Kết quả giảm hộ nghèo giai đoạn 2011-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xóa đói giảm nghèo ở các huyện biên giới của tỉnh Hà Giang (Trang 73 - 105)

Stt Huyện, thành phố

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số hộ thực tế

Số hộ

nghèo Tỷ lệ (%) Số hộ thực tế Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) Số hộ thực tế Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) Số hộ thực tế Số nghèo hộ Tỷ lệ (%) 1 Thị xã Hà Giang 17613 383 2,17 17855 211 1,18 19317 154 0,80 21173 128 0,6 2 Mèo Vạc 13134 5162 39,30 13336 3185 23,88 13454 1835 13,64 13633 1725 12,65 3 Yên Minh 10267 2788 27,15 10891 2537 23,29 10902 2300 21,10 11659 2253 20,10 4 Quản Bạ 10774 4727 43,87 10930 4092 37,44 11091 4224 38,08 11360 5196 45,6 5 Xín Mần 13980 3558 25,45 14044 3152 22,44 14377 2540 17,67 14620 2234 15,27 6 Hoàng Su Phì 11663 4577 39,24 11792 3861 32,74 11966 4297 35,91 12236 4113 33,61 7 Bắc Quang 14259 3558 24,95 14636 3028 20,69 14976 2530 16,89 15450 2344 15,17 8 Quang Bình 16242 5587 34,40 16869 4258 25,24 17109 3735 21,83 17562 3587 20,43 9 Vị Xuyên 15300 4194 27,41 15514 3648 23,51 15729 2259 14,36 15989 2116 13,23 10 Bắc Mê 5883 2408 40,93 5925 2032 34,30 6027 1766 29,30 6027 1751 29,05

Tổng cộng 153.609 41.555 27,05 157.284 34.327 21,82 160.440 30.173 18,81 165.617 29.557 17,85

Qua biểu số liệu trên cho thấy, do có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, cùng với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở Hà Giang đã đạt đƣợc những thành quả nhất định. Tỷ lệ hộ nghèo không ngừng giảm qua các năm, năm 2011(27,05%), năm 2012 (21,82%), năm 2013 (18,81%), năm 2014 giảm còn (17,85%). Tính bền vững của chƣơng trình xóa đói giảm nghèo ngày càng đƣợc khẳng định, tổng số hộ thoát nghèo giai đoạn 2011 - 2013 là 21.618 hộ; trong đó số hộ tái nghèo và phát sinh nghèo đã giảm từ 2.676 hộ năm 2011còn 788 hộ năm 2013, 600 hộ năm 2014. Theo số liệu báo cáo đánh giá kết quả giảm hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2014 của Sở LĐ-TB&XH Hà Giang,

Các chủ trƣơng về xóa đói giảm nghèo đƣợc cụ thể hóa bằng các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng bộ, HĐND tỉnh đã đƣợc tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc.

Bƣớc sang giai đoạn 2011 - 2014, trƣớc sự thay đổi về mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội và những kết quả đáng ghi nhận về xóa đói giảm nghèo trong tỉnh cũng nhƣ cả nƣớc, chƣơng trình XĐGN-VL đƣợc chuyển thành chƣơng trình xóa đói giảm nghèo. Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng xóa đói giảm nghèo của tỉnh trong giai đoạn mới, UBND tỉnh đã ban hành chƣơng trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2014 đồng thời kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp tỉnh, huyện và ban giảm nghèo cấp xã và phân công trách nhiệm cụ thể của từng thành viên trong ban chỉ đạo, xây dựng quy chế hoạt động và kế hoạch hằng năm phù hợp với từng địa bàn huyện, thành phố.

Xác định rõ công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo có vị trí vô cùng quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Hà Giang đã luôn giành sự quan tâm cho công tác này. Các hình thức tuyên truyền chủ yếu là thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: báo, đài PT-TH địa phƣơng. Trong đó chú trọng nêu gƣơng điển hình vƣợt khó, vƣợt nghèo và tuyên truyền các mô hình giảm nghèo của địa phƣơng đến đông đảo bà con các xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn

để từ đó họ nhận thức đƣợc quyền, nghĩa vụ với chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc và có ý thức tự vƣơn lên thoát khỏi đói nghèo.

Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả là một khâu hết sức quan trọng trong chu trình quản lý các chính sách, chƣơng trình, dự án xóa đói giảm nghèo. Việc theo dõi, đánh giá nhằm giúp cho các cấp quản lý nắm đƣợc tiến độ, kết quả thực hiện các giải pháp đƣa ra, đồng thời thấy đƣợc mức độ phù hợp, tính hiệu quả, tác động đến việc thực hiện mục tiêu cũng nhƣ những tồn tại, hạn chế của các chính sách trong tổ chức thực hiện.

Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, có trách nhiệm theo dõi giám sát, đánh giá kết quả thực hiện giảm nghèo ở từng địa phƣơng cơ sở. Việc giám sát đánh giá theo nguyên tắc ban, ngành chức năng, tự thực hiện và định kỳ báo cáo về cấp có thẩm quyền theo các chỉ tiêu và thời gian quy định. Hệ thống chỉ tiêu chỉ tiêu giám sát, đánh giá các chính sách, dự án xóa đói giảm nghèo ở Hà Giang đƣợc thực hiện theo Quyết định 23/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 5/10/2007 của Bộ LĐ-TBXH. Ban chỉ đạo cấp huyện định kỳ có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhƣ các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần có sự chỉ đạo tích cực, thƣờng xuyên giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện ở cơ sở. Bên cạnh đó còn một số Ban chỉ đạo giảm nghèo của một số huyện còn buông lỏng, giao khoán choc ơ quan thƣờng trực, chƣa có sự chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan thành viên trong việc giám sát đánh giá hàng năm nhƣ huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần … Qua công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, Ban chỉ đạo giảm nghèo đã phát hiện ra nhiều sai sót trong quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở các cấp huyện, xã, đồng thời cũng đã phát hiện ra những bất cập trong chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà nƣớc. Từ đó kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn và có những kiến nghị nhằm ngày càng hoàn thiện hơn các chính sách về xóa đói giảm nghèo và các chính sách có liên quan.

Công tác rà soát, quản lý hộ nghèo đƣợc Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định. Từ năm 2008 toàn tỉnh áp dụng phƣơng pháp quản lý ‎ theo dõi hộ nghèo, hộ cận nghèo bằng công nghệ tin học tại các phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội các huyện, thành phố để tiện theo dõi và kiểm soát

đƣợc các hộ nghèo.

Tuy nhiên việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo vẫn còn nhiều bất cập rà soát có nơi thiếu khách quan còn khoán cho trƣởng thôn, thiếu kiểm tra giám sát, hệ thống mẫu biểu điều tra phức tạp cũng gây nhiều khó khăn cho cán bộ thực hiện. Việc quản l‎ý hộ nghèo bằng công nghệ thông tin còn một số huyện áp dung chƣa hiệu quả và còn thiếu đồng bộ.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Những hạn chế

Mục tiêu về xóa đói giảm nghèo ở Hà Giang còn mang tính chất chung

chung, chƣa thực sự có căn cứ khoa học, chƣa phát huy hết lợi thế, tiềm năng sẵn có của tỉnh. Mục tiêu giảm nghèo của tỉnh đề ra cho từng giai đoạn chỉ là số ƣớc lƣợng trên cơ sở mục tiêu về xóa đói giảm nghèo của cả nƣớc do vậy chƣa thực sự phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh.

Việc xây dựng kế hoạch giảm nghèo ở cấp tỉnh đƣợc thực hiện theo cơ chế tổng hợp số liệu từ Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, xã nhƣng do một bộ phận cán bộ làm công tác giảm nghèo chƣa xác định rõ và nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm của mình trƣớc Nhà nƣớc, nhân dân nên đã dẫn đến hiện tƣợng số liệu tổng hợp báo cáo theo phân tích có độ tin cậy thấp.

Các chính sách xóa đói giảm nghèo ở Hà Giang đƣợc thực hiện trong thời

gian qua đã thể hiện đƣợc vai trò của Nhà nƣớc đối với công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, việc thực hiện hệ thống chính sách vẫn còn một số bất cập nhƣ sau:

Thứ nhất, đối với nhóm chính sách tạo điều kiện cho ngƣời nghèo phát triển

sản xuất, tăng thu nhập.

