CHƢƠNG 3 VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY VDC
3.1. Giới thiệu về Công ty VDC – thành viên của VNPT
3.1.1. VNPT và văn hóa VNPT
3.1.1.1. Giới thiệu về VNPT
Một số thông tin cơ bản:
− Tên đầy đủ: Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam
− Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Posts and Telecommunications Group (VNPT) − Lĩnh vực kinh doanh chính:
+ Dịch vụ VT-CNTT và truyền thông đa phƣơng tiện;
+ Khảo sát, tƣ vấn, thiết kế, lắp đặt, khai thác, bảo dƣỡng, sửa chữa, cho thuê các công trình VT-CNTT;
+ Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất, phân phối thiết bị, sản phẩm VT- CNTT;
+ Dịch vụ tài chính trong lĩnh vực VT-CNTT và truyền thông đa phƣơng tiện; Tháng 1/2006, theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, VNPT chính thức trở thành Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam thay thế cho mô hình Tổng công ty cũ, với chiến lƣợc phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế chủ lực của Việt Nam, kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong đó Bƣu chính - Viễn thông - CNTT là nòng cốt. Ngày 24/6/2010, Công ty mẹ - Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm Hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu theo quyết định số 955/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Trong gần 70 năm năm xây dựng, phát triển và gắn bó trên thị trƣờng viễn thông Việt Nam, VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của ngành Bƣu chính, Viễn thông
Việt Nam, vừa là tập đoàn có vai trò chủ chốt trong việc đƣa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển Bƣu chính Viễn thông nhanh nhất thế giới. Với hơn 50 nghìn cán bộ công nhân viên, hạ tầng công nghệ viễn thông tiên tiến, mạng lƣới dịch vụ phủ sóng toàn bộ 64 tỉnh thành trên cả nƣớc, VNPT hiện là nhà cung cấp dịch vụ bƣu chính, viễn thông số 1 tại Việt Nam, phục vụ hơn 60 triệu thuê bao di động, gần 10 triệu thuê bao điện thoại cố định và khoảng hàng chục triệu ngƣời sử dụng Internet.
VNPT đƣợc tổ chức theo cơ cấu bao gồm:
− VNPT các địa phƣơng trên khắp 3 miền đất nƣớc (25 tỉnh miền Bắc, 22 tỉnh miền Nam và 17 tỉnh miền Trung)
− Các công ty trực thuộc: Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone; Công ty viễn thông quốc tế VNPTI; Công ty viễn thông liên tỉnh VTN; Công ty điện toán và truyền số liệu VDC; Công ty phần mềm và truyền thông VASC; Báo điện tử VNMedia.
3.1.1.2. Giới thiệu văn hóa VNPT
Xác định đƣợc tầm quan trọng của VHDN và đặc thù của VNPT, từ năm 2009, VNPT đã bắt tay triển khai phƣơng án xây dựng VHDN, bắt đầu từ văn hóa của khối cơ quan Tập đoàn, mục tiêu là nhằm hình thành một văn hóa tổ chức phù hợp, hỗ trợ đắc lực và hiệu quả cho hoạt động SXKD của cơ quan Tập đoàn nói riêng, phát huy đƣợc năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả các thành viên, từ đó nhân rộng mô hình quản lý tiên tiến và những giá trị văn hóa tới khắp các đơn vị thành viên và toàn thể CBNV Tập đoàn.
Sau gần 5 năm triển khai biên soạn, ngày 19/5/2014, Tập đoàn và Công đoàn Bƣu điện Việt Nam chính thức tổ chức Lễ Ra mắt bộ Tài liệu Văn hóa VNPT gồm 6 sản phẩm:
truyền thống, giá trị cốt lõi, lời hứa và cam kết của VNPT với hình thức thể nhỏ gọn, dễ sử dụng, dễ hiểu, dễ nhớ.
− Dẫn nhập Văn hóa VNPT – sản phẩm đầy đủ nhất nhằm dẫn giải cụ thể, chi tiết nội dung của Sổ tay Văn hóa VNPT.
− Cẩm nang Văn hóa VNPT - hệ thống hóa và số hóa 119 văn bản liên quan đến lĩnh vực VHDN đã đƣợc Tập đoàn ban hành, là cơ sở pháp lý để CBNV Tập đoàn tra cứu, nghiên cứu trong việc triển khai thực hiện VHDN.
− Website Văn hóa VNPT – trang thông tin điện tử tích hợp Bộ Tài liệu văn hóa VNPT và là diễn đàn trao đổi thông tin về VHDN nói chung, văn hóa VNPT nói riêng...
