Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng lực học tập tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thực tiễn tại viettel (Trang 32 - 37)

2.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu và lựa chọn thang đo

Để xây dựng các thang đo lƣờng cho từng nhân tố trong mô hình nghiên cứu tác giả xem xét tham khảo từ các nghiên cứu trƣớc đây (Hult & Ferrell, 1997; Morgan & Turnell, 2003; Gomez và cộng sự, 2005; Wu & Cavusgil, 2006;

Akgun và cộng sự 2007; Panayides, 2007; Keh và cộng sự, 2007; Pham, 2008; Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Những câu hỏi bằng tiếng Anh đƣợc dịch sang tiếng Việt và thông qua quá trình dịch ngƣợc để đảm bảo các câu hỏi giữ đƣợc đúng ý nghĩa gốc. Tiếp theo bảng hỏi thử đƣợc thảo luận với một nhóm 10 ngƣời là cán bộ tại bộ phận kinh doanh của Viettel để đánh giá về mặt từ ngữ sử dụng. Kết quả thu đƣợc các câu hỏi cuối cùng cho điều tra thực tế nhƣ sau (bảng 2.1),

Bảng 2.1 Câu hỏi điều tra

biến Biến quan sát (câu hỏi điều tra) Tham khảo

Cam kết quản lý học tập

COM1

Nhân viên đƣợc tham gia vào quá trình ra quyết định tại đơn vị

Morgan & Turnell (2003), Wu & Cavusgil (2006), Akgun và cộng sự (2007), Pham (2008) COM2

Đơn vị coi hoạt động học tập của nhân viên là khoản đầu tƣ hơn là chi phí

COM3

Lãnh đạo đơn vị luôn tạo điều kiện để triển khai các thay đổi để thích ứng và làm chủ tinh huống khi điều kiện (kinh doanh) thay đổ

COM4

Công ty coi năng lực học tập của nhân viên là yếu tố quan trọng

COM5

Trong công ty này, các ý tƣởng sáng tạo luôn đƣợc khen thƣởng

Tính hệ thống

SYS1

Trong Công ty nhân viên nắm đƣợc mục tiêu chung của tổ chức

Hult & Ferrell (1997); Gomez và cộng sự

(2005); Morgan & SYS2 Các bộ phận trong tổ chức hiểu đƣợc cần phải làm

biến Biến quan sát (câu hỏi điều tra) Tham khảo

gì để đạt đƣợc mục tiêu chung Turnell (2003); Panayides (2007);

Pham (2008) SYS3

Các bộ phận trong tổ chức luôn phối hợp với nhau để đạt đƣợc mục tiêu chung

Tính mở và chấp nhận thử nghiệm

OPE1

Công ty khuyến khích những thử nghiệm và đổi mới để cải thiện quy trình làm việc

Morgan & Turnell (2003); Panayides (2007); Gomez và cộng sự (2005); Akgun và cộng sự (2007); Pham (2008) OPE2

Đơn vị luôn học tập từ các Công ty khác trong ngành những giải pháp thú vị và hữu ích.

OPE3

Kinh nghiệm và ý tƣởng từ bên ngoài (tƣ vấn, khách hàng, đào tạo, vv) đƣợc coi là một công cụ hữu ích cho việc học tập tại đơn vị.

OPE4

Văn hóa công ty cho phép nhân viên bày tỏ ý kiến liên quan đến các thủ tục và phƣơng pháp áp dụng để hoàn thành nhiệm vụ

Chuyển giao và tích hợp tri thức

TRA1 Những lỗi và thất bại luôn đƣợc thảo luận, phân tích tại tất cả các cấp trong Công ty

Hult & Ferrell (1997); Gomez và cộng sự

(2005); Akgun và cộng sự (2007); Panayides (2007);

Pham (2008) TRA2 Nhân viên có cơ hội trao đổi với nhau về các ý tƣởng

mới, các chƣơng trình có thể có ích cho tổ chức TRA3 Trong đơn vị hoạt động làm việc nhóm thƣờng

xuyên đƣợc áp dụng

TRA4

Đơn vị có hệ thống lƣu trữ cho phép những gì đã học trong quá khứ có thể áp dụng đƣợc mặc dù có sự thay đổi của nhân sự

biến Biến quan sát (câu hỏi điều tra) Tham khảo

Kết quả kinh doanh

PER1 Công ty luôn thâm nhập thị trƣờng một cách nhan chóng Wu & Cavusgil (2006); Keh và cộng sự (2007); Pham (2008), Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009) PER2

