Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty xây dựng lũng lô bộ quốc phòng (Trang 91 - 97)

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây Dựng

3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính

3.2.3.1. Thực hiện đầy đủ và chi tiết hơn phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.

Trong các nội dung của phân tích tài chính thì nội dung phân tích về nguồn vốn và sử dụng vốn là rất quan trọng. Nó cho phép chúng ta có thể biết được trong một kỳ kinh doanh thì nguồn vốn có được từ đâu, được sử dụng vào mục đích gì, và như vậy có hợp lý hay không. Hiện tại thì nội dung này đã được Công ty Xây dựng Lũng Lô thực hiện, tuy nhiên việc phân tích mới chỉ dừng lại ở nhận xét số liệu một cách máy móc mà chưa đi sâu vào nhìn nhận bản chất của vấn đề.

Cụ thể là năm 2011 thì công ty đã phân tích được sự biến đổi của nguồn vốn như thế nào và việc sử dụng chúng ra sao. Song, việc phân tích cũng mới chỉ dừng lại ở đó mà chưa đi sâu phân tích nguyên nhân của sự biến đổi đó, nhận xét được sự biến đổi đó là theo xu hướng tích cực hay tiêu cực và đề ra được giải pháp để duy trì (trong trường hợp tích cực) hoặc khắc phục (trong trường hợp tiêu cực).

Trong trường hợp của công ty năm 2011 thì việc tăng nguồn ngắn hạn và giảm nguồn dài hạn là một việc không nên. Bởi vì hiện tại thì công ty đang phải sử dụng nguồn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn. Điều này thực sự không tốt đối với một doanh nghiệp xây dựng bởi vì đặc thù ngành nghề xây dựng là thời gian đầu tư dài hạn, thời gian thu hồi vốn chậm. Do đó phải sử dụng nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn mới là phù hợp. Đồng thời, hệ số nợ ngắn hạn của công ty là khá cao. Vì thế, chiến lược mà công ty cần áp dụng là tăng nguồn dài hạn và giảm vay ngắn hạn. Như thế thì mới phù hợp với đặc điểm của công ty và mới tạo được sự lành mạnh trong hoạt động tài chính của công ty.

Như vậy chúng ta thấy rằng sự phân tích về diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn mà đội ngũ phân tích tài chính của công ty đã thực hiện là chưa sâu sắc, chưa

đưa ra được những kết luận xác đáng để phục vụ cho các đối tượng quan tâm tới công ty. Do đó, cần thiết phải tăng cường thực hiện nội dung này trong các năm tiếp theo nhằm đưa công tác phân tích tài chính đạt kết quả cao nhất.

3.2.3.2. Sử dụng hệ số thanh toán tức thời.

Một trong những chỉ tiêu quan trọng trong nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán là hệ số thanh toán tức thời. Như đã phân tích trong chương 2, các hệ số khác như: hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh đã được Công ty Xây dựng Lũng Lô sử dụng trong phân tích tài chính nhưng lại chưa sử dụng hệ số thanh toán tức thời. Vì vậy tác giả đề xuất sử dụng chỉ tiêu này trong phân tích tài chính tại công ty.

Mặc dù vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp xây dựng là nhỏ hơn nhiều so với vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp thương mại. Nhưng khách hàng của doanh nghiệp xây dựng lại là các doanh nghiệp thương mại. Chính vì thế yêu cầu từ phía khách hàng của công ty là thanh toán càng nhanh càng tốt. Tất nhiên tín dụng thương mại cũng đã được áp dụng nhưng thật sự thì càng ngày vấn đề này càng trở nên khó khăn hơn. Do đó, lãnh đạo công ty cần phải nắm bắt được hệ số thanh toán tức thì để có quyết sách phù hợp.

Bảng 3.1: Hệ số thanh toán tức thời giai đoạn 2009-2011.

ĐVT: triệu VNĐ

Chỉ tiêu 31.12.2009 31.12.2010 31.12.2011

1. Vốn bằng tiền 63.271 30.021 23.571

2. Nợ đến hạn 120.520 90.005 85.142

3.HS thanh toán tức thời (3=1/2) 0.52 0.33 0.27

Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy hệ số thanh toán tức thời của Công ty Xây dựng Lũng Lô đang có xu hướng giảm dần. Tại thời điểm 31/12/2011, hệ số này chỉ còn ở mức 0.27 và mức này là thấp. Thực tế cho thấy thì hệ số thanh toán tức thời lớn hơn 0.5 là khả quan còn nhỏ hơn 0.5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán.

Nguyên nhân của điều này là do các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn (vì ngân sách chậm thanh toán). Bên cạnh đó thì công ty lại đầu tư vào các dự án lớn, có thời gian thi công lâu dài vì thế chi phí sản xuất dở dang cao. Vì thế, công ty cần phải có biện pháp thúc đẩy công tác thu hồi công nợ để cải thiện khả năng thanh toán tức thời của công ty.

Đồng thời, công ty phải thường xuyên tính toán chỉ tiêu này theo định kỳ hàng tháng (thậm chí là hàng tuần) để xem xét một cách chính xác tình hình thanh toán của công ty nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán tức thời.

3.2.3.3. Chuyên biệt hoá phân tích theo các sản phẩm.

Như đã trình bày ở chương 2, các sản phẩm của Công ty Xây dựng Lũng Lô bao gồm: các sản phẩm xây dựng dân dụng và công nghiệp ; các sản phẩm khảo sát thiết kế ; các sản phẩm rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh. Qua nghiên cứu thực tế tại Công ty Xây dựng Lũng Lô, tác giả rút ra nhận xét là: Có một sự khác biệt khá lớn giữa các sản phẩm của công ty. Sản phẩm xây dựng cơ bản thì có một cơ cấu giá thành và cơ cấu lợi nhuận khác biệt so với sản phẩm khảo sát thiết kế hoặc là sản phẩm rà phá bom mìn.

