5. Kết cấu của luận văn
3.1 Đặc điểm của tỉnhThanh Hóa và BHXH tỉnh ảnh hƣởng đến quản lý thu BHXH bắt
BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, dân số, kinh tế - xã hội
3.1.1.1Đặc điểm tự nhiên và dân số
Thanh Hoá là tỉnh nằm ở cực Bắc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, cách Thủ đô Hà Nội 153km về phía Bắc, về phía Nam cách Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An 138 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Thanh Hoá Nằm ở vị trí từ 19,18o đến 20,40o vĩ độ Bắc; 104,22o đến 106,40o kinh độ Đông. Có ranh giới nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La. - Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An.
- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - CHDCND Lào. - Phía Đông giáp biển Đông.
Thanh hoá nằm trong vùng ảnh hƣởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi nhƣ: Đƣờng sắt xuyên Việt, đƣờng Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217, cảng biển nƣớc sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho lƣu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Thanh Hoá có sân bay Sao Vàng và quy hoạch mở thêm sân bay Thanh Hóa thuộc địa bàn 3 xã Hải Ninh, Hải An, Hải Châu huyện Tĩnh Gia phục vụ cho kinh tế Nghi Sơn và toàn tỉnh.
Thanh Hóa là tỉnh có dân số lớn thứ ba của Việt Nam hiện nay. Lịch sử hình thành và phát triển của xứ Thanh gắn liền với quá trình cộng cƣ của ngƣời Việt với ngƣời Mƣờng và các dân tộc khác. Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, Thanh Hóa có 3.400.239 ngƣời, đứng thứ ba Việt Nam, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong 10 năm từ 1999 đến 2009, quy mô dân số giảm 0,2 %, do số dân
tăng tự nhiên không thể bù đắp đƣợc số ngƣời chuyển đi làm ăn, sinh sống ở các tỉnh, thành phố khác [6].
Trong tổng dân số năm 2009, nữ giới có 1.717.067 ngƣời, dân số thành thị là 354.880 ngƣời. Mật độ dân số vào loại trung bình: giảm từ 310 ngƣời/km² (năm 1999) xuống 305 ngƣời/km² (năm 2009). Tỉ số giới tính (số nam trên 100 nữ) tăng từ 95,6 % (năm 1999) lên 98,0 % (năm 2009), tƣơng đƣơng với mức chung của cả nƣớc [6].
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, nhƣng chủ yếu có 7 dân tộc là Kinh, Mƣờng, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú. Ngƣời Kinh chiếm phần lớn dân số của tỉnh và có địa bàn phân bố rộng khắp, các dân tộc khác có dân số và địa bàn sống thu hẹp hơn, nhƣ ngƣời Khơ Mú chỉ sống chủ yếu ở 2 bản Đoàn Kết, xã Tén Tằn và Suối Lách, xã Mƣờng Chanh, huyện Mƣờng Lát.
Theo số liệu tại Niên giám thống kê 2014 của Tổng cục thống kê, đến năm 2014, tỉnh Thanh Hóa có dân số trung bình 3496,1 nghìn ngƣời; Diện tích 11126,5 km2; Mật độ dân số 314 ngƣời/km2 [42].
3.1.1.2 Đặc điểm Kinh tế - xã hội
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa cho thấy tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh trong năm qua vẫn gặt hái đƣợc nhiều thành công trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt khá và vƣợt mục tiêu đề ra; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, một số chỉ tiêu tăng cao so với cùng kỳ năm 2013. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế ƣớc đạt 11,2%, vƣợt mục tiêu đề ra, gấp hơn 2 lần so với bình quân chung của cả nƣớc (5,4%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực; tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản trong GDP chiếm 20%, giảm 1,4%; Công nghiệp – xây dựng chiếm 43,9%, tăng 1%; dịch vụ chiếm 36,1%, tăng 0,4%. GDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 1.180 USD, hoàn thành mục tiêu đề ra.
Tổng thu ngân sách ƣớc đạt 5.166 tỷ đồng, bằng 79% dự toán tỉnh giao, trong đó: thu nội địa (bao gồm cả tiền sử dụng đất) ƣớc đạt 4.851 tỷ đồng, vƣợt 5,9%; thu tiền sử dụng đất ƣớc đạt 965 tỷ đồng, vƣợt 0,9% dự toán tỉnh giao; có 7/13 khoản thu đạt và vƣợt mức kế hoạch gồm: thu từ doanh nghiệp FDI; thu từ DNNN trung ƣơng; thu phí, lệ phí; thu hoa lợi công sản và thu khác ngân sách. Chi ngân sách nhà nƣớc ƣớc đạt 21.064 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.
