CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC
1.4. Các phƣơng pháp tạo động lực
1.4.4. Văn hoá doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các cá nhân
Ngày nay, văn hoá doanh nghiệp đang đƣợc coi là một loại tài sản vô hình. Loại tài sản này có thể đƣa doanh nghiệp ngày càng làm ăn phát đạt, nhƣng nếu chúng ta không biết phát huy thì nó sẽ đƣa doanh nghiệp nhanh chóng đến chỗ phá sản.
Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá đƣợc gây dựng nên trong suốt quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của mỗi doanh nghiệp, trong môi trƣờng chung đó là những quan niệm, tập quán, truyền thống của dân tộc, tác động của môi trƣờng tới hoạt động của doanh nghiệp, tác động này chi phối tình cảm, lý trí, cách suy nghĩ và hành vi ứng xử của mỗi thành viên trong doanh nghiệp và trong cộng đồng doanh nghiệp với ngƣời sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp còn đƣợc coi là nền tảng để phát triển doanh nghiệp, đƣợc cấu thành bởi mục đích kinh doanh và phƣơng pháp kinh doanh. Là tổng hoà các quan niệm về giá trị đƣợc tạo ra từ đạo đức, ý tƣởng kinh doanh, triết lý kinh doanh, mục đích kinh doanh, phƣơng pháp kinh doanh và hiệu quả phục vụ cho chính những con ngƣời cần cù lao động sáng tạo để tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội… Văn hóa doanh nghiệp là toàn bầu văn hóa ứng xử, giao tiếp trong tổ chức. Nơi nào có đƣợc bầu không khí văn hóa tốt sẽ có đƣợc tinh thần đoàn kết cao, thực hiện công viêc dễ dàng hơn,làm việc với tinh thần hăng say vui vẻ, cán bộ công nhân viên biết quan tâm tới nhau cả trong công việc và trong cuộc sống. Ngƣợc lại dù điều kiện cơ sở vật chất có cao, khen thƣỏng, lƣơng bổng có tốt tới mấy cũng sẽ gây chán nản cho ngƣời lao động.
Ngƣời lao động làm việc trong một doanh nghiệp không phải là làm việc một mình mà là làm việc với một tập thể. Vì vậy, các mối quan hệ trong công việc giữa các cá nhân trong doanh nghiệp cũng là một tác nhân lớn ảnh hƣởng đến ngƣời lao động.
Bầu không khí xã hội trong công ty đƣợc biểu hiện trong những giao tiếp xã hội thƣờng ngày giữa những ngƣời lao động đối với các mối quan hệ xã hội, đối với lãnh đạo, đối với công việc. Theo Maslow, ngƣời lao động cần đƣợc tạo điều kiện làm việc theo nhóm, đƣợc tạo cơ hội để mở rộng giao lƣu giữa các bộ phận, khuyến khích mọi ngƣời cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp hoặc tổ chức. Cũng để đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ, doanh nghiệp hoặc tổ chức cần có các hoạt động vui chơi, giải trí nhân các dịp kỷ niệm hoặc các kỳ nghỉ khác.
* Đối với các trường học trong hệ thống giáo dục Việt Nam:
Việc xây dựng văn hóa trong ngành giáo dục Việt Nam và tại các trƣờng học là điều rất cần thiết, bởi trong môi trƣờng này những học sinh, sinh viên là những mầm non của đất nƣớc đƣợc đào tạo thành ngƣời để phục vụ cho tƣơng lai của đất nƣớc. Môi trƣờng giáo dục có lành mạnh, đoàn kết thì sẽ tiếp sức thêm cho các Thầy Cô trong sự nghiệp trồng ngƣời.
Ngành giáo dục đã có các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”.
Bên cạnh đó ngành thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi nhƣ: Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp; sáng tạo trong phƣơng pháp dạy học; ứng dụng CNTT trong giảng dạy; Tiếng hát học sinh, sinh viên,… Tạo cơ hội giao lƣu, học hỏi giữa các cán bộ, giảng viên cũng nhƣ tạo thêm động lực để tiếp lửa cho Thầy Cô tiếp bƣớc trong nghề giáo.