Khái niệm nănglực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước việt nam trong bối cảnh hội cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) (Trang 27 - 29)

1.2 .Cơ sở lý luận về NHTM và nănglực cạnh tranh của cácNHTM

1.2.2. Khái niệm nănglực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh là gì? Vì sao lại có những doanh nghiệp này mạnh hơn doanh nghiệp khác? Vì sao lại có những quốc gia này giàu có hơn những quốc gia khác. Làm thế nào các công ty nhỏ có thể cạnh tranh giữa các công ty lớn hơn? Làm thế nào để có thể cạnh tranh được?

Rất nhiều các nhà kinh tế học, các nhà nghiên cứu đã đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này. Trong những năm thuộc thế kỷ thứ 18. Adam Smith đã cố gắng lý giải câu hỏi cái gì làm cho một quốc gia trở nên giàu có và ông đã cho ra đời lý thuyết về lợi thế tuyệt đối trong tác phẩm " Bản chất về sự giàu có của các quốc gia". Đi xa hơn học thuyết của Adam Smith. David Ricardo đã xây dựng lý thuyết lợi thế so sánh để lý giải cho việc vì sao những nước đã phát triển hơn nhờ vào việc khai thác những lợi thế tương đối của mình.

Trên cơ sở kế thừa lý thuyết về lợi thế so sánh , các nhà kinh tế học hiện đại đã phân tích nên một hệ thống khái niệm mới về lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh nói chung, năng lực cạnh tranh quốc tế nói riêng đặc biệt khi Việt nam hội nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) để giải thích về sự phát triển lớn mạnh của các công ty cũng như giữa các quốc gia với nhau trong môi trường kinh doanh quốc tế.

- Năng lực cạnh tranh dựa trên nhiều yếu tố: giá trị sử dụng và chất lượng sản phẩm cao, điều kiện sản xuất ổn định do sản xuất chủ yếu dựa trên cơ sở kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, quy mô sản xuất lớn nhờ đó giá thành và giá cả sản phẩm hạ. Các yếu tố xã hội như giữ được tín nhiệm (chữ tín) trên thị trường, việc tuyên truyền, hướng dẫn tiêu dùng, quảng cáo cũng có ảnh hưởng quan trọng. Ở nhiều nước, các nhà sản xuất còn sử dụng một số hình thức như bán hàng trả tiền dần (trả góp) để kích thích tiêu dùng trên cơ sở tăng năng lực cạnh tranh.

- Trong tác phẩm The Competitive Advantage of Nation (Lợi thế cạnh tranh của quốc gia), Michael Porter cũng thừa nhận, không thể đưa ra một định nghĩa tuyệt đối về khái niệm năng lực cạnh tranh. Theo ông, “Để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh dưới 6 hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hoá sản phẩm để đạt đuợc mức giá cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần ngày càng đạt được những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hoá hay dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn”.

- Ở cấp độ vi mô còn có quan điểm cho rằng, “ Những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là những doanh nghiệp đạt được mức tiến bộ cao hơn mức trung bình về chất lượng hàng hóa và dịch vụ hoặc có khả năng cắt giảm các chi phí tương đối cho phép họ được tăng lợi nhuận…” Định nghĩa trên đã chứng tỏ rằng , một doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường , thị phần về giá trị tài sản cao hơn so với các doanh nghiệp khác là doanh nghiệp có mức độ cạnh tranh tốt hơn và nắm nhiều quyển lợi cạnh tranh trên thị trường kinh tế. Tuy nhiên , quan điểm trên chỉ đúng ở một phần khi doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh về một thế mạnh nào đó

ví dụ như nguồn lao động rẻ, hay có nguồn nguyên liệu dồi dào. Tuy nhiên, có thể mất lợi thế cạnh tranh khi một doanh nghiệp khác có lợi thế trên sự phát triển của khoa học kỹ thuật hay nhờ ưu thế về quy mô, tính chặt chẽ , hiệu quả trong qui tắc làm việc… Vì thế một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh còn phải là doanh nghiệp có khả năng phát triển những thế mạnh nhất định của mình và có khả năng duy trì liên tục khả năng cạnh tranh của mình.

Từ những luận điểm trên chúng ta thấy rằng, việc cố gắng đưa ra một định nghĩa về năng lực cạnh tranh chuẩn ở tầm vĩ mô hay ở vi mô cũng không hoàn toàn là đúng đắn vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố : môi trường , sự thay đổi của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng… Qua đó , từ các phân tích trên , ta có thể tóm tắt chung rằng “ Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước việt nam trong bối cảnh hội cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)