Bài học về chính sách của quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình trường đại học xanh của nhật bản và hàm ý cho các trường đại học việt nam (Trang 91)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Bài học về chính sách của quốc gia

Các trường đại học xây dựng và triển khai mô hình trường đại học xanh/bền vững trên cơ sở định hướng, mục tiêu cụ thể của Chính phủ và ngành về chiến lược tăng trưởng xanh và bền vững. Các cam kết và chính sách, biện pháp của Chính phủ trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính là vô cùng quan trọng trong việc định hướng phát triển. Vì vậy, để bước đầu hình thành và phát triển mô hình trường đại học xanh tại Việt Nam, Chính phủ cần chú trọng xây dựng khung pháp lý để hướng dẫn, hỗ trợ và định hướng cho các cơ quan quản lý giáo dục, các trường đại học thực hiện việc chuyển đổi sang mô hình trường đại học xanh.

Ở cấp độ chính sách quốc gia, Chính phủ cần xây dựng khung pháp lý bằng việc rà soát lại các văn bản pháp luật hiện tại có liên quan đến phát triển bền vững đồng thời đánh giá tính chất về tính bao quát của các văn bản đó, đi đến quyết định ban hành bổ sung các văn bản chuyên trách về phát triển bền vững nói chung và các lĩnh vực trọng điểm nói riêng ở Việt Nam.

Học hỏi kinh nghiệm ở Nhật Bản, trước tiên, Chính phủ Việt Nam cần đưa ra được muc tiêu xuyên suốt cho việc ban hành và bổ sung các văn bản pháp luật

về phát triển bền vững. "Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000" (Quyết định số 187-CT ngày 12 tháng 6 năm 1991) được coi là tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam. Hiện tại, vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã và đang được quan tâm, ghi nhận và khẳng định trong các Văn kiện Đại hội VIII, IX, X, XI của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trong Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 15-11-2004 của Bộ Chính trị khóa IX về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2013.

Chương trình Nghị Sự 21 của Việt Nam, năm 2004 đã đưa ra định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21, qua đó chỉ ra những lĩnh vực cần ưu tiên trong phát triển kinh tế, xã hội, môi trường hướng đến phát triển bền vững. Trong đó, các khái niệm được đặc biệt lưu ý liên quan đến tiêu dùng thân thiện với môi trường, công nghiệp hóa sạch, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, quản lý chất thải… Theo đó, trong thời gian tới, Nhà nước cần có các chính sách cụ thể, quy định liên quan đến từng mục tiêu trên, thậm chí là có các bộ luật riêng cho từng lĩnh vực nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Hơn nữa, trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền cũng như xu thế mở cửa hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay đã đặt ra nhiều vấn đề về hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật môi trường nói riêng. Việt Nam tham gia vào các liên kết quốc tế và khu vực trong tiến trình hội nhập hiện nay, vì vậy, pháp luật Việt Nam nói chung và liên quan đến phát triển bền vững nói riêng cần đáp ứng được các yêu cầu trong nước, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực, nhất là trong điều kiện hiện nay, các công ty nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam ngày càng phổ biến.

Ngoài ra, dựa trên khung pháp lý chung của Chính phủ về phát triển bền vững, mỗi khu vực (thành phố) cũng cần đưa ra những chiến lược phát triển và quy định riêng của mình dựa trên tình hình phát triển, thế mạnh và các hạn chế của khu vực (thành phố đó). Theo kinh nghiệm của các thành phố tại Nhật Bản, quy chuẩn chung của các thành phố này là cần đưa ra mục tiêu chiến lược dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho phát triển bền vững. Từ đó, dựa trên đặc điểm dân cư, thành phần kinh tế, xã hội và thực trạng môi trường ở từng địa phương, sẽ đưa ra chiến lược cụ thể nên tập trung vào lĩnh vực nào trước, lĩnh vực nào sau, theo mức độ và tỷ trọng như thế nào. Nói cách khác, mỗi thành phố nên có các chiến lược, chương trình hành động khác nhau để thúc đầy phát triển bền vững phù hợp với địa phương mình. Thêm nữa, theo kinh nghiệm của thành phố Yokohama, thì chính sách thuế xanh sẽ có thể được áp dụng tại Việt Nam nhằm bảo vệ, duy trì và tăng tỉ lệ phủ xanh trên các khu vực, đặc biệt là khu vực phát triển công nghiệp.

