Khắc phục nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 002 (Trang 105)

3.2.5 .Quản lý nguồn thu BHXH

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đối với doanh

4.2.4. Khắc phục nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Mức độ vi phạm pháp luật về đóng BHXH không chỉ dừng lại ở hiện tƣợng đóng không đủ số ngƣời thuộc diện tham gia BHXH hay đóng không đúng mức quy định mà còn nợ dây dƣa kéo dài tiền đóng BHXH, thậm chí có doanh nghiệp đã trích thu tiền BHXH của ngƣời lao động nhƣng lại không đóng BHXH cho họ. Tình

trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp và khiếu kiện giữa ngƣời lao động và chủ sử dụng lao động.

Việc các DN trốn, nợ đọng BHXH của ngƣời lao động đã ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của ngƣời lao động. Đã có khá nhiều lao động bị mất quyền lợi đƣợc hƣởng (hoặc chậm đƣợc hƣởng) các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, hƣu trí... do chủ sử dụng lao động chậm đóng hoặc không đóng BHXH cho họ.

Tìm hiểu về công tác thu BHXH ở khối các DNNQD, chúng tôi đƣợc biết: Hầu hết các DN đều có đông công nhân, lao động làm việc nên số tiền đóng BHXH đƣợc trích từ 8% mức lƣơng đóng BHXH của ngƣời lao động, do đó có DN chiếm dụng số tiền đóng BHXH cho ngƣời lao động lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng/tháng để đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, sinh lợi nhuận – trong bối cảnh nguồn vốn vay bị hạn chế. Nếu bị ngành BHXH nhắc nhở thì DN khất lần, trì hoãn, thậm chí đối phó bằng nhiều hình thức khác nhau. Có một số DN, khi ngƣời lao động đòi quyền lợi đƣợc hƣởng chế độ tham gia đóng BHXH thì DN vội vàng nộp “tạm” một phần BHXH đang nợ đọng để ngành bảo hiểm làm thủ tục thanh toán, chi trả cho ngƣời lao động. Sau khi vấn đề đƣợc giải quyết, DN lại tiếp tục chây ì, trốn, nợ đóng BHXH.

Vấn đề các DN nợ đọng, thậm chí là trốn đóng BHXH cho ngƣời lao động nhiều năm liền là do ngành BHXH chỉ đƣợc giao thu tiền BHXH và phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, chứ không có quyền xử phạt DN. Theo quy định của pháp luật, mức phạt DN quá nhẹ, lãi nợ đọng tiền BHXH đƣợc tính tại thời điểm này là 11,86%/năm (thấp hơn lãi suất vay ngân hàng). Mức phạt thấp nhƣ vậy không đủ sức “răn đe” các DN, trong khi đó, các ngành chức năng chƣa có sự phối hợp đồng bộ nên nợ đọng BHXH ngày càng trở thành căn bệnh “trầm kha” khó chữa.

Tính đến đầu tháng 12/2013 BHXH tỉnh Thanh Hóa đã khởi kiện đối với 4 đơn vị là: Công ty CP Xây dựng K2, nợ 1,7 tỷ đồng; Công ty CP Xây dựng 1, nợ 400 triệu đồng; Công ty CP Xây dựng thủy lợi giao thông Lam Kinh, nợ 300 triệu

đồng; Công ty Đầu tƣ và Xây dựng công trình giao thông 838, nợ 1,3 tỷ đồng. Hiện, đã có 4 đơn vị buộc phải nộp số tiền nợ đọng BHXH cho cơ quan BHXH Thành phố theo quy định.

Thực tế nợ đọng BHXH trong những năm qua đã tạo nên vòng luẩn quẩn, có thể khái quát là: ngƣời lao động đến tuổi nghỉ hƣu chờ sổ hƣu-sổ hƣu chờ BHXH- BHXH chờ doanh nghiệp nộp tiền-doanh nghiệp nợ BHXH thì nhiều lý do và cuối cùng ngƣời lao động chịu thiệt thòi. Có thể phân các doanh nghiệp nợ BHXH theo hai nhóm, trên cơ sở đó có biện pháp xử lý phù hợp:

- Nhóm thứ nhất: đó là các doanh nghiệp thực sự khó khăn, nhƣ các doanh nghiệp ngành giao thông, xây dựng, các doanh nghiệp trong danh sách chuyển đổi, sắp xếp, giải thể...đặc thù của nhóm này là khi công trình hoàn thành mới đƣợc quyết toán, hoặc khi hình thành tổ chức mới hay khi Toà án tuyên bố phá sản... lúc đó doanh nghiệp mới có nguồn đóng BHXH.