Công ty luôn đem đến những sản phẩm, dịch vụ mới tới thị trƣờng nhanh hơn các nhà cung cấp khác

PER3 Những sản phẩm, dịch vụ mới của Công ty có tỷ lệ thành công cao

PER4 Năng suất (lao động, doanh thu) của Công ty cao hơn các đối thủ cạnh tranh

PER5 Nhìn chung Công ty có hiệu quả kinh doanh tốt hơn các nhà cung cấp khác

` Thang đo cho các câu hỏi trong mô hình đƣợc xác định là thang đo Likert 5 điểm. Bởi vì mặc dù các thang đo cao điểm hơn (7 điểm hoặc 9 điểm) đƣợc xem là chi tiết và chính xác hơn trong đo lƣờng. Tuy nhiên trong ngôn ngữ tiếng Việt các ý nghĩa phản ánh của nhiều mức điểm không rõ ràng nên việc sử dụng các câu hỏi nhiều điểm lại gây khó khăn cho ngƣời trả lời. Những biến phân loại theo khu vực địa lý sử dụng thang đo định danh.

2.2.2 Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu

Tổng thể nghiên cứu là toàn bộ các đơn vị kinh doanh cấp huyện của Viettel. Việc điều tra tổng thể là không cần thiết và tốn kém, bởi vậy trong nghiên cứu này tác giả dụng các điều tra chọn mẫu. Cỡ mẫu đƣợc xác định theo quy tắc tối thiểu để đạt đƣợc sự tin cậy cần thiết cho nghiên cứu. Cỡ mẫu tối thiểu nhƣ thế nào là phù hợp hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu và chƣa thống nhất đƣợc. Maccallum và cộng sự (1999) đã

tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trƣớc đó về cỡ mẫu tối thiểu đối với phân tích nhân tố. Theo Kline (1979) con số tối thiểu là 100, Guiford (1954) là 200, Comrey và Lee (1992) đƣa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tƣởng ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt,1000 hoặc hơn = tuyệt vời. Theo Tabachnick và Fidell (2007) có thể sử dụng công thức kinh nghiệm sau để xác định cỡ mẫu tối thiểu: n >= 50 + 8p, trong đó n là cỡ mẫu tối thiểu, p là số nhân tố (biến độc lập) trong mô hình nghiên cứu sử dụng hồi quy. Một số nhà nghiên cứu không đƣa ra con số cụ thể mà đƣa ra mối liên hệ giữa số lƣợng biến quan sát với kích thƣớc mẫu. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) sử dụng quy tắc nhân 5, tức là số biến quan sát nhân 5 sẽ ra cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu để đảm bảo tính tin cậy.

Nghiên cứu này lấy mầu theo quy tắc của Comrey và Lee (1992), cỡ mẫu đƣợc xác định là 200 đạt mức tốt. Với cỡ mẫu này cũng thỏa mãn nguyên tắc lấy mẫu của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) và quy tắc lấy mẫu của Tabachnick và Fidell (2007).

Bởi đối tƣợng điều tra là các trung tâm kinh doanh cấp huyện vì vậy đối tƣợng trả lời phù hợp đƣợc xác định là ban lãnh đạo của Trung tâm. Vì vậy đối tƣợng đƣợc phỏng vấn đƣợc xác định là trƣởng hoặc phó trung tâm trung phụ trách kinh doanh. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu đƣợc thông qua một khảo sát online qua website: nghiencuudinhluong.com. Đầu tiên tác giả lập một danh sách các tỉnh trên cả ba miền để tiến hành điều tra (Bắc Ninh, Hà Nội, Yên Bái, Quảng Bình, Bình Dƣơng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng). Tiếp theo một Email thông báo về điều tra đƣợc chuyển xuống BGĐ Chi nhánh Viettel Tỉnh/TP để nhờ hỗ trợ điều tra. Sau đó một thƣ mời tham gia trả lời các câu hỏi qua đƣờng link gửi kèm tới danh sách email của các trƣởng/phó trung tâm huyện tại các tỉnh đƣợc lựa chọn. Để đảm bảo không bị nhiễu thông tin và các

đối tƣợng không phù hợp trả lời các câu hỏi, bảng hỏi đƣợc thiết kế ẩn và chỉ ngƣời nhận đƣợc đƣờng link câu hỏi mới tham gia trả lời đƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng lực học tập tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thực tiễn tại viettel (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)