PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tại tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị, bộ quốc phòng (Trang 40)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có nhiều phương pháp để tiếp cận. Trong luận văn của mình tôi có sử dụng các phương pháp sau để tiến hành nghiên cứu hoạt động của tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Bộ Quốc Phòng.

2.1 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập số liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của việc thu thập số liệu là làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở lý luận để chứng minh giả thuyết. Trong đề tài, dữ liệu được thu thập và phân tích là dữ liệu liên quan tới tình hình hoạt động kinh doanh của tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Bộ Quốc Phòng gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ngoài những báo cáo trực tiếp về tình hình hoạt động của doanh nghiệp như trên, tác giả còn kết hợp sử dụng các nguồn dữ liệu khác như tài liệu kế toán, tài liệu thống kê chỉ số tài chính chung của ngành xây dựng, các báo cáo phân tích ngành, chiến lược chính sách của doanh nghiệp trên tạp chí khoa học. Qua đây tác giả có những xem xét, phân tích, đúng đắn tình hình hoạt động kinh doanh của tổng Công ty.

Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp được tiến hành như sau: - Đối với các dữ liệu liên quan trực tiếp đến hoạt động của tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Bộ Quốc Phòng tác giả đã tìm hiểu và tham khảo thông tin qua hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty từ năm 2012 đến năm 2014. Trong quá trình thu thập thông tin, tác giả luôn chú trọng tính chân thực, chính xác và

tính phù hợp của dữ liệu, đảm bảo nguồn số liệu là đúng mục đích nghiên cứu của luận văn.

- Đối với các thông tin liên quan tới ngành xây dựng, tác giả sử dụng thông tin về báo cáo tài chính của một số đơn vị trong ngành xây dựng từ năm 2012 tới năm 2014, các báo cáo chung trên tạp chí và trên các trang thông tin điện tử cho thấy tình hình hoạt động của ngành xây dựng nói chung để so sánh với Tổng công ty mình đang tiến hành nghiên cứu.

- Đối với các báo cáo, luận văn của các tác giả khác được dùng tham khảo trong luận văn, tác giả đã thu thập được tại hệ thống thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội và thư viện trường đại học khác như Học viện Tài chính, Học viên Công nghệ Bưu chính viễn thông.

2.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập được dữ liệu cần thiết, luận văn sử dụng một số phương phápđể tổng hợp, xử lý dữ liệu, đồng thời dùng công cụ excel để tính toán. Cụ thể các phương pháp được sử dụng như sau:

Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh. So sánh để nhằm xác định xem chỉ tiêu cần phân tích biến động theo chiều hướng nào, mức độ biến động tăng giảm ra sao. Khi thực hiện phương pháp này tác giả đã xác định:

- Số gốc dùng để so sánh: Là số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước, cụ thể trong đề tài các chỉ tiêu của năm liền trước là chỉ tiêu cơ sở, các chỉ tiêu của năm 2012, 2013, 2014 là chỉ tiêu phân tích được so sánh với chỉ tiêu gốc của năm cơ sở tương ứng.

-Xác định điều kiện so sánh: So sánh theo thời gian, so sánh theo không gian.

Trong phương pháp so sánh này, tác giả đã so sánh theo các chiều hướng sau:

- So sánh tuyệt đối: Tác giả dùng so sánh số liệu của cùng 1 chỉ tiêu tại các năm khác nhau, xem mức độ tăng giảm, chênh lệch như thế nào từ đó đưa ra nhận xét.

- So sánh tương đối: Dùng số liệu của 1 chỉ tiêu kỳ này so với kỳ trước về mặt tương đối để xem tốc độ tăng giảm quy mô như thế nào.

- So sánh theo chiều dọc: Dùng các số liệu trong cùng một thời kỳ để thấy được sự tương quan tỷ lệ giữa chúng với nhau và so sánh với thời kỳ khác xem tỷ lệ đó biến động ra sao.

- So sánh theo chiều ngang: So sánh số liệu giữa các kỳ với nhau để thấy sự biến động của chúng.