Tiến độ thực hiện các dự án, chƣơng trình thuộc chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở và nƣớc sạch sinh hoạt cho hộ nghèo dân tộc thiểu số còn chậm, nhất là công tác cấp phát, thanh toán vốn; Công tác giám sát đánh giá chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, còn ngại khó, hiệu quả chƣa cao. Công tác tuyên truyền vận động chƣa đi vào chiều sâu, nhân dân còn trông chờ ỷ lại Nhà nƣớc, việc vận động tự huy động trong dân thuộc vùng thực hiện dự án đạt còn thấp. Vấn đề hỗ trợ đất sản xuất đạt

thấp do quỹ đất hoang, quỹ đất từ các nông, lâm trƣờng đều không có, mức hỗ trợ quá thấp so với chi phí khai hoang trên thực tế rất khó khăn cho quá trình thực hiện; vấn đề xóa nhà ở dột nát cho hộ nghèo thực hiện chƣa đảm bảo đúng quy trình, chất lựợng nhƣ yêu cầu.

Chƣơng trình xây dựng CSHT các xã ĐBKK nhìn chung còn chậm, việc tổ chức thực hiện của chủ đầu tƣ mặc dù đã có kế hoạch ổn định hàng năm, nhƣng triển khai còn chƣa khịp thời. Kiến thức, kỹ năng của đội ngũ cán bộ xã chƣa theo kịp yêu cầu nghiệp vụ quản lý và triển khai xây dựng cơ bản ở cấp xã vì vậy việc phân cấp quản lý đầu tƣ cho chủ đầu tƣ cấp xã gặp nhiều khó khăn; việc xây dựng các chợ trung tâm cụm xã do quy hoạch không phù hợp với đặc điểm, phong tục tập quán của ngƣời dân do vây hiệu quả sử dụng các công trình này còn thấp, thậm trí nhiều nơi bị bỏ hoang.

Thứ hai, nhóm chính sách tạo điều kiện cho ngƣời nghèo tiếp cận với các

dịch vụ xã hội cơ bản:

Chính sách hỗ trợ y tế cho ngƣời nghèo mới dừng lại ở việc cấp mua thẻ BHYT theo mệnh giá, riêng việc lập danh sách ngƣời nghèo để mua tại các cơ sở xã, huyện, tỉnh thì không đƣợc bố trí kinh phí dẫn đến thời gian lập danh sách kéo dài, chất lƣợng danh sách còn thấp nhƣ sai tên, sai địa chỉ, sai năm sinh nên phải chỉnh sửa lại nhiều.

Thứ ba, nhóm dự án nâng cao năng lực nhận thức, ý thức trách nhiệm của

các cấp, các ngành, các tổ chức và ngƣời dân đối với công tác giảm nghèo:

Định mức hỗ trợ đào tạo thấp, kinh phí hỗ trợ cho công tác truyền thông chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Các tài liệu, văn bản tuyên truyền hƣớng dẫn chƣa phong phú, trong khi đó nhu cầu thông tin về chủ trƣơng chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc đến cán bộ thôn, bản, hộ ngƣời nghèo là rất cần thiết nhƣng chƣa đƣợc đáp ứng.

Tổ chức thực hiện xóa đói giảm nghèo của các cấp chính quyền chưa hiệu quả. Ban chỉ đạo giảm nghèo chủ yếu mang tính kiêm nhiệm, đội ngũ cán bộ làm

công tác xóa đói giảm nghèo, nhất là đội ngũ cán bộ cấp xã, phƣờng trực tiếp làm công tác giảm nghèo năng lực còn nhiều hạn chế, chƣa đƣợc tập huấn kỹ càng.

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng còn mang tính thụ động, dựa hoàn toàn vào kế hoạch, nguồn vốn của Trung ƣơng.

Công tác soạn thảo văn bản hƣớng dẫn thực hiện đến cấp huyện, xã còn chậm, ban chỉ đạo giảm nghèo các huyện tổ chức thực hiện văn bản giảm nghèo còn nhiều lúng túng.

Quy chế hoạt động của Ban giảm nghèo ở một số địa phƣơng còn sơ sài, chung chung, không có sự phân công trách nhiệm và phối hợp công tác trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Việc giao chỉ tiêu giảm hộ nghèo đến tận cấp xã đã gây ra áp lực về thành tích cho cán bộ giảm nghèo cấp xã, dẫn đến hiện tƣợng số liệu báo cáo có nơi không trung thực.

