Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và các tiềm năng, thế mạnh huyện Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 43 - 51)

3.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC TIỀM NĂNG HUYỆN

3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và các tiềm năng, thế mạnh huyện Quang

3.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC TIỀM NĂNG HUYỆN QUANG BÌNH QUANG BÌNH

3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và các tiềm năng, thế mạnh huyện Quang Bình Bình

3.1.1.1. Vị trí địa lý

a. Đặc điểm về vị trí địa lý kinh tế:

Quang Bình là huyện thuộc vùng Trung du Miền núi phía Bắc, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Giang cách trung tâm thành phố Hà Giang 85 km, cách cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy (tỉnh Hà Giang) 110 km, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai (tỉnh Lào Cai) 120 km, có tọa độ địa lý nằm trong khoảng: từ 22o12’13’’- 22o34’41’’ vĩ độ Bắc, 103o56’40’’ - 104o17’25’’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp huyện Xín Mần và huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang). Phía Đông giáp huyện Bắc Quang (Hà Giang).

Phía Nam giáp huyện Lục Yên (Yên Bái). Phía Tây giáp huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Quang Bình là huyện mới đƣợc thành lập năm 2003. Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã, 135 thôn bản và tổ dân phố với tổng diện tích đất tự nhiên là 79.489,34 ha, chiếm 10% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

Huyện Quang Bình có vị trí địa kinh tế đặc thù và có vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh đối với tỉnh Hà Giang, có trục quốc lộ 279, quốc lộ 183 đi qua là cầu nối giữa Hà Giang với Lào Cai và Yên Bái. Hiện nay các tuyến đƣờng đã đƣợc mở rộng hơn so với thời điểm trƣớc 2011 mà bản quy hoạch trƣớc không dự báo đƣợc, tuyến đƣờng khi đƣợc nâng cấp, mở rộng giữ chức năng trung chuyển và giao lƣu hàng hóa giữa các địa phƣơng tạo điều kiện cho các huyện khai thác các tiềm năng, lợi thế, nhất là các lợi thế về nông nghiệp và lâm nghiệp.

Sau khi chia tách, trong điều kiện mới huyện Quang Bình có vai trò, vị trí khá quan trọng đối với tỉnh Hà Giang và các huyện lân cận Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Xín Mần trong phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Về kinh tế, sự chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau giữa 4 huyện trong những năm qua đã tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội chung của 4 huyện.

Vị trí của huyện Quang Bình hội tụ nhiều điều kiện và cơ hội giao lƣu, thu hút vốn đầu tƣ cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội nhƣ nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Trong tƣơng lai Quang Bình sẽ trở thành một huyện có nền kinh tế phát triển của tỉnh Hà Giang.

Nhận xét: Huyện Quang Bình có vị trí thuận lợi để giao lƣu, thu hút vốn

đầu tƣ nhằm phát triển tổng hợp các ngành kinh tế-xã hội nhƣ nông lâm nghiệp, TTCN và dịch vụ du lịch.

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

a. Về địa hình: Là huyện vùng núi thấp, nhƣng cấu trúc địa hình huyện Quang Bình tƣơng đối phức tạp, với ba loại địa hình chính:

- Địa hình núi cao có độ cao trung bình từ 900m - 1.700m so với mặt nƣớc biển, gồm các xã Xuân Minh, Tân Bắc, Tân Trịnh, Tiên Nguyên, Yên Thành, Bản Rịa, địa hình chia cắt mạnh, có độ dốc lớn (trên 25o), khu vực này có điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc; trồng cây lâm nghiệp, cây dƣợc liệu và phát triển Chè Shan tuyết...

- Địa hình đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 150m - 900m gồm hầu hết các xã, thị trấn vùng thấp nhƣ: Yên Bình, Bằng Lang, Xuân Giang, Yên Hà, Hƣơng Sơn, Tiên Yên, Vỹ Thƣợng và phần đồi núi thấp của các xã vùng cao..., địa hình có dạng đồi núi bát úp hoặc lƣợn sóng, tƣơng đối thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả (cam, quýt).

- Địa hình thung lũng gồm có dải đất bằng thoai thoải hoặc lƣợn sóng ven sông Con và sông Bạc. Các loại đất trên địa hình này đƣợc hình thành từ các sản phẩm bồi tụ (phù sa và dốc tụ). Do địa hình khá bằng phẳng có điều kiện giữ nƣớc và tƣới nƣớc thuận lợi cho phát triển sản xuất lƣơng thực, thực phẩm và nuôi trồng thủy sản nên hầu hết đất đã đƣợc khai thác trồng lúa và hoa màu.

b. Thời tiết, khí hậu: Mang đặc trƣng của vùng nhiệt đới, gió mùa, tính chất nóng ẩm, nhƣng do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hƣởng của mƣa bão trong mùa hè, gió mùa Đông Bắc trong mùa đông kém hơn các nơi khác thuộc vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.

