 hộ năm 2010 còn 788 hộ năm 2011, 600 hộ năm 2012. Theo số liệu báo cáo đánh giá kết quả giảm hộ nghèo giai đoạn 2010 - 2013 của Sở LĐ-TB&XH Hà Giang, có 8/11 huyện, thành phố đã không còn hộ diện tái nghèo và phát sinh nghèo. Đây là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện hiệu quả của các chính sách xóa đói giảm nghèo và các chính sách có liên quan đến xóa đói giảm nghèo ở Hà Giang trong thời gian qua.

3.2.1.2. Đặc điểm và tính đa dạng của nghèo tại các huyện biên giới tỉnh Hà Giang

Đặc điểm nghèo: Sau 30 năm đổi mới, thu nhập và mức sống của đa số ngƣời dân đã đƣợc cải thiện, do vậy đặc điểm nghèo đói cũng có sự thay đổi, trƣớc đây chủ yếu là nghèo về lƣơng thực, thực phẩm, thì đến nay cơ bản đƣợc giải quyết. Song nghèo về phi lƣơng thực, thực phẩn (nhu cầu về nhà ở, chăm sóc sức khoẻ khi ốm đau, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội) ngày càng gay gắt, cơ hội tiếp cận và thụ hƣởng các thành quả của sự phát triển cũng có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, do sự phân hoá giàu nghèo đang có xu hƣớng gia tăng.

Tuy vậy, ở các huyện biên giới tỉnh Hà Giang nghèo đói vẫn rất đa dạng thể hiện (Nguồn: báo cáo tình trạng nghèo đói Hà Giang năm 2014) :

- Thiếu ăn hàng năm từ 1 đến 3 tháng, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao chiếm khoảng 47% số hộ nghèo theo chuẩn mới và chiếm khoảng 26% tổng số hộ toàn tỉnh. Mỗi năm ngân sách tỉnh phải trợ cấp cứu đói trên 6 ngàn hộ.

- Ở nhà tạm 26.250 hộ (37,5%), giá trị tài sản, đồ dùng lâu bền không có hoặc có nhƣng giá trị rất thấp.

- Chƣa có điện sinh hoạt 36.112 hộ (51,5%), phải dùng nguồn nƣớc tự nhiên để ăn uống 59.012 hộ (84,2%), thiếu đất sản xuất 16.467 hộ (23,5%).

- Thiếu điều kiện cơ bản để phát triển sản xuất, công cụ sản xuất thô sơ, thiếu vốn, chƣa tiếp cận đƣợc thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.

- Thiếu kiến thức sản xuất 29.898 hộ (42,67%), không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 69.139 hộ (98,7%), hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm sản 67.921 (97%).

Nghèo gắn liền với tập quán lạc hậu, nhất là ma chay, cƣới xin tốn kém. Một số hộ nghèo dân tộc thiểu số khi ma chay, cƣới xin phải thịt, bán cả trâu, bò mua bằng nguồn vốn vay ƣu đãi hoặc của các tổ chức cá nhân ủng hộ nên không có khả năng trả nợ.

3.2.1.3. Nguyên nhân nghèo đói tại các huyện biên giới tỉnh Hà Giang

Có thể giải thích nghèo đói ở các huyện biên giới tỉnh Hà Giang từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây:

Thứ nhất, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, địa

hình phức tạp, diện tích đất trồng trọt ít và khó canh tác... xuất phát điểm của tỉnh thấp, kinh tế chƣa phát triển, dân cƣ chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển kinh tế còn hạn chế. Vấn đề thiếu đất, thiếu nƣớc sản xuất vẫn đang là thách thức lớn cho chính quyền địa phƣơng.

Thứ hai: Trình độ đội ngũ cán Sở còn nhiều bất cập, vì vậy việc tổ chức chỉ

đạo thực hiện gặp nhiều khó khăn, chƣa đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn. Cán Sở làm công tác giảm nghèo còn phải kiêm nhiệm, nhất là cấp xã, do chƣa bố trí đƣợc cán Sở chuyên trách nên hạn chế đến hiệu quả việc thực hiện các mục tiêu của chƣơng trình giảm nghèo. Việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo một số huyện chƣa chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, chƣa đánh giá đúng thực trạng hộ nghèo của địa phƣơng, làm ảnh hƣởng đến kết quả giảm hộ nghèo hàng năm.

