Một số chỉ tiêu đánh giá nănglực cạnh tranh của NHTMNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước việt nam trong bối cảnh hội cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) (Trang 69 - 91)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU

3.2. Thực trạng nănglực cạnh tranh của các NHTMNNViệt Nam

3.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá nănglực cạnh tranh của NHTMNN

+ Tiềm lực tài chính

- Quy mô và mức độ an toàn vốn

Khi đánh giá về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam đề tài sẽ tập trung phân tích 4 NHTMNN là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương Mại Công Thương Việt Nam (Vietinbank) Năng lực tài chính của các NHTMNN thể hiện trước hết ở quy mô vốn tự có của mỗi ngân hàng. Có thể nói, quy mô vốn tự có của các NHTMNN Việt Nam còn nhỏ . Quy mô nhỏ bé này được thể hiện thông qua chỉ tiêu quy mô vốn điều lệ, thành

NHTMNN, vốn điều lệ của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước tính đến thời điểm này như sau:

Bảng 3.5: Vốn chủ sở hữu của 4 NHTMNN tính đến quí 1/2017

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Tên ngân hàng Số vốn điều lệ

31/12/2015 31/12/2016 Quí 1 2017 1 Vietcombank 35,234 35.978 37,234

2 BIDV 31,481 34,187 34,187

3 Agribank 29,364 35.978 28,722

4 Vietinbank (CTG) 37,234 37,234 37,234

Nguồn: Website của các ngân hàng

Có thể nói quy mô vốn chủ sở hữu như là tấm đệm để đàm bảo cho mỗi ngân hàng có khả năng chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng như những rủi ro của môi trường kinh doanh. Việc vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn thì ngân hàng đó càng có khả năng chống đỡ càng cao hơn , để đề phòng được các rủi ro của môi trường kinh doanh có thể xảy ra. Điều này có thể trở nên trầm trọng hơn khi sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng gia tăng trong điều kiện Việt nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) luôn tiềm ẩn những rủi ro bất ngờ. Đặc biệt trong vấn đề ngân hàng, vốn tự có đầu tư vào công nghệ ngân hàng, trang thiết bị , máy móc… sẽ là thiệt hại lớn nếu qui mô vốn tự có nhỏ.

Ngoài việc cấp đủ vốn pháp định cho các NHTM nhà nước theo Nghị định 82, Chính phủ còn cấp bổ sung vốn điều lệ để các ngân hàng có đủ vốn hoạt động, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ đó tăng năng lực cạnh tranh; cho phép các NHTM nhà nước phát hành trái phiếu tăng vốn để chuẩn bị cổ phần hoá. Nhìn số vốn điều lệ của các NHTM Nhà nước trong bảng II.1, ta nhận ra rằng số vốn điều lệ hiện nay

lớn nhất thuộc về các NHTM Nhà nước, trong đó Viettinbank giữ vị trí thứ nhất với số vốn điều lệ là 37.234 tỷ VND, theo sau là Vietcombank với vốn điều lệ là 35.234 tỷ VND trong năm 2015. Trong 4 NHTMNN Việt Nam luôn giữ vững được những tỷ lệ hệ số vốn điều lệ trong 2 năm tiếp theo. Riêng Agribank lại có sự giảm nhẹ vốn điều lệ từ 35.978 năm 2016 còn xuống 28.722 trong vòng năm 2017. Tuy nhiên ta thấy vốn điều lệ vẫn khá ổn định nhưng so với các ngân hàng khach xong khu vực thì còn khá khiêm tốn.

Nếu so sánh với các ngân hàng trong khu vực, quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản của các NHTMNN Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên, khi xét trong phạm vi thị trường ngân hàng Việt Nam thì các NHTMNN nội tỏ ra chiếm ưu thế so với các ngân hàng nước ngoài. Xét về quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản trên toàn thị trường, đến 31/12/2014, khối các NHTM Nhà nước vẫn chiếm thị phần đáng kể với tỷ trọng lần lượt là 44% và 44% thị trường; khối các NHTM cổ phần chiếm tỷ trọng tương ứng là 31% và 42%; khối các ngân hàng nước ngoài và liên doanh (NHNN&LD) chiếm tỷ trọng 20% và 11%, còn lại là các tổ chức phi tài ngân hàng.

+ Cơ cấu tài sản

Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng tài sản có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên chất lượng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của một ngân hàng.

