Một số kết quả kinh doanh của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty mẹ tập đoàn hóa chất việt nam (Trang 66 - 70)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu về Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

3.1.4. Một số kết quả kinh doanh của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

- Ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam hiện nay gồm: + Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng; công nghiệp hóa chất, hóa dược, hóa dầu; công nghiệp chế biến cao su; công nghiệp khai thác mỏ.

+ Kinh doanh máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho ngành công nghiệp hóa chất; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu hoạt động của Tập đoàn thể hiện rõ qua 3 tiêu chí: Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại Tập đoàn và vốn của Tập đoàn đầu tư vào các doanh nghiệp khác; Giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối; Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

- Các sản phẩm chính của Tập đoàn gồm có:

+ Phân bón:

 Phân lân chế biến (Supe phốt phát đơn, phân lân nung chảy): Có 04 nhà máy, công suất trên 2 triệu tấn/năm, sẽ mở rộng gấp đôi những năm tới, đáp ứng 100% nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

 Phân NPK: Có 10 nhà máy, công suất 3 triệu tấn/năm, đang tiếp tục mở rộng và xây dựng các nhà máy mới, đáp ứng 70% nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

 Phân DAP (Diamoni phosphate): Có 02 nhà máy, công suất 660 ngàn tấn/năm, đáp ứng 70% nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

 Phân đạm urê: Có 02 nhà máy sản xuất từ than đá, đáp ứng 40% nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

 Phân Kali: Đang xây dựng nhà máy tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, công suất 320.000 tấn/năm.

+ Hoá chất bảo vệ thực vật: Có 02 nhà máy sản xuất hoạt chất Veladamixin,

Cacbuafuran và các hoạt chất khác.

+ Khai thác khoáng sản: Khai thác và chế biến quặng apatít làm nguyên liệu

phục vụ ngành sản xuất phân bón.

+ Sản phẩm cao su: Có 03 công ty với 8 nhà máy sản xuất. Sản phẩm bao gồm: Săm, lốp ôtô Bias, Radian; Săm, lốp xe đạp các loại; Săm, lốp xe máy các loại. Các sản phẩm này được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

+ Hoá chất cơ bản: Có 02 công ty sản xuất. Sản phẩm bao gồm: Xút và các

sản phẩm gốc Cl; Các loại axit: H2SO4, HCl, H3PO4; Các sản phẩm gốc SO2 - (phèn đơn, phèn kép...); Các sản phẩm gốc (PO4)3 - (STPP, Ca3(PO4)2...).

+ Chất tẩy rửa, hoá mỹ phẩm: Các sản phẩm: Bột giặt các loại; Các chất tẩy

rửa lỏng; Xà phòng thơm dạng bánh.

+ Sản phẩm điện hoá (pin, ắc quy): Các sản phẩm: Các loại ắc quy chì - axít

tích điện khô, loại kín khí - không bảo dưỡng; Các loại pin kẽm - măngan.

+ Sản phẩm hoá dầu: Có 01 công ty liên doanh sản xuất hạt nhựa PVC và chất hoá dẻo DOP.

+ Các sản phẩm dịch vụ: Thiết kế - tư vấn đầu tư xây dựng công trình hoá

chất và các ngành liên quan; Tư vấn triển khai công nghệ hoá học và khai thác mỏ; Đào tạo....

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam giữ vai trò là đầu tàu của ngành hóa chất tại Việt Nam với nhiều sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng các sản phẩm hiện chưa cao, ngoại trừ sản phẩm lốp ô tô đã xuất khẩu sang hàng chục nước trên thế giới, trong đó có cả thị trường khó tính như Mỹ, các sản phẩm còn lại lượng xuất khẩu rất hạn chế và chỉ tập trung chủ yếu ở các nước khu vực Đông Nam Á.

- Cơ cấu các sản phẩm chính trong doanh thu:

Hình 3.2. Cơ cấu các sản phẩm chính trong doanh thu của Công ty mẹ

Nguồn: Vinachem, Văn phòng

Qua thống kê trên có thể thấy 2 ngành phân bón và săm lốp cao su đóng góp phần lớn vào doanh thu của Tổng công ty (≈ 80%).

- Một số kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2016:

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vinachem 2011 – 2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Doanh thu 39.316 43.641 44.102 46.016 45.592 41.934 2 Lợi nhuận 3.208 3.318 2.730 2.776 1.658 -627 3 Nộp ngân sách 1.581 1.743 1.700 2.523 1.794 1.794

Nguồn: Vinachem, Tổng hợp báo cáo SXKD hàng năm

Trong 5 năm từ 2010 - 2015, Vinachem đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội. Doanh thu của Tập đoàn đạt 218.667 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 9,9%/năm. Lợi nhuận đạt 13.690 tỷ đồng và nộp ngân sách đạt 9.341 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,3%/năm. Thêm vào đó, Vinachem đã bảo đảm đủ việc làm thường xuyên và ổn định cho gần 27.000 lao động với điều kiện lao động ngày càng được cải thiện, tốc độ tăng thu nhập trên 5%/năm (Xem bảng 3.1).

Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của Vinachem bắt đầu trở nên khó khăn từ cuối năm 2014, do phải đối mặt nhiều khó khăn như sức ép giảm giá từ 6-14% với hầu hết sản phẩm phân bón trong khi chi phí vận tải tăng mạnh, tình trạng hàng giả, gian lận thương mại… dẫn tới việc doanh thu của Công ty năm 2015 giảm nhẹ 1% so với năm 2014.

Năm 2016, ngành sản xuất phân Đạm và phân DAP lại gặp rất nhiều khó khăn do giá bán urê và DAP trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm sâu dẫn tới các các đơn vị phải giảm sản xuất, dừng máy và phát sinh lỗ. Do chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị và doanh thu của Tập đoàn nên sự sụt giảm của sản xuất phân đạm ure, phân DAP dẫn tới kết quả chung về giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu và đặc

biệt chỉ tiêu hiệu quả của toàn Tập đoàn trong năm 2016 giảm so với cùng kỳ năm trước, cụ thể là doanh thu năm 2016 đạt 41.634 tỷ đồng, giảm 9,1% so với năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty mẹ tập đoàn hóa chất việt nam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)