HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 28 - 32)

4. Kết cấu luận văn:

1.3. HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Theo các nhà ngôn ngữ học, thuật ngữ hiệu quả đƣợc hiểu là: “kết quả nhƣ yều cầu của việc làm mang lại”. Theo từ điển Lepetit Lasousse định nghĩa “Hiệu quả là kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định” ; hay theo từ điển Kinh tế kinh doanh Anh – Việt định nghĩa: “Hiệu quả là mối tƣơng quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ. Mối tƣơng quan này có thể đƣợc đo lƣờng theo hiện vật, đƣợc gọi là hiệu quả kỹ thuật, hoặc theo chi phí, đƣợc gọi là hiệu quả kinh tế. Khái niệm hiệu quả đƣợc dùng làm một tiêu chuẩn để xét xem các tài nguyên đƣợc các thị trƣờng phân phối tốt nhƣ thế nào”.

Trong khi đó các nhà quản lý hành chính lại cho rằng: “Hiệu quả là mục tiêu chủ yếu của khoa học hành chính, là sự so sánh giữa các chi phí đầu tƣ

với các giá trị của đầu ra, sự tăng tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tƣơng quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ lệ đầu ra – đầu vào”.

Nhƣ vậy, việc xác định hiệu quả của một hoạt động kinh tế trong hoạt động sử dụng các nguồn lực sản xuất thƣờng cho chúng ta những con số chính xác và cụ thể. Do đó, theo cách tiếp cận trên, có thể hiểu hiệu quả chính là quan hệ so sánh giữa kết quả thu về với chi phí, công sức bỏ ra hay là so sánh giữa đầu ra và đầu vào trong quá trình sử dụng nguồn lực sản xuất xét trên góc độ giá trị.

Hiệu quả khác với hiệu suất, trong khi hiệu quả là đại lƣợng so sánh giữa kết quả và chi phí bỏ ra để có đƣợc kết quả đó thì hiệu suất là đại lƣợng đo lƣờng việc sử dụng các nguồn lực nhƣ thế nào để đạt đƣợc mục tiêu, hay đo lƣờng giữa tình hình sử dụng, tiêu hao của thực tế so với lý thuyết xét trên góc độ tỷ lệ phần trăm (%) không tính đến thuộc tính giá trị của hàng hóa. Trong khi đó, năng suất là mối quan hệ so sánh giữa tình hình sử dụng, tiêu hao của thực tế so với lý thuyết dựa trên góc độ giá trị sử dụng.

Hiệu quả có hai quan hệ so sánh là so sánh tuyệt đối (dựa trên hiệu số) và so sánh tƣơng đối (dựa trên tỷ lệ):

Hiệu quả tƣơng đối (tỷ lệ): Hiệu quả = Kết quả/Chi phí (hay Hiệu quả = Đầu ra/Đầu vào);

Hiệu quả tuyệt đối (hiệu số): Hiệu quả = Kết quả - Chi phí (hay Hiệu quả = Đầu ra – Đầu vào).

Hiệu quả càng cao khi tỷ lệ hay hiệu số càng lớn và ngƣợc lại hiệu quả kém khi tỷ lệ hoặc hiệu số thấp.

Tóm lại, hiệu quả là thƣớc đo giá trị giúp các nhà quản trị sử dụng nguồn lực tạo kết quả tốt từ đó giúp xây dựng các tiêu chí đánh giá công việc, mô

hình sản xuất trong tổ chức; xây dựng các mục tiêu hoạt động và thứ tự ƣu tiên. Nhà quản trị muốn tăng hiệu quả khi:

+ Giảm chi phí, tăng kết quả + Giữ kết quả, giảm chi phí

+ Tăng chi phí ít, tăng kết quả nhiều + Giảm chi phí nhiều, giảm kết quả ít

Trong các hoạt động của NHTM, huy động vốn là cơ sở chính góp phần mang lại vốn để NHTM thực hiện các hoạt động kinh doanh nhƣ cho vay, đầu tƣ… do đó, huy động vốn là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển trong ngân hàng. Không có hoạt động huy động vốn, NHTM sẽ không có đủ vốn tài trợ cho các hoạt động của mình.

Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, để huy động vốn một cách có hiệu quả ngân hàng cũng nhƣ các tổ chức tín dụng khác đang phải đối mặt với các cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bất kỳ biến động nào dù nhỏ hay dù lớn đều ảnh hƣởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Ngoài ra, huy động vốn còn chịu tác động không nhỏ của chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô, chính sách lãi suất, các chỉ tiêu an toàn vốn, an toàn thanh khoản… đƣợc quy định bởi NHNN trong từng thời kỳ.

Lý luận tƣơng tự nhƣ phần cơ sở lý luận về hiệu quả thì hiệu quả huy động vốn là quan hệ so sánh giữa số vốn huy động được và chi phí huy động vốn bỏ ra xét trên góc độ giá trị. Nhƣ vậy, hiệu quả huy động vốn xem xét tƣơng quan giữa hai yếu tố là số vốn huy động đƣợc và chi phí NHTM bỏ ra để huy động đƣợc số vốn đó. Do đó, cũng giống nhƣ hiệu quả, hiệu quả huy động vốn có hai quan hệ so sánh là quan hệ so sánh tuyệt đối và quan hệ so sánh tƣơng đối.

- Hiệu quả huy động vốn tƣơng đối (tỷ lệ): Hiệu quả huy động vốn = Số vốn huy động/Chi phí huy động vốn;

- Hiệu quả huy động vốn tuyệt đối (hiệu số): Hiệu quả huy động vốn = Số vốn huy động – Chi phí huy động vốn;

Trên cơ sở đó, hiệu quả công tác huy động vốn được đánh giá qua các khía cạnh sau đây:

- Vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo có khả năng đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Tức là vốn huy động phải có một quy mô nhất định để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng và vốn huy động có sự tăng trƣởng ổn định về số lƣợng, có thể thỏa mãn các nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng nhƣ các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.

- Nguồn vốn huy động phải đảm bảo cơ cấu hợp lý: đó chính là tính cân đối theo nhu cầu giữa vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn giữa huy động ở dân cƣ, huy động tổ chức… Một cơ cấu vốn hợp lý phải là một cơ cấu vốn đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng và không có tình trạng bất hợp lý, dƣ thừa hay thiếu vốn đồng thời đảm bảo các yêu cầu, quy định, thông lệ theo pháp luật quy định.

- Vốn huy động phải đảm bảo tối thiểu hóa chi phí: đây là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Chi phí này chính là số tiền mà ngân hàng phải trả cho các lƣợng vốn huy động đƣợc, chi phí hoạt động cao hay thấp phụ thuộc vào mức lãi suất mà ngân hàng đƣa ra, tất nhiên lãi suất huy động càng cao thì càng hấp dẫn khách hàng. Nhƣng cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều là công cụ cạnh tranh của ngân hàng và hai loại lãi suất này lại có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau và có khi

đối ngƣợc nhau, nếu ngân hàng nâng lãi suất huy động để tăng cƣờng huy động vốn thì cũng buộc phải nâng cao lãi suất cho vay để đảm bảo bù đắp chi phí hoạt động và kinh doanh có lãi. Nhƣ vậy, nâng lãi suất huy động quá cao lại dẫn tới giảm khả năng cạnh tranh trong cho vay và đầu tƣ. Yêu cầu đặt ra cho ngân hàng là phải làm sao đƣa ra mức lãi suất hợp lý, vừa đảm bảo cạnh tranh trong huy động và cạnh tranh trong cho vay đồng thời đảm bảo có lãi. Có thể thấy rằng, việc tối thiểu hóa chi phí huy động theo từng loại hình huy động là rất khó do những đặc điểm riêng của từng loại hình vừa nêu trên. Cơ sở để ngân hàng tối thiểu hóa chi phí huy động ở đây là sự hợp lý về cơ cấu vốn và sự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

1.4..CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN

Từ những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trên, rõ ràng có rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM, mỗi nhân tố lại có đặc điểm riêng tác động khác nhau tới hiệu quả huy động vốn. Do vậy, NHTM cần phải nghiên cứu đặc điểm của từng loại nhân tố ảnh hƣởng để có những biện pháp cách thức tiến hành huy động vốn phù hợp với mục tiêu tăng trƣởng tƣơng ứng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)