Bảng 3.6: Tỷ trọng tài sản dài hạn của 4 NHTMNN

Nguồn: NHNN Việt Nam

Trong quá trình kinh doanh TSDH của ngân hàng luôn vận động không ngừng và diễn ra trong các giai đoạn của quá trình hoạt động. Quản lý chặt chẽ

thống kế trên, các ngân hàng Agribak và BIDV luôn giữ ổn định và phát triển chỉ tiêu của mình qua từng năm. Tuy nhiên Vietcombank lại có xu hướng giảm qua từng năm và Vietinbank thì tỷ trọng tăng mạnh 20,18% vào cuối năm 2015. Điều này cho thấy ở NH Vietcombank khả năng luân chuyển TSDH ngân hàng là chưa tốt, ngân hàng cần thực hiện các chính sách thu tiền lãi cho vay, thường xuyên kiểm tra và đôn đốc thu hồi các khoản cho vay, các khoản phải thu khác,…. Để làm tăng doanh thu, tăng hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.

+ Hệ số an toàn CAR

Biểu đồ 3.2: Quy mô vốn điều lệ các khối ngân hàng

Biểu đồ 3.3: Quy mô tổng tài sản các khối ngân hàng

Nguồn: Số liệu thống kê năm 2016 của NHNN

Hệ số an toàn CAR được cải thiện: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức đủ vốn của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động. Trong những năm qua, một mặt nhằm đáp ứng yêu cầu của NHNN về mức vốn pháp định tối thiểu, một mặt nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, các NHTM đã nỗ lực nâng cao năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn điều lệ. Việc này đồng nghĩa với hệ số an toàn vốn - CAR của các NHTM được cải thiện tương ứng. Tính đến 30/06/2015, tỷ lệ CAR của tất cả các NHTM Việt Nam đều đạt quy định hiện hành và giao động từ 9% - 14% (Theo Thông tư của NHNN yêu cầu hệ số an toàn vốn tối thiểu của các TCTD là 9%). Tuy nhiên, so

sánh với CAR của khối các NHNN&LD thì tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng nội là khá thấp.

Trong báo cáo tổng quan thị trường được phát đi , UBGSTCQG cho biết, Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của toàn hệ thống ước tính là 11,3% (năm 2015 là 11,6%). Tỷ lệ vốn cấp 1/tổng tài sản “có” rủi ro điều chỉnh là 8,6%. Đáng chú ý, toàn hệ thống có 4/92 NHTM có tỷ lệ CAR dưới 9%. “Có 10/118TCTD âm vốn tự có. Nếu loại trừ các TCTD bị âm vốn tự có thì CAR của toàn hệ thống là 12,6%” – Báo cáo của UBGSTCQG thông tin.

Tuy nhiên, theo báo cáo, số liệu hiện tại là kết quả áp dụng tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel 2 tại 10 TCTD đang có độ chênh nhất định. Nếu kết quả áp dụng theo tiêu chuẩn an toàn vốn theo Basel 2 tại 10 TCTD thí điểm cho thấy hệ số CAR giảm mạnh so với số báo cáo hiện tại” và nguyên nhân “chủ yếu do tài sản có quy đổi rủi ro tăng” với 04 NHTMNN, CAR theo báo cáo hiện tại đã gần tiệm cận mức 9%, nếu áp dụng Basel II thì CAR giảm xuống dưới 8%.

Báo cáo UBGSTCQG lưu ý, nếu trong thời gian tới nhóm NHTMNN không tăng được vốn, trong khi phải đảm bảo CAR tối thiểu thì sẽ tác động mạnh tới kế hoạch tăng trưởng tín dụng của nhóm cũng như tăng trưởng tín dụng toàn ngành, từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 do đây là nhóm có vai trò quan trọng và mức độ ảnh hưởng đến toàn hệ thống TCTD.

Riêng về tăng vốn, xử lý nợ tồn đọng cho các ngân hàng để tăng khả năng cạnh tranh, sẵn sàng hội nhập quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng đáng kể nguồn thu từ ngân sách. Kết quả của chương trình này đã thể hiện sự nỗ lực rất cao từ phía Chính phủ và bản thân các ngân hàng thương mại nhà nước: vốn tự có và vốn điều lệ của các ngân hàng liên tục tăng qua các năm.

