Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty mẹ tập đoàn hóa chất việt nam (Trang 61 - 63)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu về Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Tên công ty: TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM

Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM NATIONAL CHEMICAL GROUP Tên viết tắt: VINACHEM

Địa chỉ: 1A Tràng Tiền - Hoàn Kiếm - Hà Nội Điện thoại: 04.38240551

Fax: 04.38252995

Email: infor.office@vinachem.com.vn Website: http://www.vinachem.com.vn/

Các mốc thời gian quan trọng gắn với quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn:

Ngày 19/8/1969, Tổng cục Hoá chất ra đời trên cơ sở tách Bộ Công nghiệp nặng thành Tổng cục Hoá chất, Bộ Cơ khí Luyện kim và Bộ Điện và Than. Mục đích: quản lý các doanh nghiệp hoá chất như một ngành kinh tế - kỹ thuật độc lập.

Năm 1990, do thay đổi cơ chế quản lý, từ các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Hóa chất đã hình thành Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Cơ bản và Tổng Công ty Hóa chất công nghiệp và Hóa chất tiêu dùng nhằm mục tiêu phát huy quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Năm 1995, thực hiện cải cách toàn diện các doanh nghiệp nhà nước, Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam (nay là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) được thành lập theo Quyết định số 835/TTg ngày 20/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập hai Tổng Công ty nêu trên. Tổng Công ty kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật, lao động của Tổng cục Hóa chất với 46 đơn vị thành viên trong đó có 39 đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, 2 trường đào tạo nghề và 3 Viện nghiên cứu, tư

vấn, thiết kế. Ngoài ra Tổng Công ty còn có 14 Công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng Công ty được Nhà nước giao nhiệm vụ: Sản xuất kinh doanh nguyên liệu, vật tư hóa chất; các loại phân bón; các loại thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật, các loại hoá chất vô cơ, hữu cơ, các loại sản phẩm cao su, chất dẻo, sơn, pin, ắc quy, đất đèn và khí công nghiệp, chất giặt rửa, hương liệu mỹ phẩm; quản lý khai thác chế biến các loại quặng khoáng sản cho sản xuất công nghiệp....

Ngày 24/4/2006 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 89/2006/Q đ-TTg phê duyệt đề án chuyển Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và Quyết định số 90/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ -Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam. Trên cơ sở đó, Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam đã tăng nhanh năng lực sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đóng góp lớn cho việc bảo đảm cung ứng nhiều sản phẩm hàng hoá thiết yếu cho nền kinh tế; tạo nguồn thu cho ngân sách; cùng với các Tập đoàn và Tổng Công ty nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong ngành sản xuất phân bón và một số lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

Do nhu cầu khách quan đã đặt ra vấn đề hình thành một Tập đoàn kinh tế đủ mạnh để vừa đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường, vừa đủ khả năng huy động vốn, đổi mới công nghệ và nhất là đầu tư vào những công trình trọng yếu có qui mô lớn và công nghệ hiện đại, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã được thành lập theo Quyết định số 2180/QĐ-TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở xắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Hóa chất Việt Nam. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là doanh nghiệp đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối.

Ngày 23 tháng 6 năm 2010, tại Quyết định số 953/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) được chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Từ khi thành lập Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã triển khai hàng trăm dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án trọng điểm như: Dự án sản xuất DAP tại Hải Phòng, công suất 330.000T/năm đã đưa vào vận hành cuối năm 2008, trong 2009 đã có tấn sản phẩm DAP đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam; Dự án DAP số 2 công suất

330.000T/năm tại Lào Cai; Dự án nhà máy tuyển Apatít Bắc Nhạc Sơn 350.000T/năm; Dự án sản xuất phân đạm từ than cám tại Ninh Bình, công suất 560.000T urê/năm và Dự án mở rộng đạm Hà Bắc đưa công suất lên 500.000 tấn urê/năm; Dự án thăm dò, khai thác và chế biến muối mỏ kali công suất 500.000T/năm tại Lào; Dự án lốp ôtô radial Công ty Cao su Đà Nẵng và Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam; Dự án khí công nghiệp 3.000m3/h; Dự án tổ hợp hoá dầu Long Sơn...Đây đều là các dự án lớn, mang ý nghĩa đặc biệt và đóng góp to lớn vào sự phát triển của ngành hóa chất Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, Vinachem luôn đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hơn 10%, nhiều sản phẩm chủ yếu của Tập đoàn đã chiếm thị phần lớn tại thị trường trong nước như phân bón chứa lân, phân NPK, hóa chất cơ bản, chất giặt rửa, các loại săm lốp ôtô, xe máy, xe đạp... Với những đóng góp lớn lao cho nền kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân, Vinachem đã vinh dự 2 lần được tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước.

Đến nay, ngoài Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn có 03 công ty con do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, 21 công ty con do tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, 13 công ty do tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, 01 Viện nghiên cứu, 01 Trường cao đẳng.

Theo Nghị định 190/2013/NĐ-CP quy định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Việt Nam, vốn điều lệ của Tập đoàn đến năm 2015 là 16.000 tỷ đồng, cao gấp đôi mức vốn điều lệ theo quy định trước đó là 8.000 tỷ đồng (theo Quyết định 587/QĐ-TTg ngày 21/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty mẹ tập đoàn hóa chất việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)