Thứ ba: Là tỉnh nghèo, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, đời sống kinh tế của

nhân dân vẫn ở mức thấp, tỷ lệ hộ khá giầu thấp, số doanh nghiệp SXKD có hiệu quả còn ít, doanh thu nhỏ, vì vậy việc chủ động trong lĩnh vực huy động nguồn lực cho công tác giảm nghèo gặp khó khăn, hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, do đó việc hỗ trợ để ngƣời nghèo thoát nghèo trong thời gian ngắn và đảm bảo tính bền vững khó thực hiện đƣợc.

Thứ tƣ: Trình độ nhận thức, tính trông chờ ỷ lại của một số Sở phận ngƣời

nghèo, không có ý thức tìm cách tự vƣơn lên để thoát nghèo, chƣa biết cách áp dụng các tiến Sở khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh một cách có hiệu quả và bền vững, việc thực hành tiết kiệm và kế hoạch hoá gia đình còn yếu, chƣa thấy rõ trách nhiệm của mình trong công cuộc XĐGN chung của xã hội, dẫn đến hiệu quả của chƣơng trình giảm nghèo còn thiếu tính bền vững.

Thứ năm: Do các đồng bào ở biên giới nên phong tục tập quán (du canh, du

cƣ) vẫn tiếp diễn, đồng thời nạn di dân tự do rất khó kiểm soát cũng dẫn đến tình trạng nghèo ở các vùng này.

Thứ sáu: Do khó khăn về tiếp cận cơ sở hạ tầng cho sản xuất và đời sống

nhƣ đƣờng giao thông, hệ thống thủy lợi, điện.

3.2.2. Phân tích thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo

3.2.2.1. Thực trạng về việc hỗ trợ sản xuất, dạy nghề,tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nghèo, vùng nghèo

Trong những năm vừa qua việc tăng thu nhập cho ngƣời nghèo ở các huyện biên giới tỉnh Hà Giang đƣợc đặc biệt chú ý, Bảng 3.4. thể hiện mức thu nhập của các hộ nghèo qua các năm ở các huyện biên giới tỉnh Hà Giang.

Bảng 3.4. Mức trung bình thu nhập của các hộ nghèo tại các huyện biên giới tỉnh Hà Giang

TT Huyện, thị Mức TB thu nhập của hộ nghèo qua các năm

2011 2012 2013 2014

TT Huyện, thị Mức TB thu nhập của hộ nghèo qua các năm 2011 2012 2013 2014 2 Mèo Vạc 310000 340000 402000 424000 3 Yên Minh 360000 390000 452000 474000 4 Quản Bạ 380000 410000 472000 494000 5 Xín Mần 290000 320000 382000 404000 6 Hoàng Su Phì 275000 305000 367000 389000 7 Bắc Quang 314000 344000 406000 428000 8 Quang Bình 312000 342000 404000 426000 9 Vị Xuyên 322000 352000 414000 436000 10 Bắc Mê 326400 356400 418400 440400 11 Thị xã Hà Giang 289000 319000 381000 403000 TB Toàn tỉnh 319281.8 349281.8 411281.8 433281.8

Nguồn: tác giả tổng hợp

Qua bảng số liệu trên cho thấy mức thu nhập của các hộ nghèo đã tăng theo từng năm, nhƣng mức tăng qua các năm không đều nhau. Phần lớn ngƣời

nghèo ở đây phụ thuộc vào thu nhập từ sức lao động, từ công việc trên mảnh đất của họ, từ tiền lƣơng hay từ những hình thức lao động khác.

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ tăng thu nhập của cá huyện tỉnh Hà Giang

Nguồn: tác giả tổng hợp

Tình trạng thiếu việc làm và năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập của ngƣời lao động thấp là khá phổ biến đối với ngƣời nghèo [Nguyễn Thị Hoa, 2011,

Chính sách giảm nghèo ở Việt nam đến năm 2015]. Vì vậy, để tăng thu nhập cho

ngƣời nghèo phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất.... để hỗ trợ tăng năng suất lao động và tạo việc làm cho ngƣời nghèo là cơ bản nhất.