− Giáo trình điện tử Văn hóa VNPT – Các bài giảng giới thiệu về văn hóa VNPT bằng hình ảnh nhằm làm sinh động hơn các nội dung về văn hóa VNPT.
− Quy tắc ứng xử nội bộ VNPT - quy định cách ứng xử của các đơn vị trong Tập đoàn và CBCNV Tập đoàn nhằm duy trì, củng cố và phát huy những chuẩn mực văn hóa VNPT trên mọi mặt.
Một số nội dung chính, quan trọng trong Sổ tay VNPT đƣợc công bố: − Slogan: VNPT - Cuộc sống đích thực
− Logo VNPT mô phỏng chuyển động của vệ tinh xoay quanh địa cầu, vẽ nên hình chữ V là chữ cái đầu tiên trong tên viết tắt VNPT. Sự uyển chuyển của hình khối kết hợp ngôn ngữ âm dƣơng thể hiện sự vận động không ngừng của thông tin, sự bền vững cùng sự hội nhập thế giới với khoa học và công nghệ hiện đại. − Sứ mệnh: kết nối mọi ngƣời
− Tầm nhìn: Số 1 Việt Nam – Ngang tâm thế giới.
− 5 giá trị cốt lõi của văn hóa VNPT: + Tinh thần VNPT. + Truyền thống VNPT. + Sức mạnh VNPT. + Chuẩn mực VNPT. + Trách nhiệm VNPT.
3.1.2. Giới thiệu về Công ty VDC
3.1.2.1. Sơ lược về Công ty VDC
Công ty Điện toán và Truyền Số liệu (VDC) là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), là đơn vị hạch toán kinh tế trong khối Thông tin Bƣu điện, có quyền tự chủ về SXKD, có tƣ cách pháp nhân đƣợc mở tài khoản ở Ngân hàng, có con dấu theo tên gọi để giao dịch.
− Tên đầy đủ : Công ty Điện toán và truyền số liệu.
− Tên tiếng Anh: Vietnam Datacommunication Company.
− Trụ sở: Tòa nhà Internet, Lô 2A Làng quốc tế Thăng Long, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Trong nhiều năm qua, VDC luôn là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực Internet, truyền số liệu và công nghệ thông tin tại Việt Nam với hạ tầng mạng lớn, các dịch vụ đa dạng và công tác chăm sóc khách hàng đƣợc đánh giá cao. VDC đã đạt nhiều giải thƣởng của các đơn vị uy tín nhƣ :
− Giải thƣởng cho nhà cung cấp dịch vụ Internet tốt nhất cho các năm 2007, 2008, 2009 của Vietnam ICT Award & IDG.
− Doanh nghiệp Internet chăm sóc khách hàng tốt nhất.
− Giải thƣởng ASEAN “Doanh nghiệp uy tín – Phát triển bền vững” năm 2012 − Giải thƣởng Sao Khuê năm 2013 cho Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
VNPT-CA của VDC.
3.1.2.2. Những mốc sự kiện chính:
− Năm 1974, Trạm máy tính thuộc vụ Kế toán và Thống kê đƣợc thành lập theo quyết định số 539/QĐ, ngày 02 tháng 07 nǎm 1974 có nhiệm vụ tính toán các số liệu theo nhiệm vụ của Vụ Kế toán và Thống kê.
− Nǎm 1976, Tổng cục Bƣu điện có quyết định số 277/QĐ thành lập Trung tâm máy tính Bƣu điện Hội sở chính đặt tại 125 Hai Bà Trƣng Quận I TP.Hồ Chí Minh, trực thuộc Tổng cục Bƣu điện. Đây là một trong những trung tâm máy tính đầu tiên của cả nƣớc. Nhiệm vụ của Trung tâm là tiếp tục triển khai ứng dụng vào các nghiệp vụ của ngành Bƣu điện.
− Năm 1979, tổ chức máy tính toàn ngành Bƣu điện đƣợc thống nhất theo Quyết định số 2737-QĐ của Tổng cục Bƣu điện, theo đó trạm máy tính thuộc vụ Kế toán Thống kê đƣợc chuyển giao cho Trung tâm máy tính Bƣu điện quản lý. − Nǎm 1986, Tổng cục Bƣu điện có quyết định số 69/QĐ-TCCB về việc tổ chức
lại Trung tâm máy tính Bƣu điện: Giải thể Trung tâm máy tính Bƣu điện trực thuộc Tổng cục Bƣu điện, cơ sở 1 của Trung tâm Máy tính (đầu thành phố Hồ Chí Minh) thành công ty Điện toán đặt trực thuộc Bƣu điện Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở 2 của Trung tâm Máy tính (đầu Hà nội) thành công ty Điện toán đặt trực thuộc Bƣu điện Hà nội.
