Nội dung phân tích tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty xây dựng lũng lô bộ quốc phòng (Trang 43 - 69)

2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô Từ

2.2.4. Nội dung phân tích tài chính

Nội dung phân tích tài chính được thực hiện hai phần chủ yếu sau: - Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty.

- Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng như: khả năng thanh toán, năng lực hoạt động, cơ cấu tài chính và khả năng sinh lời.

Các nội dung này được thực hiện cụ thể như sau:

2.2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty.

2.2.4.1.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.

Từ năm 2010 trở về trước, tại Công ty Xây dựng Lũng Lô nội dung phân tích này mới chỉ áp dụng ở mức sơ sài, chưa đi sâu vào phân tích chi tiết. Năm 2011, nội dung này đã được thực hiện cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng Lũng Lô.

ĐVT: triệu VNĐ

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 Sử dụng vốn Nguồn vốn Tài sản

Tiền và CK dễ bán 30.021 23.571 6.450

Các khoản phải thu 220.374 235.216 14.842

Dự trữ &TSLĐ khác 90.704 130.254 39.550

Tài sản cố định 96.252 79.263 16.989

Nguồn vốn

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 Sử dụng vốn Nguồn vốn Các khoản PT, PNộp 272.841 321.820 48.979 Nợ dài hạn 21.861 11.760 10.101 Nợ khác 41.065 23.949 17.116 Nguồn vốn CSH 59.443 62.094 2.651 Tổng cộng: 437.351 468.304 81.609 81.609

Nguồn: Phòng Tài chính Công ty XD Lũng Lô.

Dựa vào bảng số liệu tính toán nêu trên, chúng ta có thể rút ra nhận xét về diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty XD Lũng Lô như sau:

Công ty Xây dựng Lũng Lô khai thác nguồn vốn bằng cách chủ yếu là vay ngắn hạn, tăng các khoản phải trả, phải nộp và tích cực trích khấu hao tài sản cố định. Trong tổng số nguồn vốn được cung ứng là 81.609 triệu đồng, vay ngắn hạn ngắn hạn là 6.540 triệu (chiếm 8,01%), các khoản phải trả, phải nộp là 48.979 triệu (chiếm tới 59,56%), còn khấu hao TSCĐ và giảm đầu tư dài hạn là 16.989 triệu (chiếm 20,82%). Như vậy, 67,57% tổng số vốn của công ty được hình thành bằng cách vay ngắn hạn và bằng cách chiếm dụng (trong đó chủ yếu là chiếm dụng).

Với tổng nguồn vốn là 81.609 triệu đồng, Công ty Xây dựng Lũng Lô đã sử dụng để tài trợ chủ yếu cho phần dự trữ và các khoản phải thu (54.392 triệu – chiếm 66,65%), phần còn lại để trả nợ vay dài hạn và nợ khác.

2.2.4.1.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

Vấn đề mà bất cứ Ban lãnh đạo công ty nào cũng quan tâm đấy là liệu có đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không. Công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô cũng đã thực hiện nội dung phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giúp Ban Giám đốc đưa ra các quyết sách phù hợp cho công ty mình.

Khi thực hiện nội dung này, chúng ta cùng xem xét đến hai chỉ tiêu là vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.

Chỉ tiêu Vốn lưu động thường xuyên

Bảng 2.3: Vốn lưu động thường xuyên của Công ty XD Lũng Lô.

ĐVT: triệu VNĐ

Chỉ tiêu 31.12.2009 31.12.2010 31.12.2011

1.Nguồn vốn dài hạn 72.647 81.303 73.853

2.Tài sản cố định & ĐTDH 84.350 96.252 79.263

3.VLĐ thường xuyên (3=1-2) -11.703 -14.949 -5.410

Nguồn: Phòng Tài chính Công ty XD Lũng Lô.

Dựa vào bảng số liệu trên, có thể nhận xét như sau:

Năm 2009: Chỉ tiêu này mang giá trị âm, điều này cho thấy tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty chưa được tài trợ vững chắc bằng nguồn dài hạn.

Năm 2010: Vốn lưu động thường xuyên của công ty mang giá trị âm. Điều đó có nghĩa là nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn. So với năm 2009 thì năm nay chỉ tiêu này sụt giảm. Điều này là bất lợi và công ty cần khắc phục.