Như vậy, chính sách liên quan đến phát triển bền vững tại Việt Nam cần được triển khai từ cấp quốc gia đến cấp địa phương, nhằm đảm bảo có đầy đủ khung pháp lý bao quát và cụ thể, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững.

4.3. Bài học về chính sách của trƣờng đại học

Nghiên cứu trường hợp các trường đại học tại Nhật Bản cho thấy tầm quan trọng của các chính sách giáo dục tăng trưởng xanh trong việc phát triển các trường đại học xanh. Nhằm đưa ra các giải pháp về chính sách phát triển trường đại học xanh cho các trường đại học, tác giả xuất phát từ mô hình chung cho trường đại học xanh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm khái quát cho các trường đại học nói chung. Bên cạnh đó, đối với thực tế sự phát triển và định hướng của từng trường cụ thể tại Việt Nam có thể bổ sung thêm các giải pháp chi tiết, triển khai từ các vấn đề chung đó.

Đặc điểm chung của cả 3 trường đại học của Nhật Bản đang được nghiên cứu trong luận văn là các nhà quản trị xét trên điểm đặc trưng của chính sách chỉ đạo của thành phố nơi trường đó trực thuộc kết hợp với phân tích tình hình cụ thể của trường đại học, từ đó xác định được các vấn đề được quan tâm bậc nhất tại trường.

Cả 3 trường Tokyo, Yokohama và Kitakyushu đều xác định cắt giảm CO2 là mục tiêu ngắn hạn và cần thực hiện trước tiên, nhằm xây dựng trường đại học xanh, vì CO2 là chất thải thường xuyên và thường chiếm tỉ trọng cao nhất tại các cơ sở giáo dục. Để đưa ra được kế hoạch cụ thể, các trường cần thống kê tình hình phát thải CO2 từ một mốc thời gian cụ thể nào đó (ví dụ 10 năm gần đây), từ đó đưa ra mục tiêu cắt giảm bao nhiêu % CO2 trong tương lai (cụ thể đến năm nào).

Hơn nữa, mỗi trường có định hướng khác nhau, thực tiễn tình hình phát triển khác nhau, do đó, cần xây dựng cho riêng mình các chương trình hoạt động, sáng kiến và kế hoạch cụ thể theo chiến lược theo đuổi mục tiêu xây dựng trường đại học xanh. Giống như hình thức của Kế hoạch hành động đến năm 2030 của trường đại học Tokyo, các trường Đại học Việt Nam cũng nên xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn hướng đến xây dựng trường đại học xanh. Hoặc học hỏi kinh nghiệm về chính sách và kế hoạch hành động Eco Campus của trường đại học Yokohama, trường đại học Việt Nam nên định hướng cho mình những bước đi cụ thể nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng khuôn viên trường đại học xanh.

Như vậy, ban quản trị các trường đại học cần xây dựng được mục tiêu, tầm nhìn dài hạn hướng tới phát triển bền vững. Ban quản trị các trường đại học cần phải nhận thức đúng đắn việc xanh hóa trường đại học không chỉ là một sự lựa chọn mà là một yêu cầu, nhiệm vụ qua đó có chính sách quản trị phù hợp cho việc phát triển bền vững nền giáo dục. Các trường đại học phải xây dựng một chiến lược với tầm nhìn và mục tiêu dài hạn, bao trùm lên cả bốn khía cạnh quản trị, vận hành, đào tạo và nghiên cứu, và tham gia của cộng động .

