Các gợi mở chính sách cho Việt Nam trong đẩy mạnh hợp tác kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 129)

giữa Việt Nam và Nhật Bản, phạm vi GMS

3.3.1. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hợp tác Nhật Bản - GMS

Hợp tác Nhật Bản – GMS ngày càng sâu rộng, trên nhiều lĩnh vực chiến lược, đã tạo ra các cơ hội cũng như đặt ra các thách thức cho Việt Nam – một thành viên của GMS.

3.3.1.1. Cơ hội của Việt Nam

Thứ nhất, thắt chặt hợp tác Việt Nam – Nhật Bản.

118

Việt Nam nằm trong địa bàn GMS hiện là khu vực hoà bình, phát triển năng động của thế giới và các nước GMS đều có tư duy hội nhập cao. Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội tốt và có thể tận dụng được các ảnh hưởng tích cực từ thành quả của hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực. Trong khi đó, Nhật Bản là một trong những nước lớn và là đối tác kinh tế - thương mại quan trọng của các nước GMS nói chung và Việt Nam nói riêng. Quan hệ với Nhật Bản giúp các nước tiếp nhận được nguồn vốn, công nghệ, viện trợ và đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế.

Hiện nay, Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản diễn ra không chỉ về mặt nhà nước mà còn giữa hai Đảng cầm quyền và trong ngoại giao nhân dân. Với định hướng của Nhật Bản cho Tiểu Vùng Mê Công, thì Việt Nam càng có cơ hội trong hợp tác kinh tế với Nhật Bản, trước hết là nhận hỗ trợ tài chính cho các dự án của GMS tại địa bàn Việt Nam. Điều đó sẽ góp phần mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hiện nay và trong thời gian tới.

Thứ hai, phát triển các vùng trọng yếu thuộc dự án của Việt Nam nhằm kết nối và phát huy hiệu quả hợp tác của các bên.

Song song với các dự án, các hoạt động kinh tế như thương mại, đầu tư, du lịch… thì hợp tác Nhật Bản và Việt Nam trong phạm vi Mê Công mở ra cơ hội rất lớn cho các vùng, địa phương là đầu mối giao thông Việt Nam, liên kết với các quốc gia trong tiểu khu vực, hay rộng hơn là tăng cường vai trò “trung chuyển” của Việt Nam cho GMS. Đa phần các địa phương vùng biên là vùng khó khăn và việc thực hiện mục tiêu của Nhật Bản trong hợp tác GMS, sẽ giúp Việt Nam nâng cao đời sống nhân nhân ở các vùng nghèo. Từ đó, góp phần vào quá trình rút ngắn khoảng cách bất bình đẳng giữa các địa phương ở

119

Việt Nam. Đặc biệt là các dự án mà Nhật Bản hướng đến cho phát triển GMS là sự phát triển bền vững.

Thứ ba, tiếp tục nhận được sự quan tâm, thu hút được nhiều nguồn hỗ trợ tài chính cho Việt Nam trong phạm vi hợp tác GMS từ các đối tác song phương và đa phương.

Chương trình hợp tác kinh tế GMS sau 18 năm phát triển đã chứng tỏ được rằng đó là một sáng kiến hợp tác kinh tế nổi bật, toàn diện, có khả năng thu hút được sự tham gia của nhiều nhà tài trợ, nhiều đối tác ở mọi nơi trên thế giới. Hợp tác GMS đã mang lại lợi ích kinh tế không chỉ cho các nước thành viên GMS mà lợi ích gián tiếp tới các đối tác của từng thành viên GMS. Những kết quả hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong suốt thời gian qua đã và đang tạo ra các cơ hội cho sự hợp tác sâu rộng giữa Việt Nam và các nước lớn trên thế giới. Từ đó, mang lại nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam thông qua việc tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật, và kỹ năng quản lý tiên tiến của các quốc gia và khu vực này. Đồng thời, tăng cường nhận sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế trong và ngoài khu vực theo xu hướng có lợi cho Việt Nam trong thời gian tới.