Vận động ủng hộ quỹ vì người nghèo, quỹ hỗ trợ nông dân

Quỹ vì ngƣời nghèo: Đã đƣợc Uỷ ban Mặt trận tổ quốc các cấp quyên góp, vận động đƣợc 5.950 triệu đồng trong đó cấp tỉnh 3.067 triệu đồng; cấp huyện 2.341 triệu đồng; cấp xã 538,4 triệu đồng; Hoạt động của quỹ các cấp đã hỗ trợ 839 hộ đƣợc cải thiện nhà ở; trợ cấp cho 80 hộ nghèo đƣợc hỗ trợ Sản xuất; Hỗ trợ cho 55 trẻ em khuyết tật con hộ nghèo đƣợc điều trị, chăm sóc sức khoẻ. Hỗ trợ cứu đói đƣợc 36 hộ.

Quỹ hỗ trợ nông dân: Trong 5 năm ngân sách tỉnh hỗ trợ thông qua Hội nông dân tỉnh cùng với nguồn vận động của Hội nông dân các cấp đã nâng tổng quỹ lên 5.502 triệu đồng, quỹ sử dụng cho vay chăn nuôi trâu bò, nuôi lợn, trồng cây ăn

quả. Quỹ đã tạo sự chủ động cho Hội Nông dân cơ sở giúp đỡ nhau vƣơn lên thoát nghèo, tình đoàn kết tƣơng thân tƣơng ái đƣợc tăng cƣờng, phong trào nông dân hoạt động có hiệu quả, thu hút đƣợc nhiều nông dân vào tổ chức Hội, xây dựng cơ sở Hội vững mạnh, thực sự làm nòng cốt trong phong trào nông dân, xây dựng nông thôn mới.

Công tác cứu trợ xã hội đột xuất, cứu đói giáp hạt là một trong những nhiệm vụ chính đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, các cơ sở đều chủ động giải quyết nhanh, kịp thời, giúp các đối tƣợng này sớm ổn định đời sống và sản xuất. Sau gần 5 năm toàn tỉnh đã trợ giúp cho 459.030 ngƣời, kinh phí 176.972 triệu đồng. Từ những hỗ trợ trên đã bù đắp mất mát thiếu hụt, động viên và giúp đối tƣợng nghèo, khó khăn nhanh chóng ổn định.

Hoạt động tham gia công tác xóa đói giảm nghèo của các tổ chức Hội, Đoàn thể

Với nhiều hình thức, nội dung hoạt động đa dạng, công tác giảm nghèo của các hội đoàn thể các cấp có đóng góp to lớn vào kết quả chung của Chƣơng trình giảm nghèo. Các cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá khu dân cƣ ”; toàn dân ủng hộ Quỹ vì ngƣời nghèo; Vận động ủng hộ quỹ hỗ trợ nông dân; phong trào mái ấm tình thƣơng … đặc biệt là việc đứng ra bảo lãnh, tín chấp cho hội viên, đoàn viên vay vốn giảm nghèo; hƣớng dẫn kinh nghiệm làm ăn, kỹ thuật sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống, tƣơng trợ và phân công giúp hội viên, đoàn viên nghèo có địa chỉ đã giúp hội viên sớm thoát nghèo.

Ngân hàng Chính sách- Xã hội Hà Giang đã thực hiện ủy thác cho vay qua 4 tổ chức CTXH: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Bảng 3.65. Kết quả ủy thác cho vay qua các tổ chức Chính trị - Xã hội

ĐVT: triệu đồng STT Tên tổ chức chính trị - xã hội Dƣ nợ ủy thác đến 31/12/2014 Tỷ trọng Số tổ tiết kiệm và Số hộ còn dƣ

Tổng số Trong đó Nợ quá hạn dƣ nợ (%) vay vốn nợ 01 Hội Phụ nữ 367.080 3.253 59,3 1.635 44.339 02 Hội Nông dân 171.644 2.811 27,7 1.007 21.654 03 Hội Cựu chiến binh 54.757 517 8,9 283 6.797 04 Đoàn thanh niên 25.289 183 4,1 107 2.805

Tổng cộng 618.779 6.764 100 3.032 75.595

Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Giang

Các tổ chức CTXH đã thực sự là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội tới các hộ vay, là cánh tay dài vƣơn tới các thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới để tuyên truyền các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi của Chính phủ và lồng ghép có hiệu quả các mô hình xóa đói giảm nghèo.