Chế độ gió mùa có sự tƣơng phản rõ: mùa hè trùng với gió mùa Đông Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, mƣa nhiều. Mùa Đông trùng với gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh, khô và ít mƣa.

c. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm: 22,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 270C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 15,40C (tháng1).

Nhiệt độ tối cao trung bình: 27,20C; Nhiệt độ tối thấp trung bình: 19,50C.

Tổng tích ôn cả năm: 82030C, vụ Đông Xuân (tháng 11 - 4): 3.3770C, vụ mùa (tháng 5 - 10): 4.8260C.

d. Lượng mưa

Lƣợng mƣa trung bình năm 4.665mm, đây là một trong những vùng có lƣợng mƣa bình quân năm cao nhất cả nƣớc nhƣng phân bố không đều trong năm: Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 90% tổng tổng lƣợng mƣa năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 10% lƣợng mƣa năm.

Lƣợng mƣa biến động thất thƣờng qua các năm và phân bố không đều theo vùng lãnh thổ. Mƣa tập trung ở các xã phía Đông của huyện và thấp dần ở các xã phía Tây. Lƣợng mƣa trung bình năm tại Yên Bình 2.292mm. Lƣợng mƣa lớn, tập trung thƣờng gây lũ quét và xói mòn rửa trôi đất.

Tổng số ngày mƣa trung bình năm khoảng 200 - 210 ngày, các tháng 6, 7 và 8 có số ngày mƣa cao từ 22 - 25 ngày và cƣờng độ mƣa lớn, làm xói mòn rửa trôi đất, nhất là ở những vùng đất trống đồi trọc có độ dốc lớn và độ che phủ của thảm thực vật thấp.

e. Hệ thống sông suối: Phân bố tƣơng đối đều ở các xã gồm có hai sông lớn là sông Chừng và sông Bạc. Sông Chừng bắt nguồn từ Nà Chì, Khuôn Lùng (Xín Mần) chảy qua các xã Tân Nam, Tân Bắc, Tân Trịnh, Yên Hà và xã Hƣơng

Sơn. Sông Bạc bắt nguồn từ xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì) chảy qua các xã Xuân Minh, Tân Trịnh, ngoài ra còn nhiều suối nhỏ phân bố ở hầu khắp các xã, thị trấn. Hệ thống sông, suối đa dạng là điều kiện thuận lợi cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển thủy điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp hầu hết các sông, suối trên địa bàn huyện có lòng hẹp, độ dốc và độ uốn khúc lớn, dòng chảy mạnh, nhiều thác ghềnh, không thuận lợi cho giao thông đƣờng thủy và thƣờng xuyên xảy ra hiện tƣợng lũ ống, lũ quét và sạt lở đất vào mùa mƣa gây ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

f. Một số yếu tố khí hậu khác

- Độ ẩm không khí bình quân năm: 87% - Lƣợng bốc hơi bình quân năm: 63,8%

- Hƣớng gió thịnh hành: gió Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau), gió Đông Nam (từ tháng 5 đến tháng 11).

- Sƣơng muối và mƣa đá chỉ xuất hiện đột xuất, ít ảnh hƣởng đến sản xuất và sinh hoạt.

Nhận xét chung: Nhìn chung huyện Quang Bình do địa hình chia cắt mạnh

nên tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau (ở các xã vùng cao nhiệt độ thấp hơn các xã vùng thấp từ 2 - 3 độ), đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại cây trồng trên địa bàn huyện. Có nhiệt độ và độ ẩm khá dồi dào, các yếu tố thời tiết tƣơng đối thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp và đời sống con ngƣời.

Tuy nhiên có một số yếu tố bất lợi nhƣ: do lƣợng mƣa phân bố không đều giữa các mùa trong năm (90% lƣợng mƣa tập trung vào mùa hè) đã dẫn đến tình trạng khô hạn về mùa Đông, mƣa lũ về mùa hè; huyện có diện tích đất dốc lớn nên dễ gây sói mòn, rửa trôi và sạt nở đất gây ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy cần bố trí hệ thống cây trồng, cây rừng, thời vụ và chế độ luân canh cây trồng hợp lý để vừa mang lại hiệu quả kinh tế nhƣng đồng thời phải đảm bảo tăng cƣờng độ che phủ, hạn chế sói mòn rửa trôi đất đai.