Mặc dù chính phủ và các NHTM nhà nước đã có những nỗ lực rất lớn trong việc tăng vốn nhưng quy mô vốn tự có của các ngân hàng vẫn chưa quá cao so với các ngân hàng trong khối cộng đồng kinh tế ASEAN. Nguyên nhân, việc cơ cấu lại tài chính Quy mô vốn tự có nhỏ cùng với tỉ lệ an toàn vốn thấp còn làm hạn chế khả năng các NHTMNN cho vay đối với những dự án lớn như dầu khí, điện lực, hàng không, bưu chính viễn thông vì phải đảm bảo tỉ lệ cho vay đối với một khách hàng

không vượt quá 15 % vốn tự có theo quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng và do đó đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các NHTMNN trong nước. Quy mô nhỏ bé của các ngân hàng nhà nước Việt Nam so với các ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới cũng khiến cho việc mở rộng, vươn ra thị trường quốc tế của các NHTM Nhà nước Việt Nam càng trở nên khó khăn hơn.

+ Chất lượng tài sản Có

Chất lượng tài sản Có cũng là một điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.

Chất lượng tài sản Có: thể hiện trước hết qua chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Đến thời điểm cuối năm 2016, tổng số nợ khó đòi tồn đọng của các NHTM NN là 22.299 tỷ VNĐ chiếm tỉ lệ 10,78% trên tổng dư nợ tại thời điểm đó. Tỷ lệ này được tính toán trên cơ sở hạch toán theo Hệ thống Kế toán Việt Nam theo đó nợ khó đòi tồn đọng được tính toán trên cơ sở QĐ 488/QĐ- NHNN5 ngày 27 tháng 11 năm 2000 về Ban hành Quy định về việc phán loại tài sản Có, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động" ngân hàng của tổ chức tín dụng, chỉ bao sầm các khoản nợ quá hạn mà chưa xem xét đến các khoản nợ khó có khả năng thu hồi dù vẫn còn trong hạn. Nếu tính toán theo Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) thì tỷ lệ này có thể còn cao hơn rất nhiều khoảng 25% 6 1 tổng dư nợ. Các NHTMNN đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc tự xử lý nợ, đẩy nhanh tốc độ xử lý tài sản bảo đảm nợ tồn đọng, tận thu từ khách hàng. Tính đến 30/12/2016, 4 NHTMNN đã xử lý được 13.386 tỷ đồng chiếm 6 2 % tổng số nợ đọng đã chốt lại tại thời điểm 31/12/2016 trong đó:

- Tổng số nợ tự xử lý (bằng các giải pháp sử dụng dự phòng rủi ro; thu hồi nợ từ khách hàng; phát mại, khai thác tài sản bảo đảm, cơ cấu lại nợ...) được 8.873 tỷ đồng, chiếm 66,29% tổng số nợ được xử lý;

- Chính phủ xử lý 4.513 tỷ đồng, chiếm 33,71% tổng số nợ tồn đọng được xử lý kết quả xử lý nợ tồn đọng của các NHTMNN thể hiện chi tiết theo bảng dưới đây:

Bảng 3.7: Kết quả xử lý nợ tồn đọng từ năm 2015 đến quí I năm 2017

Đơn vị: Tỷ đồng

I Dư 31/12/2015 nợ tồn động đến 26.967

II Tổng số xử lý lũy kế đến 30/01/2017 14.566 60.70% 1 Tổng số nợ ngân hàng tự xử lý 6.878 64.20% 2 Tổng số nợ được Chính phủ xử lý 4.535 33.71%