- Nhóm thứ hai: những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định, ngƣời lao động có việc làm thƣờng xuyên, nhƣng cố tình nợ đọng BHXH dây dƣa kéo dài, lạm dụng quỹ BHXH, vi phạm quyền lợi của ngƣời lao động.

Để hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH, cần tập trung vào nhóm hai với việc thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, xử phạt nghiêm minh vi phạm về BHXH, nâng cao mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT, nâng mức tính lãi chậm đóng BHXH cao hơn lãi suất vay Ngân hàng. Sau khi xử phạt, nếu đơn vị tiếp tục vi phạm thì phải có chế tài mạnh đó là xử lý hình sự, phong tỏa tài khoản tại Ngân hàng...

Hiện nay mức phạt BHXH, BHYT quá thấp, mỗi doanh nghiệp nợ BHXH hàng tỷ đồng, trong khi mức phạt tối đa chỉ 75 triệu đồng. Do vậy, nhiều doanh nghiệp lớn, nợ hàng tỷ đồng sẵn sàng nộp phạt. Thực tế có những doanh nghiệp đã bị phạt hành chính nhƣng một thời gian sau quay lại kiểm tra vẫn tiếp tục nợ đọng, vi phạm pháp luật BHXH. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật, mức tính lãi do đơn vị nợ đọng tiền BHXH hiện nay thấp hơn lãi suất vay ngân hàng. Mức phạt thấp nhƣ vậy không đủ sức “răn đe” các DN, trong khi đó, các ngành chức năng

chƣa có sự phối hợp đồng bộ nên nợ đọng BHXH ngày càng trở thành căn bệnh “trầm kha” khó chữa. Chính vì vậy, cần có chế tài đủ mạnh, cần đƣa hành vi cố tình nợ BHXH của chủ DN là hành vi cấu thành tội phạm hình sự, nâng mức xử phạt hành chính tƣơng ứng số tiền nợ BHXH. Đồng thời, tăng cƣờng thanh kiểm tra việc ký kết hợp đồng lao động và đóng BHXH cho NLĐ ở các DN.

Hai là, ban hành các Văn bản phối hợp giữa cơ quan BHXH với ngành LĐTB&XH, LĐLĐ địa phƣơng, thông qua hình thức xây dựng Quy chế phối hợp thực hiện chính sách, chế độ BHXH cho ngƣời lao động. Để đảm bảo cơ sở pháp lý trong phối hợp thực hiện, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bên cần có hƣớng dẫn hoặc có sự hiệp y của cơ quan quản lý cấp trên về Quy chế đó, nhƣ BLĐTB&XH, BHXH Việt Nam và TLĐLĐ Việt Nam. Đây là ba cơ quan có mối quan hệ mật thiết, trực tiếp đến việc thực hiện chính sách BHXH: Bộ LĐTB&XH thực hiện quản lý nhà nƣớc, BHXH Việt nam là cơ quan thực hiện và Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện giám sát, đặc biệt phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, đặc biệt TLĐLĐ Việt Nam giám sát chặt chẽ trong việc hình thành và hoạt động của các Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp trốn, nợ BHXH để Công đoàn ở cơ sở có chỗ dựa vững chắc bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của ngƣời lao động.

Xây dựng văn bản liên tịch với Ngân hàng hoặc Kho bạc để thực hiện việc trích nộp BHXH và lãi của số tiền nợ BHXH từ tài khoản của doanh nghiệp hoặc phong toả tài khoản đến khi doanh nghiệp nộp đủ tiền nợ BHXH theo quy định của pháp luật.

Ba là, gắn chặt chẽ công tác thu nộp BHXH với việc cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT và thực hiện chế độ BHXH

Thu-cấp Sổ, Thẻ-giải quyết hƣởng các chế độ BHXH là các khâu nghiệp vụ có quan hệ mật thiết, không tách rời nhau. Trong đó, khâu sau là hệ quả của khâu trƣớc và khâu trƣớc là cơ sở, làm điều kiện, tiền đề của khâu sau. Trong quản lý BHXH, thì đóng BHXH của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động là các yếu tố đầu vào. Việc cấp sổ BHXH là để ghi nhận tiền đóng, thời gian đóng BHXH, làm

cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH. Đồng thời với cấp sổ BHXH là cấp thẻ BHYT làm cơ sở thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho ngƣời lao động khi đi khám chữa bệnh. Giải quyết các chế độ, đảm bảo quyền lợi thụ hƣởng BHXH của ngƣời lao động gắn liền với quá trình đóng BHXH; đây là khâu cuối cùng, nhƣ là yếu tố đầu ra của quá trình tái sản xuất xã hội của từng ngƣời lao động.