− Ngày 06 tháng 05 nǎm 1988, Trung tâm Thống kê và Tính toán Bƣu điện ra đời theo quyết định số 522/QĐ-TCCB trên cơ sở hợp nhất công ty Điện toán thuộc Bƣu điện thành phố Hà nội với bộ phận kế toán nghiệp vụ Bƣu chính Viễn thông
− Ngày 06 tháng 12 nǎm 1989, theo quyết định số 1216-TCCB-LĐ của Tổng cục Bƣu điện, Trung tâm Thống kê và Tính toán Bƣu điện chuyển thành Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC), mở rộng phạm vi hoạt động trên địa bàn cả nƣớc
− Ngày 28 tháng 11 nǎm 1995, thành lập Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I (VDC1) có trụ sở đặt tại 75 Đinh Tiên Hoàng (HN) và Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực III (VDC3) có trụ sở đặt tại 12 Lê Thánh Tông (Đà Nẵng).
− Ngày 25 tháng 11 nǎm 1997, thành lập Trung tâm Dịch vụ Gia tǎng Giá trị (VASC) trụ sở tại 258 Bà Triệu.
− Ngày 02 tháng 07 nǎm 1990, quyết định số 265/QĐ-TCCB-LĐ, Tổng công ty BCVT VN giao thêm cho VDC nhiệm vụ truyền báo bằng phƣơng thức viễn ấn trên phạm vi cả nƣớc
− Ngày 11 tháng 12 nǎm 1990, quyết định số 968 QĐ/TCCB-LĐ, Tổng Giám đốc Tổng công ty giao cho VDC nhiệm vụ truyền báo Nhân dân và Quân đội Nhân dân kể từ ngày 01 tháng 01 nǎm 1991.
− Ngày 01 tháng 03 nǎm 1991 hai tờ báo Nhân dân và Quân đội Nhân dân lần đầu tiên sắp chữ bằng điện tử, truyền báo bằng phƣơng thức viễn ấn trên mạng truyền số liệu, đƣợc phát hành đồng thời tại ba thành phố lớn: TP-Hà nội, TP-Hồ Chí Minh và TP-Đà nẵng. Ngày 20 tháng 06 nǎm 1991 hai tờ báo Nhân dân và Quân đội Nhân dân cũng đƣợc truyền bǎng phƣơng thức viễn ấn trên mạng truyền số liệu và in tại TP-Cần thơ.
− Nǎm 1992 Tổng công ty Bƣu chính viễn thông Việt Nam giao cho VDC làm chủ đầu tƣ xây lắp công trình tổng đài truyền số liệu chuyển mạch gói VIETPAC − Ngày 12 tháng 03 nǎm 1993, quyết định số 182/ QĐ-VT, Tổng cục trƣởng Tổng
pages (những trang vàng).
Hiện nay VDC đang quản lý và khai thác mạng trục Internet Việt Nam kết nối trực tiếp với xa lộ Internet quốc tế qua 3 cổng quốc gia đặt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
3.1.2.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Công ty VDC đƣợc tổ chức thành 2 khối:
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức Công ty VDC − Khối văn phòng Công ty với các phòng ban chức năng.
trung tâm đƣợc phân công kinh doanh các mảng dịch vụ khác nhau hoặc phân chia theo khu vực địa lý hoạt động riêng:
+ Trung tâm VDC1 nghiên cứu và kinh doanh các dịch vụ truyền dẫn, hóa đơn điện tử.
+ Trung tâm VDC Online nghiên cứu và kinh doanh các dịch vụ datacenter, nội dung số …
+ Trung tâm VDCIT nghiên cứu và kinh doanh các dịch vụ phần mềm.
+ Trung tâm VDC Training phụ trách công tác đào tạo nội bộ và kinh doanh các hoạt động đào tạo CNTT.
+ Trung tâm VDC3 phụ trách kinh doanh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
+ Trung tâm VDC2 phụ trách kinh doanh khu vực miền Nam.
Hiện Công ty VDC có tổng cộng 1009 nhân viên ký hợp đồng lao động chính thức (thời hạn 6 tháng trở lên) trong đó có 606 nam và 403 nữ. Các chức danh quản lý gồm 15 trƣởng, phó công ty và trung tâm, 58 trƣởng phòng (ban), 64 phó phòng (ban).
3.1.2.4. Chiến lược
− Phát triển SXKD:
+ Đầu tƣ và mở rộng năng lực mạng lƣới nhằm cung cấp sản phẩm – dịch vụ cho khách hàng thuộc các vùng miền khác nhau trên cả nƣớc.