Nguồn: website: www.sbv.gov.vn

Như vậy. tính đến 30/01/2017, số nợ còn tồn đọng từ năm 2015 là 26.967 tỷ đồng. Hơn nữa do chính sách mở rộng tín dụng từ năm 2015 đến nay, nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước có chiều hướng quay trở lại. Nếu như tính cả các khoản nợ chờ xử lý, nợ phải trả, nợ thanh toán công nợ giai đoạn 2 đã lên lưới thì tổng dư nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam tính đến cuối năm 2016 lên đến 17,8%/tổng dư nợ, nghĩa là gấp 4 lần vốn tự có của hệ thống" ngân hàng theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS). Nhưng nếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế thì số nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng thương mại còn rất cao. Nếu so với tiêu chuẩn quốc tế từ 3-5% thì tỷ lệ này đang thật sự đáng báo động" đối với các NHTMNN. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là tỷ lệ nợ quá hạn trên chủ yếu là do số nợ còn tồn đọng từ năm 2013. Từ năm 2015 đến nay. các NHTM NN đã tập trung tăng cưầng chất lượng tín dụng và do đó đã có những tiến bộ trong việc hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn. Nếu chỉ tính số nợ quá hạn phát sinh từ năm 2015 đến nay thì tỉ lệ nợ quá hạn hiện nay của nhiều NHTMNN đã ở mức tương đối thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn của VCB năm 2015 là 3,5% và 2016 chỉ còn 2,4% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn của ICB năm 2015 là 3,9%, của Agribank là 4,5%. Đây là những kết quả hết sức tích cực cho thấy sự tiến bộ của các NHTMNN trong những nỗ lực giải quyết nợ xấu nhưng do sự khác biệt về cơ sở hạch toán nợ quá hạn sữa VAS và IAS, thêm vào đó do những bất cập về nhân lực trong hoạt động tín dụng cũng như công tác quản lý rủi ro tín dụng (sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo) khiến cho những kết quả trên chưa thật sự chắc chắn. Rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực tín dụng và khả năng phát sinh nợ xấu vẫn còn rất lớn. Sự yếu kém về chất lượng tài sản Có của các NHTMNN còn thể hiện sự tập trung quá lớn của danh mục tín dụng cho các DNNN. Bảng số liệu dưới đây thể hiện mức độ tập trung tín dụng của các NHTMNN cho các DNNN trong thời gian từ 2015 đến Quý I năm 2017:

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 Quí I/2017

TT Tổng dư nợ cho vay của các

NHTMNN (tỷ VNĐ) 123.145 155.387 172.232

Tổng dư nợ cho vay của các NHTMNN

cho các DNNN (tỷ VND) 61.245 65.774 73.174

Tổng dư nợ cho vay các DNNN/Tổng dư

nợ cho vay các NHTMNN 46,24% 43% 45.755%

Nguồn: NHNN Việt Nam

Qua bảng II.3 có thể thấy rằng, mức độ tập trung tín dụng của các NHTMNN cho các DNNN tuy có giảm dần nhưng vẫn còn ở mức khá cao. Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng , hiện nay vốn đầu tư của các dự án trạng điểm phần lớn đang tiếp tục phải trông chờ vào vay các Ngân hàng thương mại. Các tổng công ty đều đang dư nợ các NHTMNN rất lớn, vượt so với vốn tự có của các doanh nghiệp ở mức độ cao cũng như lớn hơn nhiều so với quy định của luật các Tổ chức tín dụng là dư nợ cho vay một khách hàng lớn nhất không được vượt quá 15 % vốn tự có của một NHTM.

+ Khả năng thanh toán

Tỷ lệ giữa tài sản Có có thể thanh toán ngay và Tài sản Nợ phải thanh toán ngay của nhiều NHTMNN Việt Nam thường nhỏ hơn, thấp xa so với tỷ lệ này ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Song điều đáng bận tâm hơn chính là vấn đề quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Quản lý rủi ro thanh khoản là một công việc cần thiết và phức tạp. Trên thực tế, tầm quan trọng của khả năng thanh khoản vượt quá phạm vi của mỗi ngân hàng. Sự thiếu hụt của một ngân hàng đơn lẻ có thể có những tác động nghiêm trọng tới toàn bộ hệ thống ngân hàng. Trong điều kiện bình thường, những ngân hàng không xây dựng được cho mình một chiến lược hiệu quả để duy trì thanh khoản đầy đủ thì tình hình khó khăn về nguồn vốn sẽ ảnh hưởng xấu đến kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng thì ngân hàng có thể bị rơi vào tình trạng khủng hoảng về khả năng thanh toán. Chi phí cơ hội của một tỉ lệ thanh khoản cao là việc bớt đi những cơ hội sử dụng nguồn vốn huy động được cho một

cơ hội kinh doanh sinh lời như cho vay. mua cổ phiếu... Vì thế các ngân hàng luôn phải cân nhắc giữa chi phí thanh khoản và rủi ro thanh khoản để xây dựng một chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản hiệu quả. Ngoài ra, các ngân hàng còn phải chú trọng nâng cao chất lượng tài sản có, xây dựng danh mục tài sản hợp lý, có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh chóng và thu hồi nợ đúng hạn để đáp ứng yêu cầu chi trả cho khách hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết.

+ Khả năng sinh lời

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh cũng như để đánh giá sự phát triển bền vững của một ngân hàng. Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi xét đến chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước việt nam trong bối cảnh hội cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) (Trang 69 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)