Vai trò của sự đổi mới công nghệ đối với sự phát triển của doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đổi mới công nghệ ở truyền tải điện ninh bình quản trị công nghệ phát triển doanh nghiệp (Trang 26 - 28)

1.2. Khái niệm và vai trò của đổi mới công nghệ

1.2.2. Vai trò của sự đổi mới công nghệ đối với sự phát triển của doanh

1.2.2.1. Vai trò của sự đổi mới công nghệ đối với sự phát triển Kinh tế - xã hội

Công nghệ và đổi mới công nghệ có tác động to lớn và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể là:

- Nhân tố tăng trưởng và là yếu tố quyết định chất lượng của tăng trưởng (hoàn thiện cơ cấu kinh tế, năng suất…). Công nghệ và đổi mới công nghệ là nhân tố tăng trưởng. Mối quan hệ của nó với tăng trưởng kinh tế thường được mô tả qua hàm sản xuất Cobb Douglas:

GDP- theo hàm sản xuất ( phụ thuộc các yếu tố sản xuất và yếu tố năng suất tổng hợp TFP, trong đó công nghệ, quản lý và môi trường kinh doanh là những yếu tố chủ yếu quyết định TFP)

GDP = TFP . L . K

Mô hình trên cho thấy: Tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố: + Lao động : L

+ Vốn : K

+ TFP : năng suất yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity), bao gồm cả tác động của tiến bộ khoa học công nghệ, sự kết hợp có hiệu quả lao động và vốn, …

dGDP = d(TFP) +  L( -1) +  K( -1)

Công nghệ tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế - xã hội, là động lực của tăng trưởng kinh tế bền vững; để tăng trưởng kinh tế cần có ba yếu tố, đó là vốn, lao động và tiến bộ công nghệ (Solow, 1987; Boskin &Lau, 1992). Theo phân tích của WB ở 38 Quốc gia và khu vực (2008) thì tiến bộ công nghệ đóng góp khoảng 50% vào tăng trưởng kinh tế các nước phát triển, còn ở Việt Nam là 23%. Đổi mới công nghệ cho phép mọi người có sự lựa chọn lớn hơn về sản phẩm và dịch vụ, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống (M.A.Schilling, 2009). Như vậy, hệ thống công nghệ tác động mạnh mẽ và có quan hệ chặt chẽ với hệ thống KT-XH (kinh tế - xã hội), đồng thời các vấn đề về công nghệ không thể tách rời các yếu tố môi trường xung quanh nó. Khi các chính sách công nghệ đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho công nghệ phát triển, phát triển công nghệ tạo ra của cải, nhờ sự đa dạng công nghệ giúp kinh tế tăng trưởng; khi kinh tế tăng trưởng thì xã hội sẽ có nguồn lực dồi dào cung cấp lại cho phát triển công nghệ, sự phát triển cao của công nghệ sẽ cung cấp cho xã hội nhiều phương tiện, công cụ tiên tiến, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh làm cho xã hội ổn định và tăng trưởng.

Ngoài ra ĐMCN còn có vai trò : Cải thiện và nâng cao mức sống của người lao động; cải thiện điều kiện làm việc và giải quyết việc làm; sử dụng tài nguyên có hiệu quả và bảo vệ tài nguyên môi trường.

1.2.2.2. Vai trò của sự đổi mới công nghệ đối với sản xuất kinh doanh

Đối với sản xuất kinh doanh, vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ thể hiện tập trung ở 4 điểm sau:

- Sản phẩm đa dạng, nâng cao chất lượng sản phẩm; - Nâng cao năng suất;

- Nâng cao hiệu quả;

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Công nghệ tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là công nghệ tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh; nó thể hiện ở chỗ công nghệ mới hơn, tiên tiến hơn nếu được sử dụng một cách khoa học thường sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, năng suất cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn. Vì thế sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho doanh nghiệp cũng như đem lại sự thỏa dụng cao hơn cho khách hàng. Mặt khác, công nghệ là một trong sáu yếu tố quan trọng (công nghệ, vốn, lao động, tài nguyên, thị trường, chính sách) được coi như là hạt giống trong quá trình tạo ra sự thịnh vượng cho doanh nghiệp (T.M.Khalil, 2002). ĐMCN làm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và thỏa mãn nhu cầu tương lai của khách hàng (Perter Drucker), đồng thời ĐMCN giúp doanh nghiệp cải thiện vị trí cạnh tranh, tăng sản lượng và lợi nhuận ròng. Vì thế ĐMCN thực sự thành công khi và chỉ khi chúng được thương mại hóa, được thị trường và xã hội chấp nhận. Hơn nữa, ĐMCN giúp doanh nghiệp nâng cao phẩm cấp sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, cải thiện điều kiện làm việc, giảm tác động xấu tới môi trường, duy trì và mở rộng thị phần. Như vậy, công nghệ thông qua ĐMCN là một trong các yếu tố tác động trực tiếp tới sự tăng trưởng kinh tế và góp phần tạo ra sự thịnh vượng cho quốc gia, đồng thời giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Các yếu tố trên làm cho doanh nghiệp Nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đổi mới công nghệ ở truyền tải điện ninh bình quản trị công nghệ phát triển doanh nghiệp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)