Trongluận văn tác giả đã thực hiện việc so sánh biến động tuyệt đối, tương đối, cả so sánh về chiều ngang lẫn chiều dọc của chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cơ cấu vốn, tài sản… nhằm xác định được hướng thay đổi về tình hình hoạt động kinh doanh là có hiệu quả hay không, năm sau tăng trưởng hơn năm trước hay giảm đi so với năm trước.

- So sánhbình quân: Qua việc so sánh bình quân ta sẽ đánh giá được tình hình chung, sự biến động về số lượng, chất lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

Trong luận văn tác giả cũng tiến hành so sánh các chỉ số tài chính của tổng Công ty như ROA, ROE… với chỉ số trung bình của ngành và số liệu của một số công ty có quy mô tương tự như Công ty Cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội,Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 để thấy mức độ và tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh so với mặt bằng các doanh nghiệp khác trong ngành.

Phương pháp chi tiết:Mục đích của phương pháp là chia nhỏ đối tượng phân tích thành các bộ phận, phân tích từng bộ phận đó từ đó đánh giá một cách chính xác chỉ tiêu, đối tượng cần phân tích. Luận văn đã chi tiết chỉ tiêu

theo hai hướng đó là theo các bộ phận cấu thànhvà chi tiết theo thời gian các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, khả năng thanh toán để đưa ra chi tiết nhận định về hiệu quả hoạt động.

- Chi tiết các bộ phận cấu thành: Luận văn dùng hình thức chi tiết này để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty. Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều bộ phận cấu thành. Mỗi bộ phận là biểu hiện cho một khía cạnh nhất định, phân tích từng bộ phận này đưa đến cái nhìn cụ thể và có đánh giá chính xác hơn về kết quả kinh doanh.

- Chi tiết chỉ tiêu theo thời gian: Kết quả của việc sản xuất kinh doanh được tạo nên trong một khoảng thời gian dài và chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc phân tích chi tiết chỉ tiêu theo thời gian giúp bám sát kết quả kinh doanh qua từng thời kỳ cả về mức độ, tốc độ hay xu thế phát triển. Luận văn phân tích chi tiết chỉ tiêu tài chính theo từng năm của Tổng Công ty từ 2012 đến 2014.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠITỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ, BỘ QUỐC PHÕNG

3.1 Khái quát về tình hình hoạt động đầu tƣ xây dựng của tổng Công ty Đầu tƣ phát triển nhà và đô thị, Bộ Quốc Phòng

3.1.1Lịch sử hình thành và phát triển của tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Bộ Quốc Phòng

Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Bộ Quốc Phòng là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thuộc Bộ Quốc Phòng, được Nhà nước đầu tư 100% vốn, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con do Bộ Quốc Phòng quyết định thành lập.

- Tên đầy đủ và chính thức: Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Bộ Quốc Phòng.

- Tên tiếng Anh: Ministry of defence, Urban and housing Development Investment Corporation.

- Tên viết tắt: MHDI

- Tên Quân sự: Ban Xây dựng và quản lý nhà ở Bộ Quốc Phòng.

- Trụ sở chính: Số 86 Đường Lê Trọng Tấn, P. Khương Mai, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội.

- Điện thoại: 04.38521690 ; 04.35650920 ; Fax: 04.38521690.

3.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Được thành lập theo Quyết định số 183/QĐ-TM ngày 17/9/1987 của Tổng Tham mưu trưởng trên cơ sở Ban Kiến thiết công trình 75325. Thời kỳ đầu mang tên Ban Quản lý công trình nhà ở Nghĩa đô, thuộc Học viện Kỹ thuật quân sự, sau nhiều lần đổi tên, ngày 15/9/2003, Bộ trưởng Bộ Quốc