4.3.2. Bài học về vận hành trƣờng đại học xanh

Đối với một quốc gia bắt đầu xây dựng mô hình trường đại học xanh thì tốt nhất nên kế thừa có điều chỉnh các mô hình trường đại học xanh tiên tiến trên thế giới. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đề cập đến các thành tố theo tiêu chuẩn trong mô hình trường đại học xanh được tổng hợp lại trong phần cơ sở lý luận, lấy đó là nền tảng để đưa ra các khuyến nghị cho trường đại học của Việt Nam. Song, để đạt được các tiêu chuẩn đó, cần có lộ trình dài hạn mà vai trò của chiến lược, định hướng thuộc về cả nhà nước và Chính phủ. Do đó, các trường đại học của Việt Nam cần xác định được đâu là công việc trong ngắn hạn, đâu là công việc trong dài hạn để xây dựng trường đại học xanh. Học hỏi kinh nghiệm của các trường đại học Nhật Bản có thể rút ra bài học như sau:

Trong ngắn hạn

Quản lý tiêu thụ năng lượng.

Việc quản lý tiêu thụ năng lượng của một cơ sở nói chung và trường đại học nói riêng bao gồm: sử dụng tốt các nguồn năng lượng hiện tại và phát minh, kế thừa, sử dụng các nguồn năng lượng mới.

Nhằm sử dụng tốt các nguồn năng lượng hiện tại, các trường cần đánh giá chính xác thực trạng tiêu thụ năng lượng tại các khuôn viên trường, từ đó xác định các mục tiêu và biện pháp phù hợp. Các chiến lược phải được xây dựng phải có mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể, rõ ràng với những tiêu chí đánh giá chi tiết. Đi đôi với xây dựng tiêu chí và biện pháp thực hiện, cần có biện pháp thưởng phạt rõ ràng khi không thực hiện được. Đặc biệt, từ kinh nghiệm quản lý tiêu thụ năng lượng của trường đại học Tokyo và Kitakyudshu cho thấy có sự nhất quán tuyệt đối giữa mục tiêu, chính sách của ban quản trị với kinh nghiệm vận hành. Cụ thể là, nếu Kitakyushu quan tâm đến tài nguyên nước và các dạng năng lượng tự nhiên, thì ở khâu vận hành, họ cũng nỗ lực để xây dựng các hệ thống nhằm sử dụng hợp lý nhất các nguồn năng lượng đó. Trong khi, mối quan tâm của trường Tokyo thuộc về năng lượng điện, do đó, trường có dự án điện “xanh” nhằm tối ưu việc sử dụng điện, mang lại hiệu quả hoạt động, vận

hành cho cả khuôn viên trường.

Đối với việc phát minh và sử dụng các nguồn năng lượng mới thì điều kiện cần là phụ thuộc vào mức độ phát triển công nghệ của từng trường đại học. Do đó, các trường đại học ở Việt Nam có lợi thế về công nghệ hoặc được chuyển giao khoa học công nghệ từ các trường nước ngoài thì có thể tiến hành nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng mới. Đây cũng là bài học cho các trường đại học ở Việt Nam, cần đặt mục tiêu phát triển công nghệ tiên tiến là nhiệm vụ trung và dài hạn của nhà trường, nhằm tận dụng tối đa tiềm năng phát triển của công nghệ, hỗ trợ cho quá trình xanh hóa và cụ thể là sử dụng năng lượng xanh.

Quản lý phát thải khí nhà kính

Cũng tương tự như với quản lý tiêu năng lượng, việc quản lý phát thải khí nhà kính cũng xuất phát trước tiên ở việc đo lường thực trạng phát thải khí nhà kính hiện tại của từng trường đại học hoặc có thể cụ thể hơn đến từng đơn vị trực thuộc. Tiếp theo đó, các trường có thể so sánh với tiêu chuẩn hiện hành (tốt nhất là tiêu chuẩn quốc tế) về mức phát thải để đánh giá tình trạng phát thải của trường đại học (đơn vị) đó. Thêm nữa, nhằm xây dựng trường đại học theo hướng xanh hóa và phát triển bền vững, mỗi trường đại học tại Việt Nam cần đặt ra mục tiêu giảm bao nhiêu phần trăm lượng phát thải khí nhà kính trong thời gian tới (cụ thể bao nhiêu năm sau). Đồng thời, các trường cần có đề xuất phương pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đó, có thể là: xác định các nguồn phát thải khí nhà kính chủ yếu, sử dụng nguồn ít phát thải khí nhà kính, nghiên cứu và sử dụng hoặc nhập khẩu công nghệ (công nghệ sạch) về xử lí khí thải, thu hồi khí nhà kính…

Quản lý các lĩnh vực khác

Ngoài quản lý tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính, trong ngắn hạn các trường còn cần quan tâm đến các lĩnh vực như: quản lý rác thải, nước, tiết kiệm nguyên vật liệu…

Các trường đại học cần phải tập trung huy động các nguồn lực về nhân lực và tài chính để thực hiện các kế hoạch hành động nhằm quản lý các thành tố

quan trọng trong quá trình vận hành nêu trên.