3.3.1.2. Thách thức

Việt Nam khi tham gia hợp tác GMS, mặc dù đạt được một số thành quả trong những năm qua, song trong quan hệ hợp tác Nhật Bản và GMS, với tư cách là một thành viên tham gia, Việt Nam gặp phải các khó khăn và thách thức. Các khó khăn, thách thức này chia làm hai loại: (1) xuất phát từ chính những điểm yếu nội tại của Việt Nam, (2) xuất phát từ sự thiếu đồng bộ GMS, ảnh hưởng đến sự hợp tác Nhật Bản và các thành viên GMS nói chung và Việt Nam nói riêng.

Điểm yếu nội tại Việt Nam.

120

Trước tiên là việc giải quyết các vấn đề như thiếu vốn đầu tư, thiếu công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến và thiếu nhiều điều kiện cần thiết khác để triển khai các chương trình, dự án ưu tiên của Việt Nam trong GMS là thách thức lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh khó khăn kinh tế như hiện nay.

Hai là, việc điều phối và quản lý hiệu quả các hoạt động hợp tác GMS tại Việt Nam. Việt Nam đã tham gia trên 12 sáng kiến trong khu vực trong địa bàn GMS là một thách thức không nhỏ trong điều kiện hệ thống pháp lý của Việt Nam còn thiếu nhiều, và đang trong giai đoạn hoàn chỉnh theo hướng phát triển đồng bộ.

Các sáng kiến hợp tác trong GMS đều có cơ chế, thể chế hợp tác độc lập và hoạt động trên cùng một địa bàn, do vậy thường gây ra sự chồng chéo giữa các nỗ lực hợp tác, gây ra lãng phí nguồn lực tài chính vốn đã hạn hẹp, khó huy động được cho các dự án tiểu vùng. Nhiều sáng kiến hợp tác cùng tồn tại trong cùng một địa bàn là nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn, ảnh hưởng xấu và đe doạ thực sự đến hoạt động điều phối và quản lý GMS tại Việt Nam.

Ba là, việc hoàn thiện cơ chế chính sách cho hợp tác vùng nói chung và hợp tác GMS nói riêng là thách thức lớn đối với Việt Nam.

Thực tế cho thấy, cơ chế điều phối và quản lý hợp tác tiểu vùng GMS ở Việt Nam còn chưa đồng bộ. Văn bản pháp quy còn thiếu, chưa đồng bộ, chồng chéo làm kéo dài thời gian xử lý các dự án hợp tác GMS, giảm hiệu quả đầu tư và cản trở các hoạt động hợp tác GMS tại Việt Nam, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong GMS.

Bốn là, việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý GMS tại Việt Nam trong điều kiện có nhiều cơ quan là đầu mối cùng tham gia điều phối và quản lý hợp tác tiểu vùng (cơ quan điều phối quốc gia, cơ quan điều phối ngành, cơ quan điều phối các diễn đàn…).

121

Hiện nay, bộ máy quản lý hợp tác GMS của Việt Nam chưa có đồng bộ, thiếu nhiều khâu gây trở ngại trong quá trình điều phối hợp tác GMS tại Việt Nam.

Xuất phát từ tổ chức của GMS.

Với định hướng hợp tác nhiều đối tác trong phạm vi một dự án GMS của Nhật Bản, thì khó khăn chung đặt ra cho GMS đó chính là khả năng phối hợp hoạt động yếu giữa các nước thành viên GMS bởi chính từ việc thiếu cơ chế hợp tác chính thức, thống nhất, hợp lý của hợp tác kinh tế GMS.

Hợp tác GMS trong điều kiện không có hiến chương, không có cơ cấu tổ chức chung, hầu hết đều dựa vào Ban Thư ký quốc tế, điều phối hoạt động của ADB. Đồng thời, cơ cấu tổ chức của các đơn vị đầu mối về hợp tác GMS là rất khác nhau giữa các nước GMS: tại Campuchia là Cơ quan Phát triển Campuchia (CDC), tại Lào là Bộ Ngoại giao, tại Trung Quốc là Bộ Tài chính, tại Myanmar là Bộ Kế hoạch, tại Thái Lan là Uỷ Ban Phát triển kinh tế và xã hội, tại Việt Nam là Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chính vì thiếu sự đồng bộ nên sự phối hợp hoạt động giữa các nước GMS là còn yếu .