Phòng ra quyết định số 191/2003/QĐ-BQP đổi tên thành Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Bộ Quốc Phòng. Ngày 31/3/2005, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ra quyết định số 36/2005/QĐ-BQP điều động Công ty về trực thuộc Bộ Quốc Phòng, chịu sử chỉ huy trực tiếp của Thủ trưởng Bộ Quốc Phòng, về hành chính quân sự trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Ngày 3/10/2009 Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ra Quyết định số 3575/QĐ-BQP chuyển Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Bộ Quốc Phòng thành Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Bộ Quốc Phòng. Ngày 23/8/2011 Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng ra Quyết định số 3034/QĐ-BQP phê duyệt đổi tên Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển nhà và Đô thị Bộ Quốc Phòng thành tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Bộ Quốc Phòng.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Bộ Quốc phòng dưới sự chỉ huy của Thủ trưởng Bộ được giao các nhiệm vụ sau:

- Chuẩn bị đầu tư các dự án và tổ chức quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các khu nhà ở, khu đô thị mới phục vụ chính sách nhà ở cho cán bộ Quân đội và kinh doanh theo cơ chế thị trường; Thực hiện các dự án tái định cư; Quản lý, vận hành khai thác dịch vụ nhà ở, khu đô thị mới sau đầu tư; Tư vấn khảo sát thiết kế; Thi công xây lắp công trình;Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.

- Bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê do tổng Công ty quản lý theo NĐ 61/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ và triển khai thực hiện Quyết định 20/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nhà ở cho cán bộ lão thành cách mạng trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Bàn giao các khu tập thể Quân đội do tổng Công ty đang quản lý ra TP Hà Nội quản lý…

3.1.3 Thành tựu đã đạt được

Trong quá trình hình thành và phát triển tổng Công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tổng công ty đã tham gia xây dựng và hoàn thành nhiều công trình kiến trúc vừa và lớn (khối trường học, nhà ở, văn phòng…); các công trình dân dụng và chuyên dụng của hạ tầng kỹ thuật tại các địa bàn được cấp phép:

- Dự án khu ĐTM Mỹ Đình I- Từ Liêm- Hà Nội: diện tích 22,3 ha. Đây là dự án khu ĐTM được xây dựng đồng bộ hiện đại cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với 1.908 căn hộ.

- Dự án tái định cư- chung cư- M6, M7 khu văn công quân đội Mai Dịch- Cầu Giấy- Hà Nội.

- Dự án nhà chung cư A13- Học viện Quốc Phòng.

- Dự án đường nối quốc lộ 32 vào khu ĐTM Mỹ Đình I, II. - Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho 37 khu tập thể Quân đội.

- Dự án khu nhà ở D22- BTL Bộ đội Biên phòng- Cầu giấy- Hà Nội: 353 căn hộ (28 căn hộ thấp tầng và 325 căn hộ chung cư).

- Dự án khu nhà ở Thạch Bàn- Long Biên- Hà Nội: diện tích đất: 29,5 ha, 1.262 căn hộ (114 căn hộ thấp tầng và 1148 căn hộ chung cư).

- Dự án khu nhà ở Học viện Hậu cần 18 tầng 375 căn hộ tại Ngọc Thuỵ- Long Biên- Hà Nội.

- Dự án khu nhà ở Học viện Quân y 18 tầng 204 căn hộ tại Hà Đông- Hà Nội.

- Dự án Tổ hợp văn phòng nhà ở, siêu thị cao cấp “MD Complex Tower” tại Mỹ Đình-Từ Liêm- Hà Nội: Tổng mức đầu tư là 700 tỷ đồng.

Chất lượng các công trình luôn được coi trọng. Các dự án của Tổng công ty đều đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật và kiến trúc hợp lý. Hàng ngàn cán bộ Quân đội được ở trong các căn hộ, các khu chung cư hiện đại, đồng bộ cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với giá cả hợp lý. Tổng công ty đã góp

phần tăng cường được lòng tin cho các gia đình cán bộ Quân đội và các đơn vị Quân đội về chính sách nhà ở đất ở của Quân đội. Uy tín và thương hiệu của tổng Công ty ngày càng được khẳng định và nâng cao.

3.1.4 Cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp

Đội ngũ cán bộ và công nhân viên của tổng công ty có phẩm chất chính trị tốt, năng lực thực tiễn cao. Có trình độ chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm triển khai và quản lý các dự án đầu tư, quản lý chất lượng thi công, quản lý các khu nhà chung cư, khu đô thị.