Lĩnh vực doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực; đã thành lập mới 1.056 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 4.617 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 18% về số doanh nghiệp và 16% về vốn đăng ký. Hoạt động của các doanh nghiệp bớt khó khăn hơn: trong tổng số 6.733 doanh nghiệp đang hoạt động, bình quân hàng tháng có 4.494 doanh nghiệp phát sinh doanh thu (chiếm 67%), trong đó: có 2.878 doanh nghiệp có lãi (chiếm 62%), tăng 6,4% so với cùng kỳ; 1.517 doanh nghiệp thua lỗ, chiếm 33% và giảm 14%. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp ƣớc đạt 76.650 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ; nộp ngân sách 2.913 tỷ đồng, chiếm 61% tổng thu nội địa (cùng kỳ là 57%), tăng 13,7% so với cùng kỳ; có 276 doanh nghiệp đăng ký tạm nghỉ kinh doanh đã hoạt động trở lại [6].
Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu thì trong lĩnh vực kinh tế cũng còn có một số khó khăn nhất định. Hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn; trong năm có 603 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 13,8% so với cùng kỳ; 3.600 lao động bị mất việc làm; năng lực cạnh tranh của hầu hết doanh nghiệp còn yếu, chƣa thích ứng kịp với những thay đổi của thị trƣờng. Việc tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc cho doanh nghiệp tuy đã đƣợc tập trung chỉ đạo nhƣng việc thực hiện có lúc, có nơi, có việc còn chậm và thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả chƣa cao.
Hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp; trồng cao su chƣa đạt kế hoạch; tình trạng nông dân bỏ ruộng có xu hƣớng tăng lên.
Nhiều dự án công nghiệp có tiến độ thực hiện chậm; có 9/34 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lƣợng giảm so với cùng kỳ. Tình trạng buôn bán hàng giả, hàng lậu, gian lận thƣơng mại, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm còn diễn ra; chất
lƣợng một số dịch vụ nhƣ vận tải, du lịch còn thấp, chƣa đáp ứng yêu cầu; cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là hàng gia công, sơ chế, giá trị gia tăng thấp.
Thị trƣờng bất động sản vẫn trầm lắng; hầu hết các dự án đầu tƣ phát triển đô thị triển khai chậm hoặc dở dang phải tạm dừng do khó khăn, ảnh hƣởng đến thu ngân sách của tỉnh và hoạt động của các doanh nghiệp.
Những hạn chế, tồn tại nêu trên có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của một số ngành, địa phƣơng chƣa thực sự sâu sát, cụ thể, thiếu trọng điểm, thiếu quyết liệt; trách nhiệm của ngƣời đứng đầu một số cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chƣa cao; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính chƣa nghiêm nhƣng không đƣợc xử lý đúng mức nên không có tác dụng răn đe, ngăn chặn; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của một số ngành, địa phƣơng, đơn vị chƣa nghiêm túc và kịp thời, ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh.
3.1.1.3 Tình hình văn hóa xã hội
Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; một số vấn đề xã hội bức xúc đƣợc giải quyết có hiệu quả; chính sách an sinh xã hội đƣợc thực hiện kịp thời, đầy đủ và đúng đối tƣợng.
Hoạt động khoa học công nghệ đƣợc triển khai theo hƣớng đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học vào sản xuất và đời sống; đã thực hiện 149 nhiệm vụ khoa học (10 nhiệm vụ cấp nhà nƣớc, 139 nhiệm vụ cấp tỉnh), nghiệm thu 23 nhiệm vụ. Công tác thanh tra, kiểm tra tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng đƣợc tăng cƣờng; đã thanh tra, kiểm tra 314 cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng, hàng gia dụng, phát hiện và xử lý 49 cơ sở vi phạm.
Hoạt động văn hóa, thông tin đã tập trung tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nƣớc, của tỉnh. Tổ chức thành công Lễ đón bằng Di tích quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh; tổng kết 15 năm thực hiện nghị quyết TW 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; công bố Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng. Phong trào xây dựng đời sống văn
hóa tiếp tục đƣợc quan tâm; trong năm có 136 làng, bản, khu phố, 574 cơ quan, doanh nghiệp đăng ký xây dựng đạt chuẩn văn hóa và 20 xã đăng ký xây dựng đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, đạt 100% kế hoạch đề ra.
Chất lƣợng giáo dục toàn diện tiếp tục đƣợc nâng lên, tỷ lệ học sinh THPT đỗ tốt nghiệp đạt 99,49%; kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2013 có 15 em đỗ thủ khoa; có 7 trƣờng THPT nằm trong tốp 200 trƣờng có điểm thi cao nhất cả nƣớc. Ngoài ra lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội, nhiều em đạt các thành tích cao trong các kỳ thi olympics Vật lý, tin học.