3.1.1.3. Các tiềm năng, thế mạnh

a. Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Quang Bình là 79.489,34 ha, trong đó đất nông, lâm nghiệp, thủy sản có 55.646,76 ha, chiếm

70,01%; đất phi nông nghiệp có 2.257,79 ha, chiếm 2,84 %; đất chƣa sử dụng còn 21.584,79 ha, chiếm 27,15 %. Phần lớn đất của Quang Bình nằm trên địa hình đồi núi thấp, thềm địa chất ổn định, đất chủ yếu là đất phù sa, gley, đất than bùn, đất xám, đất đỏ; các loại đất phân bố ở các dạng địa hình khác nhau, kết hợp với sự phân hóa của khí hậu nên có điều kiện để quy hoạch khai thác phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp chuyên canh theo hƣớng hàng hóa, là cơ sở để xây dựng nên những thƣơng hiệu hàng hóa nổi tiếng của quê hƣơng Quang Bình.

Ở các xã có địa hình núi cao nhƣ Xuân Minh, Tân Bắc, Tân Trịnh, Tiên Nguyên, Yên Thành, Bản Rịa... là vùng thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc; trồng cây lâm nghiệp, cây dƣợc liệu và phát triển Chè Shan tuyết... thƣơng hiệu chè Tiên Nguyên, Xuân Minh đã từng bƣớc đƣợc khẳng định và tìm đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng. Trong những năm tới, đây vẫn là thế mạnh, đem lại nguồn lợi lớn nếu đƣợc khai thác chuyên canh theo hƣớng quy mô hàng hóa. Bên cạnh đó, vùng núi cao của các xã này cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để nhân dân phát triển chăn nuôi gia súc, với diện tích đồi núi tự nhiên thích hợp với việc chăn thả gia súc và diện tích đất đồi để trồng cỏ hứa hẹn chăn nuôi phát triển với quy mô lớn. Bên cạnh đó, khu vực này vẫn còn một số diện tích rừng nguyên sinh với thảm thực vật tƣơng đối phong phú, đa dạng với nhiều loại động, thực vật quý, hiếm (nhƣ hổ, báo gấm, gấu ngựa; lợn rừng, hoẵng, khỉ; sơn dƣơng; các loại bò sát, chim; gỗ trai, nghiến, đinh, sến...) vừa có tác dụng bảo vệ sự đa dạng của sinh học; bảo vệ môi trƣờng sinh thái, chống sói mòn, sạt lở; đồng thời còn có thể phát triển hoạt động du lịch sinh thái, là điểm đến hấp dẫn đối với những ngƣời yêu thích thiên nhiên. Diện tích rừng trồng (rừng kinh tế) phát triển tƣơng đối mạnh, góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp giấy và vật liệu xây dựng...

Ở các xã, thị trấn vùng thấp nhƣ Yên Bình, Bằng Lang, Xuân Giang, Yên Hà, Hƣơng Sơn, Tiên Yên, Vĩ Thƣợng và phần đồi núi thấp của các xã vùng cao địa hình có dạng đồi núi bát úp hoặc lƣợn sóng tƣơng đối thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả (cam, quýt) với quy mô lớn. Thực hiện Nghị quyết của Đảng các cấp và thực hiện quy hoạch năm 2010 về việc phát triển diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả quy mô lớn, ở các xã này đã đƣa vào trồng cây Cao su với

diện tích 3500 ha, trong tƣơng lai hứa hẹn là cây trồng chủ lực đem lại nguồn lợi lớn cho nhân dân. Tuy nhiên do chƣa nhận định hết đƣợc thời tiết khí hậu tại địa phƣơng nên đợt rét đậm, rét hại năm 2011 đã làm 100% số diện tích cây Cao Su chết cho đến nay việc khôi phục trồng lại giống Cao Su chịu lạnh là rất khó khăn, việc quy hoạch đƣa cây Cao Su vào trồng tại địa phƣơng chƣa đƣợc khảo nghiệm, chƣa có căn cứ khoa học để nhân diện rộng và cần có sự điều chỉnh về quy hoạch thu hẹp diện tích trồng Cao Su thay vào đó quy hoạch những phát triển diện tích Chè, Cam là những cây bản địa đã cho hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Bên cạnh đó, ở các xã vùng thấp này cũng có diện tích đất nông nghiệp lớn, địa hình bằng phẳng, thuận lợi về nƣớc tƣới tiêu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển thâm canh cánh đồng mẫu lớn...