3.2.2.2 . Thực trạng chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo cho người nghèo

Nghèo thƣờng gắn liền với dân trí thấp, do nghèo mà không có điều kiện đầu tƣ cho con cái học hành. Dân trí thấp thì không có khả năng để tiếp thu tiến Sở của khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất và không có khả năng tiếp cận với những tiến Sở văn minh của nhân loại nên dẫn đến nghèo về mọi mặt (kinh tế và tinh thần, chính trị). Vì vậy, để giảm nghèo cần phải nâng cao trình độ dân trí, nâng cao sự hiểu biết cho ngƣời nghèo là giải pháp có tính chiến lƣợc lâu dài.

Quy mô, chất lƣợng giáo dục đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học đƣợc tăng cƣờng. Hỗ trợ cho 101.949 lƣợt học sinh nghèo, nội dung hỗ trợ chủ yếu là miễn giảm học phí và các khoản đóng góp, cấp sách giáo khoa, vở viết và dụng cụ học tập với tổng kinh phí và các khoản đóng góp, cấp sách giáo khoa, vở viết và dụng cụ học tập với tổng kinh phí lên đến 12.882 triệu đồng, góp phần hạn chế các em học sinh nghèo bỏ học, khuyến khích đến trƣờng. Chính sách hỗ trợ phổ cập trung học cơ sở mỗi năm hỗ trợ một lần cho trên 3000 lƣợt em học sinh là con hộ nghèo dân tộc thiểu số, học sinh tàn tật, mồ côi góp phần vào hoàn thành mục

tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 2011, hết năm 2014 có 215/226 xã, phƣờng, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 95,1%.

Nhóm chính sách nâng cao năng lực nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và ngƣời dân đối với công tác giảm nghèo: dự án đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo các cấp:

Công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo đã đƣợc tổ chức triển khai với nhiều hình thức, giải pháp đồng bộ. Với kinh phí đƣợc giao 1.869 triệu đồng tổ chức đào tạo đƣợc 9.594 lƣợt cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.

Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện chƣơng trình giảm nghèo với sự phối hợp cùng với Ban chỉ đạo giảm nghèo các huyện sở LĐ-TB&XH đã mở đƣợc 24 lớp với 3.654 lƣợt cán bộ tham gia, năm 2012 kết hợp với các ngành mở đƣợc 20 lớp với 2.885 ngƣời tham gia năm 2013 mở đƣợc 6 lớp tại tỉnh số cán bộ tham gia là 450 ngƣời. Đƣa 90 cán bộ giảm nghèo tại các xã đi thực tế học tập các mô hình giảm nghèo tại các tỉnh bạn. Đối tƣợng tập trung chủ yếu là cán bộ xã, cán bộ thôn, bản, cán bộ tăng cƣờng làm công tác giảm nghèo trên toàn tỉnh không phân biệt các xã đặc biệt khó khăn.

Công tác đào tạo đã góp phần nâng cao nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ giảm nghèo các cấp. Nhƣng việc đào tạo mới chỉ dừng ở mức độ phổ biến chính sách, việc đào tạo bồi dƣỡng kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế.

Công tác truyền thông giảm nghèo:

Công tác truyền thông giảm nghèo đƣợc trú trọng với nhiều hình thức nhƣ cung cấp báo, tạp trí miễn phí đến tất cả các xã, phƣờng thị trấn qua tất cả các phƣơng tiện thông tin báo đài, tạp chí từ Trung ƣơng đến huyện, thành phố. Công tác truyền thông mới đƣợc đƣa vào mục tiêu bổ sung của chƣơng trình MTQG nhƣng đã thật sự hiệu quả làm chuyển biến và góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, ngƣời dân và đặc biệt là ngƣời nghèo trong việc vƣơn lên trong cuộc chiến giảm nghèo.

Trong 5 năm, công tác truyền thông giảm nghèo đƣợc chú trọng với nhiều hình thức phong phú, nhƣ tuyên truyền thông qua các đợt phát động quần chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xóa đói giảm nghèo ở các huyện biên giới của tỉnh Hà Giang (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)