Trong dài hạn

Xây dựng các tòa nhà xanh

Để chuyển đổi được từ mô hình các trường đại học hiện tại sang mô hình kinh tế xanh cần có chiến lược dài hạn từ khâu thiết kế, chuẩn bị kinh phí, xin cấp phép và tiến hành xây dựng.

Sự khác biệt giữa xây dựng tòa nhà xanh và các tòa nhà bình thường là nằm ở thiết kế của tòa nhà. Vì vậy, khâu thiết kế là vô cùng quan trọng, quyết định thành công của chiến lược vận hành tòa nhà xanh. Do đó, trường đại học Việt Nam cần chú ý từ các bước đầu thiết kế tòa nhà, đối chiếu với các đặc điểm quan trọng của tòa nhà xanh bao gồm: diện tích sàn, không gian tận dụng năng lượng thiên nhiên (nắng, gió, nhiệt, nước), hệ thống thông gió đạt tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng, có chu trình xử lý rác thải, khí thải nhà kính,… Về lĩnh vực này, kinh nghiệm vận hành của trường đại học Kitakuyshu và Tokyo là bài học đáng học hỏi cho các trường đại học ở Việt Nam.

Về kinh phí xây dựng tòa nhà xanh, đây là bước quan trọng không kém so với việc thiết kế. Bởi vì việc xây dựng tòa nhà xanh trong dài hạn có mục tiêu thay thế hoạt động của cơ sở vật chất hiện tại của các trường đại học. Do đó, để có kinh phí để xây dựng, cần có sự kết hợp giữa nhà nước, nhà trường và các nhà đầu tư (các tổ chức, quỹ quốc tế và khu vực). Để làm được điều đó, các trường cần có thiết kế rõ ràng, kế hoạch xây dựng và vận hành cụ thể để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài.

Các bước tiếp theo mà các trường cần chú trọng là chứng minh tính khả dụng và tài chính để được phép xây dựng, sau đó lựa chọn, hợp tác với các đơn vị thực hiện để tiến hành xây dựng tòa nhà xanh. Bên cạnh đó, các trường cần có phương án duy trì hoạt động và chuyển dần sang theo hướng vận hành bền vững, đảm bảo cân đối giữa hoạt động đào tạo và xây dựng mới trong thời gian khởi công và hoàn thiện các tòa nhà xanh.

Cảnh quan và đa dạng sinh học

Nhắc đến cảnh quan trường học theo hướng phát triển bền vững thì trước tiên các trường cần chú ý đến mật độ che phủ của cây xanh trong khuôn viên trường. Thực tế công việc này cần làm nhanh, càng sớm càng tốt (tức là trong ngắn hạn), tuy nhiên, để đạt được mức độ che phủ cao và có quy hoạch thì các trường cần có giải pháp để quy hoạch theo thiết kế của các tòa nhà xanh được nêu ở phần trên. Việc trồng cây, bổ sung cây và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường cần đảm bảo được tiến hành thường xuyên, đều đặn để đạt được hiệu quả vận hành trường đại học xanh trong dài hạn.

Ngoài ra, để đạt được mục tiêu đa dạng sinh học trong khuôn viên trường đại học xanh, các trường có thể học hỏi kinh nghiệm của trường Tokyo về việc xây dựng riêng một phòng thí nghiệm chuyển nghiên cứu và quy hoạch về cảnh quan trường. Việc này cũng cần được tiến hành song song với việc thiết kế và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình trường đại học xanh của nhật bản và hàm ý cho các trường đại học việt nam (Trang 91)