Năm 2011: So với năm 2010, năm nay chỉ tiêu này đạt được sự chuyển biến đáng mừng. Mặc dù còn mang giá trị âm nhưng đã giảm được rất nhiều so với năm trước. Điều này cho thấy công ty đã cố gắng giảm thiểu rủi ro bằng cách tăng cường việc dùng vốn dài hạn tài trợ cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn.

Chỉ tiêu Nhu cầu VLĐ thường xuyên:

Song song với chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên, chúng ta tiến hành nội dung phân tích Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.

Sau khi tính toán chỉ tiêu này, chúng ta có thể nhận xét, đánh giá cho từng năm như sau:

Năm 2009: Chỉ tiêu nhu cầu VLĐTX đạt mức –25.843triệu đồng cho thấy các khoản nợ ngắn hạn đã dư thừa để tài trợ cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là -25.843 triệu đồng. Đây là một con số rất lớn nên điều này có thể dẫn công ty đến rủi ro trong thanh toán.

Bảng 2.4: Nhu cầu VLĐ thường xuyên của Công ty XD Lũng Lô.

ĐVT: triệu VNĐ

Chỉ tiêu 31.12.2009 31.12.2010 31.12.2011

1.Hàng tồn kho 44.362 85.032 119.498

2. Các khoản phải thu 210.834 220.374 235.216

3. Nợ ngắn hạn 281.039 314.982 370.501

4. Nhu cầu VLĐTX (4=1+2-3) -25.843 -9.576 -15.787

Nguồn: Phòng Tài chính Công ty XD Lũng Lô

Năm 2010: Cũng giống năm 2009, chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên năm nay cũng mang giá trị âm. Nhưng đã có sự biến chuyển rõ rệt, cụ thể là đã tăng lên mức 9.576 triệu đồng. Điều này là rất tốt cho tình hình thanh toán của công ty.

Năm 2011: Chỉ tiêu này năm nay lại tiếp tục âm và chuyển biến theo chiều hướng xấu. Do đó công ty cần khắc phục tình trạng này nhằm giảm rủi ro trong thanh toán.

2.2.4.1.3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong Bảng CĐKT.

Một trong những vấn đề mà mọi người quan tâm đến tình hình tài chính của một doanh nghiệp đều quan tâm là xu hướng và tốc độ biến đổi của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Công ty Xây dựng Lũng Lô cũng đã quan tâm một cách đúng mức đến nội dung phân tích này.

Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán là một nội dung mà công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô đã áp dụng ngay từ những ngày đầu mới thành lập nhưng chỉ mang tính hình thức và hời hợt. Trong các năm gần đây, đặc biệt là năm 2010 và 2011, nội dung này được thực hiện ngày một tốt hơn. Cụ thể như sau:

Trong kết cấu tài sản của công ty năm 2010 thì chủ yếu là các khoản phải thu (chiếm 52% đầu năm và cuối năm là 50%). Điều này chứng tỏ công ty thực hiện công tác thu hồi nợ chưa tốt. Nguyên nhân là do các công trình công ty thi công đều là công trình có vốn từ ngân sách do đó gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ.

Bảng 2.5: Kết cấu tài sản và nguồn vốn năm 2010.

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

31.12.2009 31.12.2010 31.12.2010 so với 31.12.2009

Lượng trọng % Tỷ Lượng trọng % Tỷ Lượng trọng % Tỷ

I.Tài sản 408.882 437.352 28.470 1.Tiền 63.272 15 30.022 7 -33.250 -116 2.Các khoản Pthu 210.834 52 220.374 50 9.540 34 3.Tồn kho & khác 50.424 12 90.704 21 40.280 141 4. TSCĐ & ĐTDH 84.351 21 96.252 22 11.901 41 II. Nguồn vốn 408.882 437.352 28.470 1. Nợ ngắn hạn 281.039 69 314.982 72 33.943 119 2. Nợ dài hạn 14.193 3 21.861 5 7.668 27 3. Nợ khác 55.195 14 41.065 9 -14.130 -50 4. Vốn CSH 58.455 14 59.444 14 989 3

Trong năm 2010 có một sự gia tăng đáng kể về hàng tồn kho (chiếm 141% trong phần gia tăng của tổng tài sản). Điều này có thể giải thích là do các công trình thi công của công ty đa số là các công trình lớn, thời gian thi công kéo dài qua nhiều năm, vì vậy các chi phí bỏ ra chưa có thể quyết toán được mà đang treo tại khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Bảng 2.6: Kết cấu tài sản và nguồn vốn năm 2011.