Tổng số cán bộ Sỹ quan, Quân nhân chuyên nghiệp, CNV Quốc phòng, lao động hợp đồng của Tổng công ty là 1.220 người, bao gồm:

- Kỹ sư xây dựng các chuyên ngành 286 người - Kiến trúc sư, kỹ sư kinh tế xây dựng 79 người - Cử nhân kinh tế và các chuyên ngành 145 người - Cao đẳng, trung cấp kỹ thuật và tài chính 45 người - Đội ngũ nhân viên kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao: 665 người Căn cứ đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc trưng của tổng Công ty, tổng Công ty đã chọn mô hình tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tuyến với bộ máy quản lý hoàn chỉnh bao gồm: Ban giám đốc, các phòng ban chức năng của các đơn vị trực thuộc được thể hiện qua sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Bộ Quốc Phòng:

Hình3.1:Sơ đồbộ máy tổ chức quản lý của tổng Công ty Đầu tƣ phát triển nhà và đô thị, Bộ Quốc Phòng

(Nguồn: Báo cáo Kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương hướng nhiệm vụ 2015-2020 của tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Bộ Quốc Phòng)

Chỉ huy tổng Công ty:

Chủ tịch tổng Công ty kiêm tổng giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất trong tổng Công ty, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng Công ty, là người điều hành mọi hoạt động và phân công công việc trong tổng Công ty.

CHỦ TỊCH KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI CÁC ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHU THUỘC KHỐI CÁC CÔNG TY CON – LIÊN KẾT BAN QUẢN LÝ DỰ AN MỸ ĐÌNH I BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN SỐ 2 BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN SỐ 3 BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN SỐ 4 XÍ NGHIỆP TƢ VẤN KHẢO SÁT THIẾT KẾ XÍ NGHIỆP XÂY LẮP CHI NHÁNH MIỀN

NAM DOANH VẬT LIỆU XÍ NGHIỆP KINH XD CHINHÁNH MIỀN TRUNG CTY TNHH MTV QUẢN LÝ NHÀ VÀ DỊCH VỤ ĐÔ THỊ CTY TNHH MTV ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ MHDI 2 CTY CP ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ MHDI 1 CTY CP SÀNGIAODỊCHBĐSM HDILAND CTY CP XÂY DỰNG LŨNG LÔ 6 (CTY LIÊN KẾT) PHÕNG KINH DOANH PHÕNG TỔ CHỨC - LAO ĐỘNG VĂN PHÕNG PHÕNG QUẢN LÝ NHÀ ĐẤT PHÕNG CHÍNH TRỊ PHÕNG DỰ ÁN ĐẦU TƢ PHÕNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÕNG TÀI CHÍNH PHÕNG KỸ THUẬT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC – KINH DOANH PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC – BÍ THƢ ĐẢNG ỦY PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC – KẾ HOẠCH KỸ THUẬT KIỂM SOÁT VIÊN

Các phó tổng giám đốc: Là những người trợ giúp cho tổng giám đốc và chị trách nhiệm trước tổng giám đốc về tình hình hoạt đông sản xuất kinh doanh chung của tổng Công ty; về công tác xây dưng, sửa chữa các công trình, hạng mục công trình đang và sẽ thực hiện; về công tác hoạt động Đảng, đoàn thanh niên trong tổng Công ty. Các phó tổng giám đốc cùng với nhau tao điều kiện cho các phòng bạn khác hoàn thành công việc.

Các phòng ban chức năng gồm: phòng Kế hoạch tổng hợp; phòng Dự án đầu tư; phòng Tổ chức - Lao động; phòng Kinh doanh; phòng Kỹ thuật; phòng Tài chính; phòng Chính trị; Văn phòng; phòng Quản lý nhà đất.

Khối các đơn vị hạch toán phụ thuộc: Ban quản lý dự án Mỹ Đình I, Ban quản lý dự án số 2, Ban quản lý dự án số 3, Ban quản lý dự án số 4, chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tại tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị, bộ quốc phòng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)