Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 78)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.4. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

Để rút ngắn thời gian sản xuất, đảm bảo giao hàng, các nhà mua lớn nhƣ Mỹ, Nhật và các nƣớc châu Âu đang có xu hƣớng lựa chọn những doanh nghiệp có khả năng sản xuất trọn gói để đặt hàng, thay vì đặt hàng theo phƣơng thức CMT. Đồng thời, khi rút ngắn thời gian sản xuất, các doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn do giảm đƣợc chi phí. Đứng trƣớc thực trạng đó, ngành dệt may Việt Nam nên chú trọng mở rộng sản xuất, từ các sản phẩm thƣợng nguồn nhƣ sản xuất sợi tổng hợp và sợi tự nhiên, đến các khâu trung và hạ nguồn nhƣ dệt, nhuộm, cắt may.

Để làm đƣợc điều này, các doanh nghiệp phải chủ động nguồn NPL sản xuất để thay thế dần NPL nhập khẩu, cần di chuyển lên thƣợng nguồn và nắm

giữ các khâu trong phân khúc sản xuất NPL. Tuy nhiên, di chuyển lên thƣợng nguồn đòi hỏi một chiến lƣợc đồng bộ và hài hòa và cần có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ vì việc xây dựng và phát triển đƣợc nguồn NPL đòi hỏi sự đầu tƣ lớn về mọi mặt: vốn, công nghệ, nhân lực...Do đó, ngoài việc có những chính sách cho vay ƣu đãi đối với các doanh nghiệp, Chính phủ cần có những chính sách và tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi để thu hút vốn FDI trong việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may.

Ngoài ra, cần tiếp tục chƣơng trình phát triển cây bông vải giai đoạn 2010- 2020 đã đƣợc Chính phủ phê duyệt vào tháng 1 năm 2010 vì bông là nguyên liệu chính cho ngành sợi và cũng là một trong các nguyên liệu cho ngành may. Cây bông ở Việt Nam cần phát triển cả về năng suất và diện tích, vì vậy cần có những chính sách quy hoạch diện tích trồng bông và đầu tƣ phổ biến kỹ thuật, thay đổi giống cây để đạt năng suất chất lƣợng cao nhất.

4.5. Đầu tƣ vào máy móc.

Sản xuất theo phƣơng thức FOB, ODM và OBM là con đƣờng phát triển tất yếu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm và hội nhập quốc tế thành công, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng TPP sắp đƣợc ký kết và thực hiện vào năm 2015. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang gặp rất nhiều rào cản trong cả nội bộ và môi trƣờng kinh doanh để có thể tổ chức sản xuất theo phƣơng thức này. Một trong những rào cản đó chính là máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp dệt may chƣa đủ để có thể triển khai sản xuất theo phƣơng thức FOB, ODM, OBM.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp sản xuất gia công hiện tại đang phụ thuộc vào việc mƣợn máy móc của khách hàng đặt gia công, đặc biệt là một số loại máy

chuyên dụng và hiện đại, hoặc nhập lại những máy móc cũ từ các nƣớc phát triển không còn sử dụng. Điều này dẫn đến năng suất và chất lƣợng thấp. Do vậy, để phát triển lên phƣơng thức sản xuất cao hơn, cần mạnh dạn đầu tƣ vào máy móc, đó cũng là để thoát dần sự phụ thuộc vào khách hàng.

4.6. Đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

Bên cạnh máy móc và thiết bị, nguồn nhân lực Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho Việt Nam khó có thể sản xuất theo phƣơng thức cao hơn, vì lao động Việt Nam rất dồi dào nhƣng chủ yếu là lao động chân tay, đội ngũ lao động trí óc, đội ngũ thiết kế trong ngành dệt may còn thiếu và yếu. Vì vậy, bên cạnh đầu tƣ vào máy móc, cần chú trọng đầu tƣ phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, vì nhân lực chính là nhân tố quan trọng nhất trong mọi khâu của quá trình sản xuất. Để ngành dệt may Việt Nam phát triển và cạnh tranh đƣợc với các nƣớc trên thế giới, cần có một nguồn nhân lực lớn mạnh, giỏi chuyên môn trong tất cả các khâu. Vì vậy, nhân lực cần đƣợc đào tạo bài bản từ các công nhân, nhân viên kỹ thuật, vận hành máy móc, đội ngũ thiết kế cho đến các nhà quản lý…

KẾT LUẬN

Dệt may là một trong những ngành sản xuất công nghiệp chính ở Việt Nam, có doanh thu xuất khẩu đứng thứ hai chỉ sau dầu thô và rất phù hợp với điều kiện nguồn lao động dồi dào của ở nƣớc ta. Trong những năm vừa qua, dệt may luôn đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, đóng góp lớn vào GDP và giải quyết việc làm cho hàng triệu ngƣời lao động. Trong thời gian tới, việc tiếp tục duy trì và phát triển ngành dệt may là rất cần thiết.