ĐVT: triệu VNĐ Năm 2009 31.12.2010 31.12.2011 31.12.2011 so với 31.12.2010 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng I.Tài sản 437.35 2 468.30 4 30.952 1.Tiền 30.022 7% 23.571 5% -6.451 -21% 2.Các khoản Pthu 220.37 4 50% 235.21 6 50% 14.842 48% 3.Tồn kho & khác 90.704 21% 130.25 4 28% 39.550 128% 4. TSCĐ & ĐTDH 96.252 22% 79.263 17% -16.989 -55% II. Nguồn vốn 437.35 2 468.30 4 30.952 1. Nợ ngắn hạn 314.98 2 72% 370.50 1 79% 55.519 179% 2. Nợ dài hạn 21.861 5% 11.760 3% -10.101 -33% 3. Nợ khác 41.065 9% 23.949 5% -17.116 -55% 4. Vốn CSH 59.444 14% 62.094 13% 2.650 9%

Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Công ty XD Lũng Lô

Thông qua bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy rằng sự thay đổi lớn nhất về phía tài sản của công ty trong năm 2011 là ở khoản mục hàng tồn kho (tăng trên 39,5 tỷ đồng, chiếm 128% trên tổng cộng sự thay đổi tài sản). Điều này là do trong năm 2011, một lượng lớn vốn được đầu tư vào sản xuất các công trình lớn và cuối

việc thanh quyết toán các công trình. Nếu công trình lớn thì quyết toán từng hạng mục một để có thể tăng sự luân chuyển vốn sản xuất, tránh tình trạng ứ đọng vốn như hiện nay.

Về phía nguồn vốn, một sự tăng lên đáng kể của nợ ngắn hạn với số tuyệt đối là 55 tỷ, chiếm 179% trên tổng cộng sự thay đổi của tổng nguồn vốn. Trong lúc đó thì nợ dài hạn lại giảm xuống còn 17 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ trong năm vừa qua công ty đã gia tăng các khoản nợ ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Theo lý thuyết thì thoạt nghe điều này có vẻ như vô lý nhưng trong điều kiện hiện tại của công ty thì việc này là hoàn toàn phù hợp vì công ty đang bị ứ đọng vốn tại các công trình, các dự án lớn. Do đó cần thiết phải có nguồn vốn lưu động bổ sung để tiếp tục đầu tư cho sản xuất. Biện pháp trong thời gian tới là tích cực thu hồi nợ đối với các công trình đã quyết toán mà chủ đầu tư còn nợ tiền và đẩy nhanh việc quyết toán các công trình dở dang để có vốn tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

2.2.4.1.4. Phân tích các chỉ tiêu trung gian và cuối cùng trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh là một trong những báo cáo quan trọng nhất trong việc cung cấp thông tin cho công tác phân tích tài chính của một doanh nghiệp. Phòng Tài chính Công ty Xây dựng Lũng Lô cũng đã sử dụng các thông tin trong báo cáo này để phân tích một số chỉ tiêu tài chính quan trọng. Việc này được thực hiện bắt đầu từ năm 2010.

Khi phân tích về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010, có thể thấy:

Doanh thu trong năm 2010 giảm 13% so với doanh thu năm 2009. Điều này có thể được giải thích là do các công trình của công ty chưa hoàn thành, chưa thể đưa vào quyết toán chứ không phải là do công ty làm ăn kém hiệu quả bởi vì số lượng các dự án mà công ty ký kết hợp đồng với chủ đầu tư ngày một tăng về cả số lượng lẫn quy mô của dự án.

Bảng 2.7: Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010 CHỈ TIÊU Năm 2009 (triệu VNĐ) Năm 2010 (triệu VNĐ) Tăng, giảm Lượng Tỷ trọng

1.Doanh thu thuần 246.667 213.406 -33.261 -13%

2. Giá vốn hàng bán 184.367 145.440 -38.927 -21% 3. Lợi nhuận gộp 62.300 67.965 5.665 9% 4. Chi phí bán hàng, quản lý 40.148 49.772 9.624 23% 5. LN thuần từ SXKD 22.152 18.193 -3.959 -17% 6. LN từ HĐ Tài chính -2.357 -2.409 -52 -2% 7. LN từ HĐ khác -4.202 -4.677 -475 -11% 8. LN trước thuế 15.593 11.106 -4.487 -28% 9. Thuế TNDN 3.898 3.523 -375 -9% 10. LN sau thuế 11.695 7.583 -4.112 -35%

Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD năm 2009, 2010[11].