Ngoài diện tích đất thuận lợi cho trồng cây nông - lâm nghiệp, trên địa bàn huyện có tiềm năng về diện tích mặt nƣớc để nuôi thủy sản ở các xã vùng thấp, khu vực lòng hồ thủy điện Sông Chừng và sông Bạc... Với truyền thống và kinh nghiệm lâu đời, nhân dân các dân tộc huyện Quang Bình đã khai thác và phát huy tốt nguồn lợi thuỷ sản; đặc biệt những năm gần đây tại các xã vùng thấp, ngƣời dân đã tận dụng mặt nƣớc ao, hồ (các lòng hồ thuỷ lợi, thuỷ điện; kết hợp nuôi cá trong ruộng lúa...) để chăn thả các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao nhƣ cá Bỗng; Ba Ba; cá chép ruộng, cá ngạnh, cá sứt mũi, trạch chấu...

b. Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra, khảo sát của các đoàn địa chất thì tài nguyên khoáng sản của huyện Quang Bình hiện nay phân bố rải rác ở một số xã nhƣ: mỏ Chì, Kẽm thuộc địa bàn xã Yên Thành, đang đƣợc đầu tƣ khai thác với trữ lƣợng khoảng 1,3 triệu tấn; ngoài ra còn một số mỏ nhƣ mỏ Mê Ka thuộc xã Bản Rịa, mỏ Quặng sét ở xã Tân Bắc, mỏ Vàng sa khoáng thuộc xã Bằng Lang, tuy nhiên do điều kiện huyện còn nhiều khó khăn nên chƣa tiến hành xúc tiến đầu tƣ thăm dò khai thác và đến nay vẫn chƣa xác định đƣợc trữ lƣợng.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Quang Bình còn có nguồn vật liệu cát, sỏi, đá xanh đang đƣợc đầu tƣ khai thác, đáp ứng một phần nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện; nguồn tre, nứa, vầu làm nguyên vật liệu sản xuất giấy và các mặt hàng thủ công có giá trị... hứa hẹn tiềm năng phát triển công nghiệp - xây dựng và

tiểu, thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.

c. Tài nguyên nước: Nguồn nƣớc mặt của Quang Bình khá dồi dào và đƣợc cung cấp từ 2 nguồn chính là hệ thống sông suối và nƣớc ngầm. Quang Bình có 2 con sông chính là sông Con, sông Bạc và rất nhiều suối nhỏ phân bố khá đồng đều ở các xã, thị trấn, rất thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản, xây dựng các công trình thuỷ lợi cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng các nhà máy thuỷ điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Đến nay, trên địa bàn huyện đã xây dựng và đƣa vào sử dụng Nhà máy thuỷ điện Sông con 2, công suất 19,5 MW; đang đầu tƣ xây dựng công trình Nhà máy thuỷ điện Sông Bạc, công suất 42 MW, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014.

Ngoài ra, còn một số suối có độ dốc lớn trong tƣơng lai có thể quy hoạch khai thác phát triển thủy điện nhƣ thủy điện Bản Măng xã Bản Rịa, thủy điện Lùng Lý xã Xuân Minh và thủy điện Mận Thắng xã Tân Nam để đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Nƣớc ngầm trên địa bàn huyện Quang Bình tƣơng đối thấp vì là huyện miền núi. Tuy nhiên việc khảo sát thăm dò nguồn nƣớc ngầm phục vụ sản xuất và sinh hoạt chƣa đƣợc quan tâm.

d. Tài nguyên sinh vật: Tài nguyên rừng của Quang Bình khá phong phú và đa dạng, với diện tích đất rừng là 40.796 ha, trong đó rừng sản xuất có 32.348 ha, rừng phòng hộ có 8.448 ha. Hiện nay, trên địa bàn huyện vẫn còn một số diện tích rừng nguyên sinh với thảm thực vật tƣơng đối phong phú, đa dạng với nhiều loại động, thực vật quý, hiếm (nhƣ lợn rừng, hoẵng, khỉ, sơn dƣơng; các loại bò sát, chim; các loại gỗ quý nhƣ trai, nghiến, đinh, sến...) vừa có tác dụng bảo vệ sự đa dạng của sinh học; bảo vệ môi trƣờng sinh thái, chống sói mòn, sạt lở; đồng thời là tiềm năng để khai thác phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, rừng tại các xã vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện quang bình, tỉnh hà giang (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)