Ngành y tế đã tập trung nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh và y đức của cán bộ y tế; các bệnh viện tuyến tỉnh đã tiếp nhận 20 kỹ thuật chuyển giao từ tuyến trung ƣơng và chuyển giao 90 kỹ thuật chuyên sâu, bổ sung 1.146 danh mục kỹ thuật mới cho tuyến huyện. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc chú trọng hơn trƣớc.
Công tác dạy nghề và giải quyết việc làm đƣợc tập trung chỉ đạo; đào tạo nghề cho 66.500 lao đồng bằng 100% kế hoạch, tăng 7% so với cùng kỳ; giải quyết việc làm cho 60.000 lao động, bằng 100% kế hoạch, tăng 1,4% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu lao động 8.000 ngƣời; giải quyết chế độ thất nghiệp cho 10.800 lao động; tranh chấp lao động và đình công giảm. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chính sách ƣu đãi ngƣời có công; đã hỗ trợ 4.650 tấn gạo cứu đói cho các đối tƣợng có hoàn cảnh khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo giảm 3% so với cuối năm 2013[6].
3.1.2 Tổng quan về BHXH tỉnh Thanh Hóa
3.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Bảo hiểm Xã hội tỉnh Thanh Hóa đƣợc thành lập theo Quyết định số 137/QĐ- BHXH ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Theo chức năng,
nhiệm vụ đƣợc giao, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Thanh Hóa tổ chức thực hiện quản lý thu BHXH, BHYT và giải quyết chế độ, chính sách cho các đối tƣợng và ngƣời lao động, bao gồm các chế độ: Hƣu trí, tử tuất, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản, trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp và chế độ bảo hiểm y tế. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuy còn gặp những khó khăn nhất định do nhận thức của một bộ phận ngƣời sử dụng lao động về trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia BHXH, BHYT còn hạn chế và chƣa đồng đều, những áp lực về khối lƣợng công việc, đối tƣợng tham gia và thụ hƣởng chính sách nhiều, địa bàn quản lý rộng cùng với những tác động bất lợi do sự khó khăn, suy giảm của nền kinh tế đã ảnh hƣởng lớn đến việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh. Song, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo thƣờng xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ngành chức năng, thời gian qua, việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc ổn định chính trị - xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.
3.1.2.2Tổ chức bộ máy quản lý BHXH tỉnh Thanh Hóa
Căn cứ Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phƣơng, hệ thống tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Thanh Hóa gồm có 10 phòng chức năng, nghiệp vụ và 27 cơ quan BHXH huyện, thị xã, thành phố. Các phòng trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh có chức năng giúp giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng giám đốc.
Các phòng chức năng, nghiệp vụ có tƣ cách pháp nhân không đầy đủ, không có con dấu và tài khoản riêng và chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của giám đốc BHXH tỉnh. Đối với BHXH cấp huyện là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT, quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý
của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nƣớc của Uỷ ban nhân dân huyện. Bảo hiểm xã hội huyện có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
3.1.2.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Công tác quản lý thu BHXH do phòng Thu của BHXH tỉnh chịu trách nhiệm. Căn cứ Quyết định 4969/QĐ-BHXH ngày 10/11/2008 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chức năng thuộc BHXH tỉnh, phòng Thu có chức năng, nhiệm vụ sau:
Chức năng
Phòng Thu có chức năng giúp giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, thu bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), thu bảo hiểm y tế bắt buộc, thu bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế) của các đối tƣợng tham gia theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn
+ Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng và phân bố chỉ tiêu kế hoa ̣ch thu bảo hiểm xã hội, thu bảo hiểm y tế hàng năm cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện và phòng Thu trên cơ sở kế hoa ̣ch đã đƣợc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao.
+ Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo kế hoạch.
+ Kiểm tra, đối chiếu danh sách các đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thẩm định và tổng hợp số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+ Tổ chức thẩm định hồ sơ đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. + Hƣớng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện kế hoa ̣ch thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với Bảo hiểm xã hội huyện và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
+ Thực hiện chƣơng trình cải cách hành chính của ngành. + Tổng hợp, thống kê, báo cáo theo quy định.
+ Tham gia thông tin, tuyên truyền chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+ Tham gia đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ.
+ Quản lý, sử dụng công chức, viên chức và tài sản của phòng.
Hiện nay, tổ chức bộ máy phòng Thu BHXH tỉnh đƣợc biên chế 11 cán bộ, trong đó có 01 Trƣởng phòng và 02 Phó Trƣởng phòng. Ngoài việc tổ chức triển