5. Kết cấu của luận văn
2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Thông tin thứ cấp (số liệu, tài liệu có sẵn) đƣợc thu thập từ các thông tin
đƣợc công bố chính thức từ các cơ quan nhà nƣớc, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc về BHXH, quản lý thu BHXH.
+ Số liệu thứ cấp là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài, chủ yếu là kết quả nghiên cứu và đƣợc công bố chính thức.
+ Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn khác nhau nhƣ: các báo cáo của BHXH Việt Nam; Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội; Bộ Tài chính; BHXH tỉnh Thanh Hóa; các sở ban ngành của tỉnh; các báo cáo của các tổ chức trong và ngoài nƣớc, tài liệu từ các trang web trên Internet, các công trình nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan đến BHXH và quản lý thu BHXH.
Nội dung thu thập thông tin thứ cấp đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin
Thông tin cần thu thập Mục đích Nguồn thu thập Phƣơng pháp
thu thập Lý luận và thực tiễn về BHXH, quản lý BHXH Tìm hiểu khung lý luận, lịch sử, kinh nghiệm quản lý BHXH của thế giới, của một số tỉnh của Việt Nam Sách chuyên khảo, các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, báo cáo của BHXH Việt Nam, Bộ Tài chính, các
Tra cứu tài liệu, kế thừa
luận văn, Internet Đặc điểm tự nhiên Tìm hiểu khái quát
đặc điểm tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa; Tổng quan về BHXH tỉnh Thanh Hóa
Báo cáo quy hoạch địa chính tỉnhThanh Hóa; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; Báo cáo BHXH tỉnh Thanh Hóa
Tra cứu tài liệu, kế thừa Đặc điểm kinh tế xã
hội
Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý BHXH tỉnh Thanh Hóa
Tình hình quản lý thu BHXHBB đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Làm rõ thực trạng công tác quản lý thu BHXHBB đối với DN trên địa bàn tỉnh (thành tựu, tồn tại, nguyên nhân)
- Báo cáo hàng năm BHXH tỉnh Thanh Hóa.
- Kết quả điều tra, khảo sát
Tra cứu tài liệu, kế thừa; Điều tra khảo sát
(Nguồn: tổng hợp trong nghiên cứu của tác giả)
- Thông tin sơ cấp (số liệu, tài liệu chƣa đƣợc công bố, tính toán chính thức)
phản ánh thực trạng công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: đƣợc thu thập từ nghiên cứu và điều tra khảo sát các DN thuộc địa bàn tỉnh; Trọng tâm là thu thập các thông tin sâu về quản lý thu BHXHBB kết hợp với điều tra và phỏng vấn. Nguồn dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua điều tra khảo sát đối với chủ các doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc cho đơn vị tại BHXH tỉnh Thanh Hóa. Trong phạm vi của đề tài này, tác giả tiến hành điều tra 100 doanh nghiệp trong đó 50 doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất và 50 doanh nghiệp thuộc loại hình dịch vụ.
Nhằm thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu, một bảng hỏi đƣợc thiết kết (phụ lục 01) nhằm đánh giá công tác quản lý nguồn thu BHXH đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Phiếu khảo sát đƣợc thiết kế gồm 4 phần chính.
Phần 1 nhằm thu thập các thông tin chung liên quan đến đối tƣợng tham gia khảo sát (ngƣời đại diện theo pháp luật của tổ chức, lĩnh vực hoạt động, số lƣợng lao động, loại hình tổ chức,…) Phần 2 gồm 08 câu hỏi nhằm điều tra nhận thức của lãnh đạo tổ chức về tham gia BHXH bắt buộc, phần tiếp theo gồm 07 câu hỏi liên quan đến tình hình thực hiện trách nhiệm BHXH bắt buộc trong thời gian qua của tổ chức. Phần 4 là một số câu hỏi nhằm điều tra một số kiến nghị, đề xuất của tổ chức đối với BHXH tỉnh Thanh Hóa nhằm hoàn thiện công ty quản lý thu BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp trong thời gian tới.