Do đó, để có thể tạo ra được một cơ cấu sản phẩm hợp lý, một sự đầu tư thích đáng cho từng loại sản phẩm thì phải phân tích các chỉ tiêu tài chính cho từng loại sản phẩm đó. Từ đó rút ra tỷ trọng hợp lý đối với các sản phẩm và đề ra chiến lược phát triển theo cơ cấu sản phẩm đó.

Hiện tại thì hệ thống các báo cáo tài chính của công ty chưa có sự tách biệt giữa các loại sản phẩm này. Chính vì thế không thể thực hiện giải pháp này được. Để có thể thực hiện giải pháp này thì điều quan trọng trước hết là công ty phải đề ra quy định bắt buộc cho các đơn vị thành viên về lập báo cáo theo sản phẩm kèm theo các báo cáo tài chính khác. Từ đó mới có cơ sở thực hiện phân tích.

Theo quan điểm của tác giả thì việc thực hiện chuyên biệt hoá sản phẩm không phải là một việc làm quá khó khăn. Lý do là trong quá trình theo dõi, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì các xí nghiệp đã thực hiện theo từng công trình riêng biệt. Do đó lập báo cáo theo sản phẩm là công việc có tính khả thi cao.

3.2.3.4. Điều chỉnh cách tính toán một số chỉ tiêu.

Trong quá trình thực hiện phân tích các chỉ tiêu tài chính, đội ngũ phân tích tài chính của Công ty Xây dựng Lũng Lô đã tính toán một số chỉ tiêu dựa trên cơ sở 2 số liệu: Một số liệu là số thời kỳ (ví dụ như doanh thu, lợi nhuận...), số liệu còn lại là số thời điểm (ví dụ: tài sản cố định, hàng tồn kho...).

Cụ thể, các chỉ tiêu thuộc diện nêu trên mà hiện tại đội ngũ phân tích tài chính của Công ty Xây dựng Lũng Lô đang áp dụng trong quá trình phân tích bao gồm:

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho

Hiệu suất sử dụng TSLĐ = Doanh thu thuần

TSLĐ

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng tổng tài

sản =

Doanh thu thuần Tổng TS

Kỳ thu tiền bình

quân =

Các khoản phải thu Doanh thu bình quân 1 ngày

Hệ số sinh lợi

của tài sản =

Lợi nhuận trước thuế + Lãi phải trả Tổng tài sản

Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu

Trong các chỉ tiêu trên thì các số liệu thời điểm đều là số liệu lấy tại thời điểm kết thúc năm tài chính (31/12 hàng năm). Chính vì vậy, một số chỉ tiêu chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính doanh nghiệp. Ví dụ như chỉ tiêu về tài sản cố định (đã phân tích cụ thể ở chương 2). Do đó, để đảm bảo tính chính xác cao hơn cho các chỉ tiêu phân tích, tác giả đề nghị thay các số liệu thời điểm bằng các số liệu trung bình của kỳ tính toán.

Chúng ta hãy xem xét một chỉ tiêu cụ thể là hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Theo cách tính mới, hiệu suất sử dụng TSCĐ được tính toán theo công thức sau đây:

Hiệu suất sử dụng

TSCĐ =

Doanh thu thuần TSCĐ bình quân

ty Xây dựng Lũng Lô, chúng ta tính toán được bảng số liệu như sau:

Bảng 3.2: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định từ 2009 đến 2011 (theo cách tính mới).

ĐVT: triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Doanh thu thuần 246.667 213.406 209.325

2. Tài sản cố định đầu năm 72.704 84.350 96.252

3. Tài sản cố định cuối năm 84.350 96.252 79.263

4. TSCĐ bình quân năm 78.527 90.301 87.758

5.Hiệu suất sử dụng TSCĐ (5=1/4) 3,14 2,36 2,38

So sánh kết quả về hiệu suất sử dụng TSCĐ vừa tính toán được ở trên với số liệu ở bảng 2.18 chúng ta có thể thấy rằng kết quả thu được khi áp dụng công thức mới cho ta một cái nhìn khác hơn so với khi vẫn áp dụng cách tính cũ. Nếu căn cứ vào cách tính mới, nhận xét có thể rút ra là:

Với mỗi đồng tài sản cố định bỏ ra, công ty có thể thu về từ 2,36 đến 3,14 đồng doanh thu. Đây là một kết quả khá khả quan. Năm 2009, hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty đạt mức 3,14. Bước sang năm 2010, do doanh thu quyết toán của các công trình giảm, đồng thời công ty vẫn tiếp tục đầu tư TSCĐ nên chỉ tiêu này giảm khá mạnh, chỉ còn ở mức 2,36. Sang năm 2011, như đã phân tích ở chương 2 mặc dù tại 31/12 giá trị còn lại của TSCĐ giảm mạnh nhưng đó chỉ là số thời điểm. Do đó, hiệu suất sử dụng TSCĐ có tăng lên so với năm 2010 nhưng mức tăng không lớn bằng mức tăng theo cách tính cũ.

Như vậy, chúng ta thấy rằng cách tính mới đã hạn chế được yếu điểm của các chỉ số thời điểm. Vì vậy, việc điều chỉnh cách tính toán các chỉ tiêu nêu trên là

cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty xây dựng lũng lô bộ quốc phòng (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)