3.3.2. Vị trí của Việt Nam trong quan hệ hợp tác Nhật Bản – GMS

Việt Nam có vị trí quan trọng trong quan hệ hợp tác Nhật Bản – GMS.

3.3.2.1. Vị trí địa - chính trị, địa - kinh tế trong khu vực

Viê ̣t Nam có vi ̣ trí đi ̣a - chính trị quan trọng trong khu vực Đông Nam Á cũng như trong Tiểu vùng Mê Công. Viê ̣t Nam có thể trở thành “đầu mối” của các nỗ lực hợp tác và liên kết kinh tế cho khu vực và thế giới với tư cách là “cửa ngõ” ra biển cho vù ng Tây Nam của Trung Quốc , cho Lào, Campuchia, và “đầu cầu” trên đất liền, trên biển, và trên không giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á, giữa Thái Bình Dương và Ấn Đô ̣ Dương . Chính vì vậy , Việt Nam đã

122

và luôn là tâm điểm của các nước lớn như Mỹ , Trung Quốc , Nhâ ̣t Bản, Nga và Ấn Độ trong chính sách đối với Đông Nam Á .

Hơn nữa, Việt Nam có vai trò và vi ̣ thế n gày càng gia tăng trong ASEAN cũng như trong quan hệ giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài . Với ưu thế là quốc gia có tính ổn đi ̣nh chính tri ̣ cao trong khu vực , diê ̣n tích và dân số vào nhóm lớn nhất , tốc độ tăng trưởng cao , Viê ̣t Nam đang thể hiê ̣n mình là quốc gia có khả năng dẫn dắt hợp tác Đông Nam Á phát triển tiến tới cộng đồng .28

Năm 2010, với việc đảm nhiệm cương vị chủ tịch ASEAN, Việt Nam có cơ hội thuận lợi để tiếp tục khẳng định vai trò dẫn dắt hợp tác khu vực của mình.

Thứ hai, yếu tố địa – kinh tế, Việt Nam giáp Lào, Campuchia – hai trong năm nước thuộc Tiểu vùng Mê Công, gần Thái Lan, Myanmar, liền kề với Trung Quốc; trong đó giáp trực tiếp với Quảng Tây, Vân Nam – khu vực nằm trong Tiểu vùng Mê Công mở rộng. Điều này thuận lợi cho sự giao lưu, trao đổi giữa Việt Nam với các thành viên còn lại trong vùng.

Với hơn 3000 km bờ biển với nhiều hải cảng quan trọng, có nhiều quần đảo, đảo… giúp Việt Nam thuận lợi trong việc khống chế biển Đông, nơi đường hàng hải quốc tế quan trọng từ Tây sang Đông mà có tới hơn ¾ lượng hàng hoá của Nhật đi qua. Đồng thời, Việt Nam có vị trí địa lý không xa Ấn Độ, một thị trường khổng lồ, một cường quốc đang nổi và cũng là đối tác chiến lược của Nhật Bản và Việt Nam.

Ngoài yếu tố địa lý, vị thế kinh tế của Việt Nam trong phạm vi khu vực ngày càng được nâng cao. Quy mô dân số Việt Nam lớn nhất trong tiểu vùng – hơn 80 triệu người, là thị trường lớn về thương mại và đầu tư, vẫn đang gia tăng cùng với quá trình cải cách, đổi mới và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, với chính sách đối ngoại rộng mở , đa phương hóa , đa dạng hóa quan hệ, phấn đấu vì hòa bình phát triển khiến cho các quốc gia trong khu vực và

28

Lê Bộ Lĩnh. 2009. Chương trình cấp bộ Viện Khoa học xã hội Việt Nam “Cộng đồng ASEAN: Nội dung và Triển vọng”

123

kể cả các nước lớn trên thế giới coi tro ̣ng . Dù vẫn là nước đang phát triển, nhưng trong suốt hơn 20 năm hội nhập, Việt Nam đã đạt được kết quả khá cao với việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định (trung bình tăng trưởng GDP là 7,5%). Chính vì vậy, Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của nhiều cường quốc thế giới. Ngoài Nhật Bản, Việt Nam là đối tác chiến lược của Nga, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ, có quan hệ tốt với EU, Mỹ… Kết quả khảo sát tháng 3/2010 của JETRO cho biết, 64,5% các công ty Nhật hiện đang đầu tư vào Việt Nam do mức độ ổn định chính trị cao, 47,8% do triển vọng kinh doanh, 37,7% do có nguồn nhân công rẻ là một ví dụ.

