1.2 .Cơ sở lý luận về NHTM và nănglực cạnh tranh của cácNHTM
1.2.4 .Các chỉ tiêu đánh giá nănglực cạnh tranh của NHTM
1.3. Kinhnghiệm quốctế về nângcao nănglực cạnh tranh của một số NHTM trên
1.3.2. Tại Thái Lan
Năm 2002, từ thua lỗ khoảng 100.000 triệu Bath ,các NH Thái Lan nhờ chính sách hợp lý đã thu được lợi nhuận ổn định và cao hơn. Theo báo chí ngày 7/2/2013, hoạt động của hệ thống ngân hàng Thái Lan trong năm 2012 khá ổn định với tăng trưởng tín dụng liên tục; thanh khoản được đảm bảo hơn đồng thời với mở rộng tín dụng; chất lượng khoản vay vẫn lành mạnh trong khi lợi nhuận và tình hình vốn tiếp tục cải thiện. Trong giai đoạn từ 2005-2009, các ngân hàng trong nước tập trung chủ yếu vào hoạt động NHTM với thu nhập lãi chiếm 80% tổng thu nhập.
Tuy nhiên , hệ thống NHTM Thái Lan vẫn còn tồn tại những vấn đề sau: 1. Các ngân hàng vẫn rất dễ bị tổn thương nhất là khi gặp rủi ro tín dụng,rủi ro
thanh khoản;
2. Công tác quản trị doanh nghiệp và hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng hoạt động vẫn chưa hiệu quả.
+ Kinh nghiệm của Thái Lan trong nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM
Để phát triển và nâng cao năng lực cạnh trạnh của các NHTM trong nước , Thái Lan đã sử dụng các biện pháp sau:
+ Đối mặt trước việc cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong khu vực với nhau, các NHTM đã thực hiện chiến lược cạnh tranh bao gồm việc hiện đại hóa các dịch vụ tài chính, mở rộng mang lưới và tạo ra sự khác biệt bằng cách cung cấp nhiều hơn các sản phẩm tài chính như tiền gửi đặc biệt, hối phiếu ngắn hạn hoặc bán các sản phẩm quỹ tương hộ.
+ Các ngân hàng đang chuyển dịch từ hoạt động ngân hàng phục vụ doanh nghiệp truyền thống sang hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm gia tăng lợi nhuận.
+ Thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống tài chính gồm 3 giai đoạn cải cách trung hạn với mục tiêu tạo dưng một hệ thống tài chính hiệu quả , rõ ràng và có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Bước 1: Giảm chi phí hoạt động toàn hệ thống, nhất là chi phí về pháp lý và chi phí giải quyết NPL và NPA tồn đọng
+ Chi phí về pháp lý: cải thiện những qui định đối với các tổ chức tài chính trên nguyên tắc đem lại hiệu quả cao hơn và chi phí thấp hơn nhưng không làm ảnh hưởng đến sự ổn đinh và an toàn của các tổ chức tín dụng, nền kinh tế và quyền lợi của người tiêu dùng.
+ Chi phí giải quyết NPL và NPA tồn đọng: Khuyến khích xóa bỏ các khoản nợ được phân vào nhóm nghi ngờ mất vốn đã được trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ phù hợp với những chuẩn mực kế toán liên quan; Thúc đẩy việc mua bán nợ xấu; Tăng cường hiệu quả trong việc mua bán NPA bằng việc thiết lập một trung tâm thông tin về NPA và đưa ra một cơ chế hữu hiệu đối với việc tịch thu tài sản và thế quyền đòi nợ.
Bước 2: Thúc đẩy cạnh tranh và tiếp cận tài chính. Cạnh tranh được khuyến khích thông qua việc chấp thuận cho các nhà cung cấp dịch vụ mới tham gia thị trường và mở rộng phạm vi kinh doanh cho những nhà cung cấp dịch vụ hiện hành. Điều này sẽ giúp tạo cạnh tranh về giá và chất lượng dịch vụ cũng như tăng cơ hội cho người dân tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ tài chính.
những hạ tầng liên quan đến mở rộng tín dụng - hoạt động kinh doanh cốt lõi của các tổ chức tài chính. Củng cố khả năng quản trị rủi ro của các tổ chức tài chính; tăng cường các hệ thống thông tin cho các công tác quản trị rủi ro của các tổ chức tài chính; Rà soát những công cụ liên quan đến rủi ro; tăng cường nguồn nhân lực , đẩy mạnh phát triển bộ máy hoạt động ngân hàng Thái Lan.