Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 53 - 83)

3.2. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN

3.2.1. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện

3.2.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện giai đoạn 2011 - 2020

a. Mục tiêu tổng quát

Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng CNH - HĐH trên cơ sở khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế sẵn có, huy động mạnh mẽ nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ƣơng, của Tỉnh, của các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chủ động hội nhập tạo sự bứt phá rõ nét trong cơ cấu ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN), xây dựng; thƣơng mại, dịch vụ, du lịch và nông, lâm, ngƣ nghiệp. Chủ động hội nhập với các huyện động lực trong khu vực, chú trọng phát triển vùng sản xuất hàng hoá chất lƣợng cao, quy mô lớn gắn với đầu tƣ phát triển mạnh các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản có sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Mở rộng và nâng cao quy mô, chất lƣợng hoạt động thƣơng mại, dịch vụ. Đô thị hóa gắn với dịch vụ hóa tại các xã, các thị trấn, thị tứ. Giai đoạn 2016-2020 tiếp tục thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng tạo đà cho sự phát triển bền vững giai đoạn tiếp theo.

Đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác giáo dục, đào tạo và đào tạo theo hƣớng chuẩn hóa. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đảm

bảo an sinh xã hội; nâng cao thu nhập và sức sống của nhân dân, tiến tới giảm nghèo bền vững,…

Tăng cƣờng tiềm lực Quốc phòng - An ninh, gắn Quốc phòng - An ninh gắn với đẩy mạnh phát triển kinh tế. Đổi mới và nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong nhiệm kỳ tới.

b. Mục tiêu cụ thể *. Về phát triển kinh tế

- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP (giá so sánh 1994):

Thời kỳ 2011 - 2015: GDP tăng bình quân năm 17,4%/năm, trong đó công nghiệp, TTCN, xây dựng tăng 23%; Thƣơng mại, dịch vụ, du lịch tăng 19,5%; nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng 10,3%.

Thời kỳ 2016 - 2020: GDP tăng bình quân năm 16,0%, trong đó công nghiệp, TTCN, xây dựng tăng 19%; thƣơng mại, dịch vụ, du lịch tăng 17%; nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng 10,5%.

Cả giai đoạn 2011 - 2020: GDP tăng bình quân năm 16,7%, trong đó công nghiệp, TTCN, xây dựng tăng 21%; thƣơng mại, dịch vụ, du lịch tăng 18,2%, nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng 10,4%.

- Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của sẽ chuyển dịch dần từ Nông, lâm,

ngƣ nghiệp - Thƣơng mại, dịch vụ, du lịch - Công nghiệp, TTCN, xây dựng sang

Công nghiệp, TTCN, xây dựng - Thƣơng mại, dịch vụ, du lịch - Nông, lâm, ngƣ nghiệp. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, TTCN, xây dựng và thƣơng mại, dịch vụ, du lịch, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp.

Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế nhƣ sau: Công nghiệp, TTCN, xây dựng 36,5%; Thƣơng mại, dịch vụ, du lịch 35%; Nông, lâm, ngƣ nghiệp 28,5%.

Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế nhƣ sau: Công nghiệp, TTCN, xây dựng 41%; Thƣơng mại, dịch vụ, du lịch 37%; Nông, lâm, ngƣ nghiệp 22%

Các chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Quang Bình giai đoạn 2005 - 2020 đƣợc thể hiện tại biểu sau:

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Quang Bình (2010 - 2020)

Cơ cấu kinh tế Thực hiện năm 2010

Chỉ tiêu năm 2015

Chỉ tiêu năm 2020

Nông, lâm, ngƣ nghiệp 39% 28,5% 22%

Công nghiệp, TTCN 29% 36,5% 41%

Thƣơng mại, dịch vụ và du lịch 32% 35% 37%

Nguồn: UBND huyện Quang Bình

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời đến năm 2015 đạt 20,5 triệu đồng và đến năm 2020 đạt 39,5 triệu đồng.

- Sản lƣợng lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đến năm 2015 đạt 650 kg và đến năm 2020 đạt 800 kg.

*. Về phát triển xã hội

- Về dân số: Dân số trung bình đến năm 2015 khoảng 62.560 ngƣời và đến

năm 2020 có khoảng 68.000 ngƣời. Giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,1% vào năm 2020.

- Tỷ lệ hộ nghèo: đến 2015 còn 3-4% (giảm tỷ lệ hộ nghèo 3-4%/năm theo

tiêu trí mới), đến năm 2020 còn khoảng 2 – 3%.

