3.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC TIỀM NĂNG HUYỆN
3.1.2. Đánh giá chung sự tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội đến
đến quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện.
3.1.2.1. Những thuận lợi
- Với vị trí địa lý nằm trên vùng giáp ranh giữa ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Hà Giang; có đƣờng Quốc lộ 279 và hệ thống đƣờng giao thông tỉnh lộ, liên huyện, liên xã thuận lợi để trao đổi hàng hoá với các huyện trong tỉnh Hà Giang, cũng nhƣ các huyện thuộc các tỉnh lân cận; đồng thời Quang Bình nằm ở phía Đông của huyện Bắc Quang là nơi trong tƣơng lai trở thành thị xã phía Nam của tỉnh Hà Giang, là của ngõ phía Nam của tỉnh với Hà Nội và các tỉnh phía Nam.
- Tiềm năng phát triển du lịch với nhiều dân tộc khác nhau có những ngôn ngữ nói, nét văn hóa đặc trƣng riêng góp phần cho Quang Bình có một kho tàng văn hóa phong phú và hấp dẫn kết hợp với có nhiều điểm danh lam thắng cảnh tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng. - So với các huyện trong tỉnh Hà Giang, quỹ đất của huyện khá dồi dào, nhất là đất nông, lâm nghiệp và thủy sản, đó là nguồn tài nguyên quan trọng cho mở rộng các hoạt động kinh tế, xây dựng các công trình văn hoá, giáo dục, y tế bổ sung cho các công trình hiện có phục vụ nhu cầu nhân dân.
- Nguồn lao động dồi dào, có chất lƣợng trung bình khá. Ngƣời dân Quang Bình cần cù, chịu khó và khá năng động trong xây dựng phát triển kinh tế hộ. Đây là nguồn lực quan trọng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao trong những năm quy hoạch, khi Quang Bình đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội theo hƣớng CNH, HĐH và hội nhập.
- Quang Bình có thế mạnh trong phát triển Cây chè và cây lâm nghiệp có quy mô lớn tạo cơ sở cho phát triển công nghiệp, chế biến. Bên cạnh đó, Quang Bình còn có tiềm năng phát triển các loại cây và con đặc sản nhƣ Cam Sành, phát triển chăn nuôi gia súc nhƣ Trâu, lợn đen, gà đồi...
3.1.2.2. Những khó khăn, hạn chế
- Điểm xuất phát kinh tế của huyện còn thấp, GDP bình quân đầu ngƣời năm 2008 thấp so với trung bình cả nƣớc 55,6%, thu ngân sách trên địa bàn hiện rất nhỏ bé chỉ chiếm 11,09% tổng đầu tƣ cho phát triển của huyện.
- Là huyện mới thành lập, nhu cầu vốn đầu tƣ cao, nguồn vốn đầu tƣ hỗ trợ của nhà nƣớc chủ yếu phục vụ xây dựng hạ tầng. Cần có chính sách thông thoáng nhằm thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài vào.
- Điều kiện thời tiết, quỹ đất tuy có thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp nhƣng vấn đề đặt ra là phát triển cây trồng, vật nuôi gì cho ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, Mặc dù quỹ đất rồi rào thuận lợi cho phát triển các ngành phi nông nghiệp và xây dựng hạ tầng, nhƣng địa hình không bằng phẳng, do xen kẽ giữa đồng bằng và đồi núi thấp nên gây những khó khăn nhất định cho hình thành các khu công nghiệp lớn, xây dựng hạ tầng công nghiệp và dịch vụ.
- Trình độ đội ngũ từ huyện đến cơ sở còn yếu trên nhiều lĩnh vực, chƣa theo kịp yêu cầu quản lý kinh tế xã hội trong tình hình mới. Là huyện miền núi đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao dẫn đến phong tục tập quán một số vùng còn nặng nề, nguồn lao động khá rồi rào nhƣng trình độ lao động qua đào tạo còn ít, chất lƣợng đào tạo chƣa cao ảnh hƣởng không nhỏ đến nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Đời sống một bộ phận dân cƣ còn khó khăn, nhiều hộ tuy đã thoát khỏi đói nghèo nhƣng có nguy cơ tái nghèo, nhất là các xã vùng cao.
- Sức cạnh tranh trong thu hút phát triển kinh tế ngày càng tăng giữa các huyện trong tỉnh Hà Giang đòi hỏi huyện Quang Bình phải có chính sách và cơ chế thu hút đầu tƣ phù hợp.