Chất lượng, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá còn thấp

Qua kiểm tra, giám sát đánh giá của Ban chỉ đạo giảm nghèo Hà Giang về các hoạt động của Chƣơng trình giảm nghèo cho thấy: Nhiều nơi, Ban chỉ đạo giảm nghèo bị khoán trắng cho việc tổng hợp số liệu nhƣng không có quyền trong việc tham gia phân bổ các chƣơng trình, dự án giảm nghèo dẫn tới việc theo dõi kiểm tra còn mang tính hình thức, chƣa thƣờng xuyên, còn chung chung, chƣa tạo đƣợc ý thức trách nhiệm của các cấp về thực hiện nội dung này. Một vấn đề khác đáng quan tâm đó là việc rà soát, đánh giá hộ nghèo hàng năm. Đây là phần việc hết sức quan trọng, qua đó có thể đánh giá đƣợc hiệu quả của xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, Ban chỉ đạo giảm nghèo các huyện, thành phố đều không xây dựng đƣợc dự toán kinh phí cho công tác này. Vì vậy không có kinh phí để thực hiện trong khi đây cũng là một hợp phần quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo, từ đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng rà soát hộ nghèo hàng năm.

- Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân khách quan:

Hà Giang là một tỉnh miền núi, biên giới, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, có xuất phát điểm nền kinh tế thấp, chủ yếu mang tính nhỏ lẻ chƣa xây dựng đƣợc vùng chuyên canh lớn, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất

nhiều vào điều kiện tự nhiên. Trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán sản xuất của đại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chƣa đƣợc đổi mới, trình độ canh tác lạc hậu, thấp kém. Các tệ nạn xã hội có xu hƣớng diễn biến phức tạp, nhất là ở các xã biên giới song chƣa có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả.

Nguyên nhân chủ quan:

Công tác tuyên truyền tuy đa dạng về hình thức, nhƣng mới chỉ đến đƣợc với cán bộ thôn bản, nhiều nơi chƣa đến đƣợc với ngƣời nghèo, hộ nghèo. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo chƣa đạt yêu cầu. Thiếu các mô hình sản xuất hiệu quả, việc nhân rộng các mô hình điển hình chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa tạo đƣợc nhiều vùng sản xuất hàng hoá để ngƣời nghèo tham gia; công tác dạy nghề cho nông dân, cho ngƣời nghèo chƣa đƣợc coi trọng, hệ thống dạy nghề và công tác khuyến nông, khuyến lâm, hƣớng dẫn cách làm ăn còn chung chung chƣa sát với thực tế địa phƣơng.

Đầu tƣ xây dựng hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất cho các xã nghèo chƣa có quy hoạch tổng thể và chƣa đầu tƣ đúng mức. Việc huy động nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo còn nhiều hạn chế.

Một số cán bộ cấp uỷ chính quyền, đoàn thể, ở cơ sở thiếu sự quyết liệt trong chỉ đạo, triển khai thực hiện chƣơng trình, đặc biệt là công tác rà xoát, theo dõi đối tƣợng nghèo; thiếu quan tâm bố trí đào tạo, bồi dƣỡng, động viên đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, nhiều nơi còn giao khoán cho cán bộ văn hoá xã hội. Việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện triển khai các chính sách giảm nghèo của Nhà nƣớc còn nhiều hạn chế. Còn nhiều hộ nghèo, ngƣời nghèo có tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nƣớc, lƣời lao động, không có ý thức phấn đấu vƣơn lên thoát nghèo.

Để thoát nghèo thì trƣớc tiên là việc của ngƣời nghèo, Nhà nƣớc không dùng biện pháp cứu trợ trực tiếp đơn thuần, sẽ dấn đến sự ỷ lại của ngƣời nghèo, xã nghèo, huyện nghèo. Phải để ngƣời nghèo, xã nghèo, huyện nghèo tự khơi dậy tiềm năng của mình kết hợp với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nƣớc, cố gắng dần dần vƣơn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, ý thức tự vƣơn lên thoát nghèo của một bộ phận hộ nghèo còn thấp, còn tƣ tƣởng trông trờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nƣớc. Nhiều

hộ nghèo không muốn ra khỏi danh sách hộ nghèo, mà đăng ký xin vào diện nghèo để đƣợc thụ hƣởng các chính sách trợ giúp của Nhà nƣớc. Một số hộ nghèo còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn, nên khi vay vốn thì không phát huy đƣợc hiệu quả của vốn, thậm chí không hoàn trả đƣợc vốn vay. Nhiều hộ nghèo ở nông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xóa đói giảm nghèo ở các huyện biên giới của tỉnh Hà Giang (Trang 73 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)