+ Đa dạng hoá và tích hợp các sản phẩm - dịch vụ, đồng thời mở rộng liên kết với những môi trƣờng cung cấp dịch vụ khác (môi trƣờng phi công nghệ, môi trƣờng thƣơng mại…)
+ Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm - dịch vụ, góp phần khẳng định uy tín và đẳng cấp của một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực
Internet, truyền số liệu và công nghệ thông tin tại Việt Nam
+ Hợp tác mạnh mẽ với các đối tác trong và ngoài nƣớc, tiến tới mở rộng quy mô ra khắp thị trƣờng thế giới.
− Trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng:
+ Hoạt động thăm nom ốm đau, hiếu hỉ của CBNV trong công ty đều đƣợc thông báo trên trang tin nội bộ và công đoàn cử địa diện tham gia, hỗ trợ kinh tế theo mức quy định.
+ Hoạt động thăm hỏi đối với những cán bộ hƣu trí từng có thời gian công tác lâu năm tại công ty.
+ Đóng góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt, đồng bào ở vùng sâu, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
+ Giữ vai trò điều tiết, kích cầu và định hƣớng tiêu dùng cho thị trƣờng cung cấp dịch vụ Internet, truyền số liệu và công nghệ thông tin tại Việt Nam.
+ Phát triển cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin ở các vùng miền khác nhau trong cả nƣớc, đặc biệt là các khu vực miền núi, hải đảo xa xôi. − Xây dựng năng lực và VHDN:
+ Thƣờng xuyên quan tâm đến các kỳ vọng chính đáng của ngƣời lao động; xây dựng một môi trƣờng và cơ chế làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên trong công ty có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân.
+ Từng bƣớc xây dựng một văn hoá doanh nghiệp có bản sắc dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, qua đó hình thành một tập thể vững mạnh với những con ngƣời có ích cho xã hội.
Doanh thu của VDC liên tục tăng trƣởng qua các năm. Khi mới thành lập, năm 1989, doanh thu mới chỉ 150 triệu đồng, nhƣng đến năm 2009, với doanh thu 1.002 tỷ đồng, VDC tự hào trở thành thành viên câu lạc bộ doanh nghiệp ngàn tỷ. Tuy nhiên doanh thu đang tăng chậm lại, thậm chí năm 2014 giảm so với 2013. Ngoài ra chỉ số lợi nhuận/ doanh thu giảm qua các năm.
Hình 3.2. Doanh thu và lợi nhuận Công ty VDC qua các năm (Nguồn: Báo cáo SXKD Công ty VDC năm 2011, 2012, 2013, 2014)(đơn vị: tỷ đồng).
Doanh thu kinh doanh một số dịch vụ Internet, viễn thông truyền thống của VDC đã và đang có xu hƣớng sụt giảm. Chẳng hạn, dịch vụ Internet trực tiếp trong năm 2013 và 2014 chỉ tăng 7% và 3% so với năm trƣớc đó, VDC tuy vẫn giữ số 1 về thị phần ở Việt Nam, nhƣng đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi các dịch vụ thay thế giá rẻ nhƣ FTTx và các đối thủ cạnh tranh nhƣ Viettel, FPT, CMC. Tỷ lệ khách hàng cắt hủy cao (khoảng 60% khách hàng mới) khiến VDC phải liên tục giảm giá dịch vụ để giữ khách hàng, ảnh hƣởng tới doanh thu.
Hoặc trong nhóm dịch vụ VOIP, với dịch vụ thoại quốc tế chiều về, tổng dung lƣợng thị trƣờng có xu hƣớng sụt giảm bắt đầu từ tháng 6/2013 do khách hàng tiết giảm chi tiêu khi giá cƣớc tăng, nhiều ngƣời sử dụng dịch vụ thoại lậu, cộng thêm
sự "nở rộ" các dịch vụ OTT tác động mạnh đến sản lƣợng dịch vụ.
Để bù đắp, gia tăng doanh thu, Công ty phải tìm kiếm thêm dịch vụ giá trị gia tăng, nội hàm chất xám cao, tích hợp giải pháp Công nghệ thông tin – Internet. Nhóm dịch vụ giá trị gia tăng hiện chiếm tỷ trọng 22% tổng doanh thu dịch vụ của VDC.
Trong nhóm dịch vụ CNTT nổi bật là dịch vụ Chứng thực chữ ký số - VNPT CA. VDC là đơn vị đầu tiên đƣợc cấp phép cung cấp dịch vụ này vào năm 2009, tuy