Phối hợp chặt chẽ, tuần tự theo đúng quy trình trên, là biện pháp ràng buộc để quản lý thu BHXH đƣợc đảm bảo theo đúng các quy định của Nhà nƣớc. Ngƣời lao động có đóng BHXH thì đƣợc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, đóng đến đâu, mức đóng nhƣ thế nào thì đƣợc xác nhận trên sổ BHXH và thời hạn giá trị sử dụng trên thẻ BHYT tƣơng ứng với thời gian đóng. Căn cứ vào sổ BHXH cơ quan BHXH thực hiện giải quyết các chế độ BHXH khi có phát sinh. Nhƣ vậy, ngƣời lao động mặc dù hết tuổi lao động, đã đóng đầy đủ BHXH, nhƣng chủ sử dụng lao động còn nợ tiền đóng BHXH thì vẫn không đƣợc giải quyết các chế độ BHXH. Với những quy định nhƣ trên sẽ nâng cao vai trò trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động đối với ngƣời lao động. Đây là trách nhiệm mang tính cộng đồng, nhằm ràng buộc ngƣời sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đầy đủ cho toàn bộ số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, cơ quan BHXH mới thực hiện các chế độ cho ngƣời lao động.

Bốn là, cán bộ chuyên quản thu cần tích cực xuống các đơn vị để đối chiếu và đôn đốc thu nợ. Kịp thời tổng hợp số liệu thu để thƣờng xuyên theo dõi số đơn vị nợ đọng, phân loại nợ nhằm có biện pháp xử lý thu nợ BHXH, chẳng hạn khi phát hiện nợ gối đầu thì phải đôn đốc, nhắc nhở để ngƣời sử dụng lao động đóng đúng kỳ, đủ số lƣợng. Khi phát hiện nợ chậm đóng thì đôn đốc, nhắc nhở bằng văn bản và khi thấy nợ tồn đọng phải báo cáo với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật Lao động, pháp luật BHXH. Sau khi đã xử phạt mà đơn vị vẫn cố tình không nộp BHXH thì tiếp tục khởi kiện ra tòa án dân sự để xử lý trƣớc pháp luật.

Năm là, cần có các quy định đồng bộ và đủ mạnh, đặc biệt hoàn thiện hệ thống luật pháp. Vì hiện nay, các doanh nghiệp nợ đọng BHXH có thể kéo dài triền miên, trong khi cùng khoản tiền nhƣ vậy, thậm chí chỉ bằng 1/10 đối với thuế đã bị khép vào tội trốn thuế. Vậy, nên quy định trốn đóng, nợ đóng BHXH là một tội danh để xử lý hình sự. Trong bối cảnh khi chúng ta phát triển một nền kinh tế dựa trên rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau, bên cạnh đó bộ máy quản lý của chúng ta, tuy đã có hệ thống luật pháp, nhƣng vẫn cần đƣợc hoàn thiện thêm, đặc biệt với hệ thống quản lý để làm sao công tác thu nộp BHXH đƣợc thực hiện một cách tốt nhất.

4.2.5. Ci tiến phương thức quản lý thu bảo hiểm xã hội

Luật BHXH có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 với nhiều thay đổi cơ bản, do vậy cần nhanh chóng cải tiến phƣơng thức quản lý BHXH, trƣớc hết tập trung nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện các quy định về tổ chức phối hợp trong hoạt động thu BHXH và đổi mới phƣơng thức phục vụ của BHXH tỉnh Thanh Hóa.

- Cải cách hành chính trong quản lý thu bảo hiểm xã hội

Cải cách hành chính trong hoạt động BHXH nói chung và trong quản lý thu BHXH nói riêng theo hƣớng chuyển từ tác phong hành chính sang tác phong phục vụ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính cấp thiết của toàn ngành.

