Phƣơng pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần du lịch kim liên (Trang 36 - 39)

2.2.1. Phƣơng pháp chọn đối tƣợng nghiên cứu:

Khách sạn Kim Liên đƣợc đặt tại trung tâm thủ đô Hà Nội – nơi có giao thƣơng phát triển, du lịch đƣợc đẩy mạnh. Hơn nữa, Quận Đống Đa lại là nơi có các tuyến giao thông lớn quốc lộ 1A (đƣờng Giải Phóng, Đại Cồ Việt), là nơi tập trung các trƣờng Đại học, Bệnh viện, Viện nghiên cứu, Trung tâm thƣơng mại, các cơ quan Trung Ƣơng, danh thắng lịch sử,... Nguồn khách du lịch hằng năm đổ dồn về nơi đây dẫn đến việc mọc lên các khách sạn lớn ngày càng tăng nhanh.

Công ty CP Du lịch Kim Liên là một khách sạn lâu đời và là một trong những khách sạn lớn nhất trong ngành kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ. Trên địa bàn Quận Đống Đa, Kim Liên phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các Khách sạn mới thành lập cả về cơ sở vật chất cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ.

Là cán bộ làm việc tại Công ty CP Du lịch Kim Liên, tôi mong muốn đóng góp ý kiến của mình trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, chính vì vậy tôi tập trung nghiên cứu, đánh giá để đƣa ra giải pháp duy trì, nâng cao, phát triển nguồn vốn đó.

2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, thông tin: Nguồn dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ báo cáo tổng kết nội bộ, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Bảng cân đối kế toán trong 3 năm 2014 đến 2016. Tham khảo từ các tài liệu, tạp chí, bài báo, luận văn khác liên quan tới đề tài, là các số liệu đã công bố bao gồm báo, bài báo, luận văn, luận án, trên internet viết về vấn đề nghiên để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh vấn đề luận văn đặt ra. Cụ thể, đề tài sử dụng dạng số liệu qua các báo tài chính, báo cáo hoạt động sử dụng vốn của Công ty qua các năm, của các Khách sạn khác, của ngành kinh doanh Khách sạn,….

Ƣu điểm của dữ liệu thứ cấp là nó có sẵn, không tốn thời gian để tìm kiếm và thu thập, có thể tìm kiếm ở tài liệu trong và cả ngoài nƣớc vì không giới hạn về mặt địa lý, từ đó nguồn dữ liệu thứ cấp rất phong phú và đa dạng để thu thập. Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu thứ cấp có thể khiến cho thời điểm trong đề tài nghiên cứu với thời điểm dữ liệu tồn tại có sự sai lệch về thời gian và kết quả vì thế có thể thiếu chính xác.

Đề tài này sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm sử dụng các dữ liệu này để làm dữ liệu phụ, còn dữ liệu chính sẽ là dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập tại thời điểm nghiên cứu.

Để thu thập đƣợc các dữ liệu này, học viên sẽ sử dụng những phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp quan sát

- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: trao đổi với các cá nhân có liên quan để thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp.

Phỏng vấn Ban giám đốc với mục tiêu tìm ra định hƣớng kinh doanh Phỏng vấn Kế toán viên với mục tiêu thu thập thêm số liệu

2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu:

Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu đƣợc học viên sử dụng là các phƣơng pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và sử dụng các công cụ phần mềm hỗ trợ nhƣ phần mềm 3SERP, Excel để phân tích hồi quy, tính toán chỉ tiêu. Cụ thể các phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhƣ sau:

2.2.3.1. Phƣơng pháp logic – lịch sử:

Phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng để xây dựng khung lý thuyết về nguồn vốn và việc sử dụng nguồn vốn tại doanh nghiệp. Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng để nghiên cứu các thành tựu đã đạt đƣợc ở trong và ngoài nƣớc trong quá trình phát triển ngành nghề kinh doanh khách sạn, du lịch. Phƣơng pháp này đƣợc thể hiện trong toàn bộ luận văn, đặc biệt trong phần tổng quan tài liệu chƣơng 1, chƣơng 3 phần phân tích thực trạng.

2.2.3.2. Phƣơng pháp so sánh:

Để áp dụng phƣơng pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện so sánh đƣợc của các chỉ tiêu tài chính ( thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán... ) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh đƣợc chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích đƣợc chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể đƣợc lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tƣơng đối hoặc số bình quân; nội dung so sánh bao gồm:

So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trƣớc để thấy rõ xu hƣớng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. đánh giá sự tăng trƣởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành; của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu đƣợc hay chƣa đƣợc.

So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy đƣợc sự biến đổi cả về số tƣơng đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.

2.2.3.3. Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ :

Phƣơng pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lƣợng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ, cố nhiên là sự biến đổi của các đại lƣợng tài chính. Về nguyên tắc, phƣơng pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính đƣợc phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trƣng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính, trong mỗi trƣờng hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, ngƣời phân tích lựa chọn những nhóm chỉ tiêu khác nhau. Để phục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ngƣời ta thƣờng dùng một số các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần du lịch kim liên (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)