- Về giáo dục- đào tạo và dạy nghề:

Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, chú trọng bồi dƣỡng nhân tài, tăng cƣờng cơ sở vật chất cho giáo dục, đẩy mạnh xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia. Cụ thể:

+ Đến năm 2015: Hoàn thành phổ cập trẻ dƣới 5 tuổi đến trƣờng, tỷ lệ học

sinh 6 - 14 tuổi đến trƣờng đạt trên 99% trở lên (trong đó trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%). Xây dựng thêm 2 trƣờng THPT trên địa bàn 2 xã Tân Trịnh và Vĩ Thƣợng; 100% trƣờng THPT, THCS và trên 65% trƣờng Tiểu học và Mầm non đạt chuẩn Quốc gia; 5 đến 7 xã đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập THPT; Mỗi năm đào tạo nghề cho 1.500 – 2.000 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40 – 50%.

+ Đến năm 2020: Tỷ lệ học sinh 6 - 14 tuổi đến trƣờng đạt trên 99% trở lên (trong đó trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%); 100% trƣờng THPT, THCS và trên 90% trƣờng Tiểu học và Mầm non đạt chuẩn Quốc gia; tất cả xã đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập THPT; Tỷ lệ lao động qua đào tạo là trên 60%, tạo bƣớc đột phá trong chuyển dịch cơ cấu lao động.

- Về y tế : Đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh, đến 2015 có 100% số xã đạt

chuẩn y tế quốc gia.

+ Đến năm 2015: 100 % trạm Y tế xã có bác sĩ công tác, có 7 bác sỹ và 32

giƣờng bệnh/1vạn dân. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1,1%; tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng còn dƣới 10%.

+ Đến năm 2020: Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân, hạn

chế ở mức thấp các bệnh xã hội, có 10 bác sỹ và 35giƣờng bệnh/1vạn dân. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống dƣới 1,1%; tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng còn <5%.

- Về văn hoá, thông tin, bưu chính viễn thông – phát thanh truyền hình:

+ Đến năm 2015 có trên 95% số hộ gia định đạt tiêu chí gia đình văn hóa; 95% số thôn bản đạt tiêu chí làng văn hóa; 40% số xã đạt tiêu chí xã văn hóa; xây dựng huyện theo tiêu chí văn hóa.

+ Đến năm 2020 có 100% số cơ quan, trƣờng học, 100% hộ gia đình, làng đạt chuẩn văn hoá, sức khoẻ, 100% địa bàn dân cƣ thu đƣợc sóng phát thanh – truyền hình, 100% xã, thị trấn có khu sinh hoạt văn hoá – thể dục, thể thao. 100% xã có bƣu điện văn hoá, có 100% xã, đơn vị có đƣờng truyền số liệu, 100% xã có điểm truy cập internet.

*. Về môi trường:

- Đến năm 2020 có 100% dân số đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở thị trấn thị tứ và rác thải sinh hoạt ở nông thôn.

- Tăng tỷ lệ che phủ rừng từ 66% đến 68%. Phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch và dân cƣ cần phải có các biện pháp chống ô nhiễm môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng sống.

- Cơ bản các hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh. Đến năm 2020 phần lớn chăn nuôi đƣợc đƣa ra ngoài khu dân cƣ.

- Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

- Tăng cƣờng giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng. - Tăng cƣờng năng lực quản lý môi trƣờng.

*. An ninh, quốc phòng

Đảm bảo vững chắc an ninh chính trị, góp phần giữ vững ổn định chính trị trật tự xã hội thôn bản, kiềm chế tai nạn giao thông, giảm thiểu các tệ nạn xã hội.

3.2.1.2. Phƣơng án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quang Bình

Để đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, các mục tiêu xã hội, môi trƣờng và an ninh quốc phòng cơ bản trong kỳ quy hoạch 2011 - 2020 nhƣ đã đƣợc xác định thì việc lựa chọn cơ cấu kinh tế và hƣớng đi có ý nghĩa quyết định. Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế huyện Quang Bình theo hƣớng hài hòa giữa 3 khối, chú trọng thực hiện CHN, HĐH và CNH nông nghiệp, nông thôn nhằm đƣa huyện Quang Bình cơ bản trở thành huyện có cơ cấu sản xuất tiên tiến “Công nghiệp, TTCN, xây dựng - Thƣơng mại, dịch vụ, du lịch và Nông lâm, ngƣ nghiệp vào cuối kỳ quy hoạch.