Cải cách hành chính là một chƣơng trình tổng thể gồm 4 nội dung cơ bản, từ cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công. Trong đó cải cách thủ tục hành chính mà cụ thể là thực hiện cơ chế " một cửa" làm khâu đột phá không những trong thực hiện chế độ, chính sách mà có tác dụng quan trọng trong quản lý thu BHXH. Tổ chức theo mô hình mới này thay cho việc bố trí từng khâu công việc theo mô hình cũ, ngƣời sử dụng lao động muốn làm việc với cơ quan BHXH phải qua rất nhiều cung đoạn: Trƣớc hết phải vào bộ phận thu để đăng ký danh sách lao động và tổng quỹ tiền lƣơng đóng BHXH cho ngƣời lao động; nếu đang tham gia đóng BHXH thì kiểm tra, xác nhận kết quả đóng BHXH làm cơ sở để giải quyết các chế độ theo quy trình: nếu

giải quyết chế độ BHXH thì gặp Phòng Chế độ BHXH; muốn cấp sổ BHXH, thẻ BHYT thì gặp phòng Cấp sổ, thẻ, ... Khi thực hiện theo cơ chế "một cửa" thì chỉ cần đến "Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả". Có thể khái quát mô hình "một cửa" nhƣ sau: Đơn vị sử dụng lao động, ngƣời lao động chỉ cần nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết của cơ quan BHXH tại "Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả". Khi nhận hồ sơ, Phòng này kiểm tra kỹ và chỉ đƣợc hƣớng dẫn một lần, không đƣợc hƣớng dẫn nhiều lần và phải chịu trách nhiệm đảm bảo về chất lƣợng hồ sơ khi tiếp nhận là giải quyết đƣợc công việc, trả kết quả đúng hạn theo Phiếu hẹn. Nhƣ vậy, việc thẩm định giải quyết cụ thể sẽ do các phòng chức năng đảm nhận, ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động không tiếp xúc trực tiếp với cán bộ BHXH có trách nhiệm giải quyết công việc. Thực hiện cơ chế này sẽ loại bỏ đƣợc nguyên nhân có thể dẫn đến các hiện tƣợng tiêu cực; đồng thời tạo đƣợc cơ chế kiểm soát chặt chẽ giữa các phòng chức năng, tạo thuận lợi cho ngƣời tham gia và thụ hƣởng quyền lợi BHXH.

Để thực hiện tốt mô hình “một cửa” cơ quan BHXH cần áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001 – 2008. Đây là cơ sở để BHXH tỉnh, BHXH huyện xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng của đơn vị theo quy định nhằm chuẩn hóa quy trình và phƣơng pháp làm việc, giảm phiền hà, minh bạch hóa quá trình giải quyết công việc, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc giải quyết thủ tục hành chính về BHXH, BHYT.

Bên cạnh đó, BHXH tỉnh cần nâng cấp Website thành Cổng thông tin điện tử để cung cấp kịp thời văn bản pháp luật BHXH, trả lời câu hỏi, thắc mắc của đơn vị sử dụng lao động, ngƣời lao động về chính sách BHXH nói chung và thu BHXH nói riêng ở trên mạng, đáp ứng kịp thời yêu cầu nắm bắt thông tin chính sách mới của Đảng, Nhà nƣớc và của Ngành, góp phần tuyên truyền, mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH. Ngoài ra cổng thông tin điện tử còn đáp ứng nhu cầu tra cứu, trao đổi thông tin, dữ liệu giữa đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH để giảm bớt phiền hà, thời gian đi lại của đơn vị tham gia BHXH. Với hệ thống này mỗi đơn vị tham gia BHXH đƣợc cung cấp một tài khoản dùng làm cơ sở trao đổi văn bản, khai báo dữ liệu thông qua giao dịch điện tử giúp cho công tác quản lý thu BHXH có

hiệu quả vƣợt trội mà còn đáp ứng yêu cầu thực hiện cải cách thủ tục hành chính một cách triệt để theo mô hình "một cửa”.

Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thu BHXH liên quan đến nghiệp vụ BHXH của nhiều phòng chức năng, có thể coi việc cải cách này mang tính đột phá và là nội dung cải cách cơ bản. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơ chế "một cửa" tại cơ quan BHXH cần thực hiện những giải pháp đồng bộ từ tƣ tƣởng, nhận thức và hành động vì nó đụng chạm trực tiếp đến quyền và trách nhiệm của cá nhân, từng phòng chức năng trong đơn vị, nhất là khi các thông tin cần thiết phục vụ cho việc điều hành thực thi nhiệm vụ đều phải công khai, minh bạch. Phải rà soát, điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ các phòng chức năng đảm bảo không chồng chéo, không bỏ sót, mỗi việc chỉ do một phòng chịu trách nhiệm chính, đồng thời có cơ chế phối hợp, kiểm soát giữa các phòng chức năng. Đây cũng chính là tác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 002 (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)