CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC
1.4. Các phƣơng pháp tạo động lực
1.4.10. Cơ hội phát triển cá nhân
Cá nhân đƣợc mở rộng quyền hạn, đƣợc phép thực hiện các nhiệm vụ của các cấp cao hơn. Khi tạo cho họ cơ hội thăng tiến, họ sẽ làm việc hết sức mình để đạt đƣợc vị trí đó. Vì vậy tạo cơ hội phát triển là một trong những hình thức tạo động lực làm việc cho nhân viên.
Theo Herzberg, cơ hội thăng tiến phát triển cho nhân viên là yếu tố tạo động lực mạnh nhất. Để tạo điều kiện, cơ hội phát triển cho nhân viên nhà quản lý cần thực hiện một số biện pháp nhƣ:
(1) Phân công công việc phù hợp với khả năng, sức lực của nhân viên.
(2) Tìm kiếm cơ hội trong nhóm làm việc hay các bộ phận khác của doanh nghiệp có tính thách thức hơn với nhân viên.
(3) Hỗ trợ sự phát triển về nghề nghiệp cho nhân viên thông qua các cơ hội đào tạo, các khóa học nâng cao để trang bị kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho nhân viên.
(4) Tạo điều kiện cho nhân viên tăng cao sự tự tin bằng cách giao thêm công việc hàng ngày ngoài những công việc thƣờng xuyên họ đảm nhận.
(5) Thƣờng xuyên khuyến khích, giúp đỡ nhân viên tiếp cận cơ hội mới.
* Đối với các trường học trong hệ thống giáo dục Việt Nam:
Trong giáo dục các thầy cô là những ngƣời có kiến thức, kinh nghiệm và là những ngƣời đam mê việc học. Họ thƣờng xuyên đƣợc tổ chức hoặc tự cá nhân họ bỏ kinh phí tham gia các khóa học nhằm trau dồi, mở rộng kiến thức, tạo cơ hội cho bản thân đƣợc giao lƣu học hỏi nhằm làm phong phú thêm cho tiết giảng của mình. Trong thang bậc nhu cầu của Maslow nhu cầu cao nhất của con ngƣời là nhu cầu tự thể hiện mình, điều đó có nghĩa là con ngƣời khi tham gia vào bất cứ tổ chức nào đều mong muốn có cơ hội phát triển bản thân và đƣợc thừa nhận năng lực của mình.
Tóm tắt chương 1
Trong chƣơng này tác giả đã giới thiệu những lý luận cơ bản về tạo động lực cho ngƣời lao động nhƣ: khái niệm tạo động lực, tạo động lực cho ngƣời lao động, vai trò và ý nghĩa của công tác tạo động lực trong tổ chức. Các thuyết về tạo động lực làm việc của các học giả trên thế giới. Đồng thời đã nêu đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác tạo động lực và các phƣơng pháp tạo động lực trong doanh nghiệp.
Theo suy nghĩ của tác giả, đây là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp tác giả phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc ở các chƣơng 2 và 3 của Luận văn.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CBCNV TRƢỜNG TH BCVT VÀ CNTT II ĐÀ NẴNG