Cơ cấu kinh tế phải hƣớng tới sử dụng lao động và nhanh chóng chuyển một bộ phận đáng kể lao động từ khu vực năng suất thấp sang khu vực năng suất cao (cả chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ và chuyển từ việc trồng trọt, chăn nuôi có năng suất thấp sang trồng trọt, chăn nuôi có năng suất lao động cao hơn).

Tăng nhanh tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, trong đó đặc biệt là tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ làm tiền đề để đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm tới.

Các chỉ tiêu cơ bản của phƣơng án phát triển kinh tế xã hội huyện Quang Bình giai đoạn 2011 - 2020 đƣợc thể hiện tại biểu 02 nhƣ sau:

Bảng 3.2: Các chỉ tiêu cơ bản của phƣơng án phát triển kinh tế xã hội huyện Quang Bình (2011 - 2020) Số TT Chỉ tiêu phát triển Đơn vị tính

Các giai đoạn phát triển 2011-2015 2016-2020 I Chỉ tiêu kinh tế

1 Tốc độ tăng trƣởng GDP %/năm 17,4 16,0

+ Nông lâm, thuỷ sản %/năm 10,3 10,5

+ Công nghiệp - xây dựng %/năm 23,0 19,0

+ Thƣơng mại - dịch vụ %/năm 19,5 17,0

2 GDP bình quân/ngƣời/năm 1000 đ 20,5 39,5

4 Thu ngân sách địa phƣơng % 5% 10%

5 Cơ cấu GDP theo ngành (giá TT)

+ Nông lâm, thuỷ sản % 28,5 22

+ Công nghiệp - xây dựng % 36,5 41

+ Thƣơng mại - dịch vụ % 35 37

6 Nhu cầu vốn đầu tƣ dự kiến

+ Cả giai đoạn tỷ đồng 1.550 1.670

+ Bình quân/năm tỷ đồng 310 334

II Chỉ tiêu xã hội (năm cuối kỳ)

1 Tỷ lệ tăng dân số trung bình/năm % 1,7 1,68

Tr.đó: Tăng tự nhiên % 1,2 1,1

2 Tỷ lệ hộ nghèo % 3-4 2-3

3 Lao động đƣợc đào tạo nghề % 25 40

4 Tỷ lệ lao động có việc làm % 94 98

III Chỉ tiêu môi trƣờng

1 Tỷ lệ dân dùng nƣớc hợp vệ sinh % 90 100

2 Độ che phủ rừng % Trên 66 68

Nguồn: UBND huyện Quang Bình

3.2.1.3. Thực trạng quy hoạch phát triển các ngành

Phát triển công nghiệp-TTCN trên cơ sở phát huy tốt nhất các tiềm năng lợi thế trên địa bàn về nguồn nguyên liệu, về thị trƣờng... để tạo ra sự phát triển ổn định.

Kết hợp phát triển công nghiệp tập trung với công nghiệp phân tán để vừa tạo ra động lực phát triển kinh tế vừa tạo ra việc làm và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.

Phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; mở rộng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các nghề truyền thống; tăng cƣờng du nhập nghề vào nông thôn, phát triển làng nghề mới.

*. Công nghiệp điện

- Tiếp tục đầu tƣ hoàn thành đƣa vào sử dụng các nhà máy nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng, tiếp tục khảo sát xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn nếu có thể. Các công trình thủy điện trên địa bàn đã và sẽ triển khai xây dựng gồm: Nhà máy thủy điện sông Bạc: 42 MW; Nhà máy thủy điện sông Chừng: 19,5 MW; Thủy điện Bản Măng (Bản Rịa): 2 MW; Thủy điện Lùng Lý (Xuân Minh): 5 MW; Thủy điện Mậm Thắng (Tân Nam): 0,5 MW; Thủy điện Tiên Nguyên: 0,5 MW. Ngoài ra hiện có 4 công trình thủy điện nhỏ đã đƣợc xây dựng: Thủy điện Ma Trì (Xuân Giang), thủy điện Tân Tiến (Tiên Nguyên), thủy điện Bó Lầm (Nà Khƣơng), thủy điện Minh Sơn (Xuân Minh) với công xuất thiết kế 75 KW/công trình; hiện đa số mới hoạt động nửa công xuất cần đầu tƣ nâng cấp sửa chữa các công trình này.