Điều đáng nói ở đây là trong khi doanh thu giảm 13% thì lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại giảm những 17% so với năm 2009. Việc này cho thấy công tác quản lý chi phí của công ty năm 2010 có sự lỏng lẻo hơn năm 2009 mà cụ thể ở đây là sự gia tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều này cũng do bởi trong năm 2010 có sự biến động lớn trên thị trường về giá cả vật liệu xây dựng, về xăng dầu... Dẫn tới giá thành sản xuất tăng cao, lợi nhuận giảm.

Một việc cũng không thể không đề cập đến đó là việc năm 2009 công ty vẫn áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 25%. Tuy nhiên, bước sang năm 2010, năm thứ 6 kể từ ngày thành lập, công ty phải chịu mức thuế suất là 32% theo luật định. Việc này đã làm giảm phần lãi ròng của công ty (năm 2010 giảm 35% so với năm 2009).

Ngoài ra, công ty cũng cần phải quan tâm đúng mức đến hoạt động tài chính và hoạt động khác vì trong cả hai năm 2009 và 2010 hai hoạt động này đều bị lỗ và khoản lỗ này là tương đối lớn. Chính điều đó đã làm giảm lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm tăng trưởng vốn của công ty.

Bước sang năm 2011, doanh thu năm 2011 (đạt 209.325 triệu) giảm nhẹ so với doanh thu năm 2010 (213.406 triệu). Trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại giảm 16%, năm 2011 chỉ đạt 15.154 triệu đồng so với 18.193 triệu đồng năm 2010. Điều này là chủ yếu là do sự gia tăng của giá vốn hàng bán.

Tuy nhiên điều quan trọng ở đây là trong năm 2011, công ty đã kiểm soát được hoạt động tài chính và hoạt động khác. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty tăng lên 27% so với năm 2010.

Như vậy, điều quan trọng nhất đặt ra đối với Công ty Xây dựng Lũng Lô trong thời gian tới là phải kiểm soát được chi phí mà đặc biệt là chi phí quản lý. Công ty cần phải có một chiến lược đúng đắn để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu, tránh tình trạng bị ảnh hưởng của sự biến động giá cả thị trường vật liệu xây dựng trong nước và thế giới.

Bảng 2.8: Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh năm 2011

CHỈ TIÊU Năm 2010 (triệu VNĐ) Năm 2011 (triệu VNĐ) Tăng, giảm Lượng Tỷ trọng %

1.Doanh thu thuần 213.406 209.325 -4.081 -2

2. Giá vốn hàng bán 145.440 183.215 37.775 25

3. Lợi nhuận gộp 67.965 26.109 -41.856 -61

4. Chi phí bán hàng, quản lý 49.772 10.955 -38.817 -77

5. LN thuần từ SXKD 18.193 15.154 -3.039 -16

7. LN từ HĐ khác -4.677 -817 3.860 82

8. LN trước thuế 11.106 14.132 3.026 27

9. Thuế TNDN 3.523 3.719 196 5

10. LN sau thuế 7.583 10.413 2.830 37

Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010, 2011[11].

Doanh thu năm 2011 (đạt 209.325 triệu) giảm nhẹ so với doanh thu năm 2010 (213.406 triệu). Trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại giảm 16%, năm 2011 chỉ đạt 15.154 triệu đồng so với 18.193 triệu đồng năm 2010. Điều này là chủ yếu là do sự gia tăng của giá vốn hàng bán.

Tuy nhiên điều quan trọng ở đây là trong năm 2011, công ty đã kiểm soát được hoạt động tài chính và hoạt động khác. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty tăng lên 27% so với năm 2010.

Như vậy, điều quan trọng nhất đặt ra đối với Công ty Xây dựng Lũng Lô trong thời gian tới là phải kiểm soát được chi phí mà đặc biệt là chi phí quản lý. Công ty cần phải có một chiến lược đúng đắn để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu, tránh tình trạng bị ảnh hưởng của sự biến động giá cả thị trường vật liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty xây dựng lũng lô bộ quốc phòng (Trang 43 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)