Kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng lực học tập tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thực tiễn tại viettel (Trang 26 - 28)

1.3.1 Khái niệm kết quả kinh doanh

Có nhiều quan điểm về đánh giá kết quả kinh doanh của tổ chức khác nhau. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể là mực độ đạt đƣợc các mục tiêu của doanh nghiệp, thể biện bằng lợi nhuận, tăng trƣởng thị phần, doanh thu và các mục tiêu chiến lƣợc (Cyert & March, 1992). Có ba quan điểm chính về xác định kết quả kinh doanh là (1) phƣơng pháp tiếp cận mục tiêu, giả định rằng tổ chức theo đuổi những mục tiêu xác định, do đó kết quả đƣợc đánh giá về mặt đạt đƣợc các mục tiêu; (2) tiếp cận theo nguồn lực hệ thống, nhấn mạnh mối quan hệ giữa tổ chức và môi trƣờng của nó, kết quả kinh doanh đƣợc đo về khả năng của tổ chức đảm bảo các nguồn lực khan hiếm và có giá trị; (3) các phƣơng pháp tiếp cận quá trình trong đó xác định kết quả về hành vi của ngƣời tham gia tổ chức (Ford & Schellenberg, 1982 dẫn theo Pham, 2008). Tuy có nhiều cách tiếp cận nhƣ vậy nhƣng nhìn chung các khái niệm về kết quả kinh doanh dựa trên ý tƣởng các tổ chức là tập hợp tự nguyện của các tài sản nhƣ nhân lực, tài sản và vốn nhằm đặt đƣợc các mục đích chia sẻ bởi các thành viên. Các nhà cung cấp các nguồn lực sẽ chỉ cam kết cho tổ chức nếu nó làm hài lòng với giá trị mà họ nhân lại, tạo ra giá trị theo quy định của các nhà cung cấp nguồn lực là tiêu chuẩn về kết quả cần thiết cho bất kỳ tổ chức nào (Jensen & Meckling, 1976; Barney, 2002, Carton & Hofer, 2006).

Nhƣ vậy, có thể thấy việc định nghĩa kết quả kinh doanh có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhƣng về cơ bản kết quả đƣợc xem là việc đạt đƣợc các mục tiêu về thị trƣờng, doanh thu, lợi nhuận hay các mục tiêu chiến lƣợc khác.

1.3.2 Đo lường kết quả kinh doanh

Do kết quả kinh doanh là một khái niệm có nhiều cách tiếp cận khác nhau nên trong các nghiên cứu khác nhau nó đƣợc đo lƣờng khác nhau. Nó có thể đƣợc đo lƣờng thông qua chuỗi dữ liệu quá khứ (Bharadwaj, 2000; Sanders & Premus, 2005) hoặc dựa trên nhận thức của ngƣời trả lời về hiệu năng của tổ chức liên quan đến kỳ vọng, mục tiêu hoặc so sánh với hiệu suất của đối thủ cạnh tranh (Ravinchandran & Lertwongstien, 2005). Điều này có thể do quan điểm khác nhau về kết quả mong đợi của các hoạt động vì kết quả thƣờng đƣợc đặc trƣng bởi mục đích nghiên cứu thực hiện (Carton&Hofer, 2006). Một số nhà nghiên cứu xem hoạt động kinh doanh nhƣ một khái niệm tổng hợp về tính hiệu quả của tổ chức. Kết quả kinh doanh có thể đƣợc phản ánh qua ba thành phần: Kết quả về tài chính, kết quả hoạt động và sự ảnh hƣởng của các bên liên quan (Venkatraman & Ramanujan, 1986). Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây các nhà nghiên cứu có thiên hƣớng đo lƣờng kết quả kinh doanh qua mức độ đạt đƣợc mục tiêu của doanh nghiệp (Wu & Cavusgil, 2006; Keh và cộng sự, 2007; Pham, 2008; Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Bởi vậy, trong nghiên cứu này cũng xem xét đo lƣờng kết quả kinh doanh dựa trên các thang đo của Keh và cộng sự (2007), Pham (2008), Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009). Bao gồm các mục tiêu về thâm nhập thị trƣờng nhanh chóng, khả năng đem các sản phẩm mới tới thị trƣờng so với đối thủ, khả năng thành công của sản phẩm mới, năng suất của doanh nghiệp so với đối thủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng lực học tập tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thực tiễn tại viettel (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)