- Đến năm 2015 có 99% số hộ đƣợc dùng điện lƣới quốc gia, trên cơ sở các cơ sở hệ thống điện hiện có cần đầu tƣ bổ xung thêm nhƣ sau: Trạm biến áp các loại từ 75 KVA đến 100 KVA nhu cầu cần đầu tƣ thêm 40 trạm; Đƣờng dây 35KV đầu tƣ xây dựng thêm 138 km; Đƣờng dây 0,4KV đầu tƣ xây dựng thêm 132 km.

Đến năm 2020 hoàn thành nâng cấp thay tất cả các đƣờng dây, trụ điện tạm bợ bằng trụ bê tông và đƣờng dây đạt chuẩn, phủ điện tới tất cả các thôn xóm và tổng sản lƣợng điện khai thác đạt trên 300 triệu Kwh.

Trên địa bàn huyện Quang Bình có mỏ đá phục vụ xây dựng, mỏ đất làm gạch ngói, cát sỏi ven sông là điều kiện cho phát triển ngành sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng.

- Xây dựng nhà máy gạch không khói với công xuất 25 triệu viên/năm. Địa điểm xây dựng ở khu vực xã Tân Bắc.

- Khai thác đá xây dựng ở các mỏ đá: Quy hoạch khai thác các mỏ đá sau: Mỏ đá xây dựng khu Nà Pia thôn Chì và khu Trí Trán thôn Kiêu xã Xuân Giang; Mỏ đá xây dựng khu Tràng Mới xã Yên Hà và các mỏ đá hiện đang khai thác.

- Khai thác cát sỏi ven sông Bạc: khai thác dọc sông ở các bãi bồi các xã: Tân Trịnh, Tân Bắc, Yên Hà,..

*. Khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản:

- Tiếp tục khai thác mỏ chì, kẽm Ao Xanh xã Yên Bình, công suất 5.000 tấn quặng đã qua chế biến/năm; mỏ quặng mica trên địa bàn xã Bản Rịa và đầu tƣ xây dựng nhà máy tuyển quặng mica trên địa bàn xã Yên Thành.

- Tiếp tục điều tra khảo sát đánh giá trữ lƣợng các loại khoáng sản có trên địa bàn Quang Bình nhƣ: Quặng chì, kẽm ở Bằng Lang, Nà Khƣơng, Tiên Nguyên, các mỏ vàng sa khoáng, đá mi ca,.. nếu có trữ lƣợng thì lấp kế hoạch đầu tƣ khai thác.

Việc sơ chế và gia công kim loại đƣợc khai thác trên địa bàn sẽ phát triển tƣơng ứng với thực tế khai thác các mỏ quặng trên địa bàn.

- Đầu tƣ xây dựng nhà máy chế biến quặng mica trên địa bàn xã Yên Thành nguyên liệu lấy từ xã Bản Rịa; nhà máy chế biến quặng chì, kẽm trên địa bàn xã Xuân Giang và nhà máy tuyển quặng mi ca tại xã Yên Thành và một số cơ sở sơ chế quặng khai thác trên địa bàn các xã: Tân Trịnh, Tân Bắc, Hƣơng Sơn, Bằng Lang.

*. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản:

Đầu tƣ phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản nhằm đảm bảo cho ngành nông – lâm nghiệp phát triển mạnh, ổn định theo hƣớng sản xuất nông – lâm nghiệp hàng hóa. Căn cứ vào dự kiến bố trí sản xuất nông, lâm nghiệp, dự báo nhu cầu thị trƣờng tiêu thụ một số loại nông sản chính, hƣớng đầu tƣ phát triển chế biến

nông – lâm sản trên địa bàn huyện Quang Bình đến năm 2020 tập trung vào các lĩnh vực:

- Chế biến chè: Nhu cầu chế biến chè đến năm 2020 trên địa bàn khoảng 12.000 tấn tƣơi/năm. Khuyến khích đầu tƣ vào xây dựng các nhà máy chế biến chè có công suất vừa và nhỏ trên địa bàn, bao gồm 1 nhà máy (công suất 10 -15 tấn tƣơi/ngày/nhà máy), bố trí ở khu quy hoạch công nghiệp nhỏ trên địa bàn xã Yên Bình sản xuất chè xanh cao cấp; 2 nhà máy (công suất 5-10 tấn tƣơi/ngày/nhà máy), bố trí ở các xã có diện tích chè lớn: Tiên Nguyên, Xuân Minh; 4 cơ sở (công suất 2- 3 tấn tƣơi/ngày/nhà máy), bố trí ở các xã Tân Nam, Bằng Lang, Bản Rịa, Yên Bình. Ngoài các cơ sở chế biến nhỏ trong các hộ gia đình (250 máy chế biến chè mi ni chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 53 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)