Việt Nam có vị trí địa chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và Tiểu vùng Mê Công, có quan hệ phát triển tốt đẹp với Nhật Bản đồng thời cũng chiếm vị trí quan trọng hơn trong chính sách của Nhật Bản đối với các nước ASEAN mới. Chính bởi vậy , Việt Nam cần và hoàn toàn có thể xác lâ ̣p vai trò không thể thiếu của mình trong các quyết sách lớn và hoa ̣t đô ̣ng quan trọng của nhóm các nước CLMV và trong mối quan hệ giữa CLMV với N hật Bản. Việt Nam không nhất thiết phải đóng và cũng khó thực hiê ̣n vai trò “lãnh đa ̣o” của nhóm CLMV , nhưng cần khẳng đi ̣nh được vi ̣ trí là mô ̣t nước quan trọng mà các nước CLM , ASEAN và cả các nước lớn bên ngoài Đông Nam Á phải tính đến trong các vấn đề của Tiểu vùng Mê Công và ASEAN.

Nói một cách khác, Việt Nam nên trở thành “tiên phong” trong hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công và trong mối quan hệ giữa các nước CLMV với Nhật Bản. Vị trí “tiên phong” này không chỉ có lợi cho Việt Nam mà còn có lợi cho chính các nước CLM vì nó sẽ định hướng sự phát triển, cung cấp một phần nguồn lực và thúc đẩy hợp tác Tiểu vùng Mê Công. Việt Nam hiện đang là đối tác kinh tế quan trọng của Campuchia, Lào và Myanmar bên cạnh Thái Lan và Trung Quốc nên sự phát triển của Việt Nam cũng sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa phát triển đối với các nước này. Ngoài ra, vị trí “tiên phong” của

124

Việt Nam cũng làm tăng vị thế của hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công trong ASEAN và trong chính sách của các nước bên ngoài khu vực. Bên cạnh đó, với chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ trên nguyên tắc nhất quán là tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, hướng tới hòa bình, hợp tác và phát triển, vị trí “tiên phong” của Việt Nam trong nhóm CLMV hoàn toàn có thể được cộng đồng thế giới, trong đó có các nước lớn thừa nhận và ủng hộ.

Xét từ góc độ lợi ích của Việt Nam lẫn mối quan tâm của Nhật Bản, Việt Nam có vị trí quan trọng trong hợp tác Mê Công - Nhật Bản. Sông Mê Công có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sản xuất lúa gạo và nhiều nông, thủy sản, góp phần bảo đảm an ninh lương thực của Việt Nam và nhiều nước khác trong và ngoài khu vực. Thời gian gần đây, đồng bằng sông Cửu Long đang chịu tác động của hạn hán và xâm nhập mặn nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người dân và sản xuất nông nghiệp. Việt Nam là quốc gia ở cuối nguồn nên có thể thấy rõ những biến chuyển của sông Mê Công do tác động của tự nhiên như hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, nạn ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn nước do hoạt động khai thác dòng sông của các nước ở thượng nguồn. Vì vậy, hỗ trợ Việt Nam nhằm đối phó với những thay đổi của dòng sông và phát triển kinh tế của vùng hạ lưu sông Mê Công cũng là một trong những ưu tiên trong hỗ trợ của Nhật Bản đối với Tiểu vùng Mê Công. Về phía Việt Nam, phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mê Công lần thứ nhất trước Thủ tướng các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Myanmar, các đối tác phát triển của Ủy hội sông Mê Công và các tổ chức quốc tế, ngày 5/4/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam cam kết phối hợp với các nước chung sức xây dựng sông Mê Công không chỉ là dòng sông kết nối

125

các nền văn hoá, dòng sông của tình đoàn kết và hữu nghị mà còn là dòng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)