Tuy nhiên, qua những phân tích trong bài, ta thấy ngành dệt may Việt Nam mới chỉ chủ yếu tham gia vào công đoạn cắt may – công đoạn mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Các khâu còn lại nhƣ sản xuất NPL, thiếu kế, xuất khẩu, marketing và phân phối thì hầu nhƣ chƣa tham gia. Cũng chính vì vậy nên giá trị gia tăng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đạt đƣợc còn thấp cho dù là một trong những nƣớc hàng đầu về xuất khẩu dệt may. Trong ngành dệt may, các doanh nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào các đối tác nƣớc ngoài do chƣa chủ động đƣợc về NPL, thị trƣờng xuất khẩu cũng nhƣ còn yếu kém về máy móc, nguồn nhân lực... Do vậy, Việt Nam cần tận dụng những lợi thế, nắm bắt thời cơ và có những biện pháp để tham gia sâu hơn vào các công đoạn khác trong chuỗi, nhằm mang chủ động trong sản xuất và mang lại giá trị cao hơn. Để làm đƣợc điều đó, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, hiệp hội dệt may Việt Nam và sự hỗ trợ của Chính phủ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Doris Becker và các cộng sự, 2006. Phát triển chuỗi giá trị - công cụ gia

tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp. Dự án thuộc Chƣơng trình Phát triển

doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Đông, 2011. Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết

của doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ kinh tế công

nghiệp. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

3. Phạm Minh Đức, 2014. Báo cáo “Ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh

thực hiện hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương”. Hội thảo VCCI ở Hà Nội,

TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng tháng 8 năm 2014, Ngân hàng Thế giới. Hà Nội. 4. Hiệp hội dệt may Việt Nam, 2013. Đề án khảo sát và thống kê ngành dệt

may năm 2013. TP Hồ Chí Minh.

5. Hà Văn Hội, 2012. Chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam: Những bất lợi, khó khăn và biện pháp đối phó. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và

Kinh doanh, số 28, trang 241-251.

6. Hà Văn Hội, 2012. Phân tích chuỗi giá trị dệt may Việt Nam. Tạp chí Khoa

học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, số 28, trang 49‐59.

7. Đinh Công Khải, 2013. Cách tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu nhằm nâng cao

năng lực xuất khẩu. Chƣơng trình giảng dạy kinh tế FULBRIGHT.

8. Lƣơng Thị Linh, 2012. Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia

của ngành dệt may Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Trƣờng ĐH Kinh Tế -

ĐHQG Hà Nội.

9. Đặng Tuyết Nhung và Đinh Công Khải. Tóm tắt nghiên cứu chính sách

FULBRIGHT.

10. Nguyễn Thị Bích Thu, 2007. Đào tạo nguồn nhân lực để ngành dệt may Việt Nam đủ sức cạnh tranh khi Việt Nam đã là thành viên của WTO. Tạp chí

Khoa học và Công nghệ, số 2, trang 19.

11. Tổng cục Hải Quan, 2013. Báo cáo về xuất nhập khẩu hàng dệt may. Hà Nội.

12. Bùi Văn Tốt, 2014. Báo cáo ngành dệt may. Công ty cổ phần chứng khoán FPT. Hà Nội.

13. Trƣơng Hồng Trình và cộng sự, 2010. Tiếp cận chuỗi giá trị cho việc nâng cấp ngành dệt may Việt Nam. Tạp chí khoa học và công nghệ - ĐH Đà Nẵng, số 2, trang 37.

14. Bùi Đức Tuân, 2012. Tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều

kiện thực thi các cam kết WTO: Trường hợp ngành nông nghiệp Việt Nam. Học

viện Chính trị - hành chính khu vực I.

Tiếng Anh:

15. Nguyen Minh Duc, 2010. Background study for global value chain analysis for striped catfish. Japan.

16. Gary Gerrefi, 2002. The International competitiveness of Asian economies in

the apparel commodity chain. ADB – Erd Working paper No 5, Phillipines

17. Michael E. Porter, 1990. Competitive Advantage: Creating and Sustaining

the Superior Performance. New York: The Free Press.

18. Raphael Kaplinsky, Morris M, 2000. A handbook for value chain research. South Africa.

Websites và Links:

20. Bộ công thƣơng Việt Nam: http://www.moit.gov.vn

21. Cổng thông tin điện tử công thƣơng Hà nội: http://congthuonghn.gov.vn/ 22. Cổng thông tin điện tử tập đoàn dệt may Việt Nam:

http://www.vinatex.com.vn

23. Hải quan Việt Nam. http://www.customs.gov.vn

24. Hiệp hội dệt may Việt Nam. http://www.vietnamtextile.org.vn/ 25. Ngân hàng Thế giới. http://www.databank.worldbank.org

26. Sở công thƣơng Bắc Giang. http://www.bacgiangintrade.gov.vn 27. Tạp chí Cộng sản. http://www.tapchicongsan.org.vn

28. Tổng cục Thống kê. http://www.gso.gov.vn

29. Hồng Châu, 2015. Ngành dệt may nhập khẩu bông tăng đột biến. <http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/hang-hoa/nganh-det-may-nhap-khau- bong-tang-dot-bien-3232115.html>. [Ngày truy cập: 20 tháng 08 năm 2015] 30. Thế Hải, 2015. Chi 15,8 tỷ USD nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may. <http://baodautu.vn/chi-158-ty-usd-nhap-khau-nguyen-phu-lieu-det-may-

d16865.html>. [Ngày truy cập: 03 tháng 10 năm 2015]

31. Hoàng Xuân Hiệp, 2015. Đào tạo nguồn nhân lực nhằm khai thác thế mạnh của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm dệt may. <http://hict.edu.vn/dao-tao-nguon-nhan-luc-nham-khai-thac-the-manh-cua-viet- nam-trong-chuoi-gia-tri-toan-cau-cua-san-pham-det-may/> [Ngày truy cập: 27 tháng 06 năm 2015]

32. Intell Asia – TL, ITPC, 2015. Ngành may mặc nhập khẩu nhiều nguyên liệu hơn.

<http://www.itpc.gov.vn/exporters/news/tintrongnuoc/2015/thang_1_2015/2015- 01-09.000710>. [Ngày truy cập: 20 tháng 7 năm 2015]

33. Kim Liên - Thúy Ngọc, 2015. Năm 2015: Cơ hội mới cho ngành dệt may. <http://vietstock.vn/2015/01/nam-2015-co-hoi-moi-cho-nganh-det-may-768- 398643.htm>. [Ngày truy cập: 20 tháng 05 năm 2015]

34. Nguyến Phƣơng Thảo, 2015. Một số nhận định về chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam.

<http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/motsonhandinhvechuoi-nd- 16723.html>. [Ngày truy cập: 30 tháng 10 năm 2015]

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Chi tiết các NPL sản xuất của một số mã hàng Mã D471

STT TÊN NGUYÊN LIỆU ĐƠN VỊ TÍNH ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG ĐƠN GIÁ (USD) TRỊ GIÁ (USD) NGUỒN NGUYÊN LIỆU

1 Vải dệt thoi 100% Nylon M2 3.84 4.04 15.50 Hàn Quốc

2 Vải dệt thoi 100% Nylon M2 0.36 2.20 0.80 Hàn Quốc

3 Vải dệt thoi 100% Nylon M2 2.32 2.80 6.50 Hàn Quốc

4 Vải dệt thoi 100% Polyester M2 0.49 3.20 1.57 Hàn Quốc

5 Vải dệt thoi 100% Polyester M2 0.81 1.80 1.45 Hàn Quốc

6 Vải dệt thoi 100% Polyester M2 2.73 3.14 8.56 Hàn Quốc

7 Dựng may M2 0.63 0.47 0.29 Hàn Quốc

8 Bông tấm các loại M2 0.40 1.50 0.61 Việt Nam

9 Bông tấm các loại M2 0.22 1.50 0.33 Việt Nam

10 Lông vũ KGS 0.27 31.64 8.38 Hàn Quốc

11 Dải lông thú thật (lông gấu) Chiếc 1.00 1.50 1.50 Hàn Quốc

12 Khóa các loại Chiếc 5.05 1.20 6.06 Hàn Quốc

13 Tay kéo khóa bằng nhựa Chiếc 3.03 0.10 0.30 Hàn Quốc

14 Cúc dập bằng nhựa Bộ 14.14 0.14 1.98 Hàn Quốc

15 Chốt chặn các loại Chiếc 10.10 0.20 2.02 Hàn Quốc

16 Ô zê các loại (1 bộ = 2 chiếc) Bộ 6.06 0.15 0.91 Hàn Quốc

17 Dây chun các loại YDS 3.78 0.56 2.12 Hàn Quốc

18 Băng gai YDS 0.20 0.14 0.03 Hàn Quốc

19 Nhãn mác bằng vải Chiếc 2.04 0.66 1.35 Hàn Quốc

20 Nhãn mác các loại bằng da Chiếc 3.06 0.85 2.60 Hàn Quốc

21 Nhãn mác bằng giấy Chiếc 5.05 0.55 2.80 Hàn Quốc

22 Chỉ may M 1045.00 0.00 1.99 Việt Nam

23 Túi PE Chiếc 1.00 0.13 0.13 Việt Nam

Mã VA211

STT TÊN NGUYÊN LIỆU ĐƠN VỊ TÍNH ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG ĐƠN GIÁ (USD) TRỊ GIÁ (USD) NGUỒN NGUYÊN LIỆU

1 Vải dệt thoi 100% Polyester M2 4.09 3.50 14.31 Nhật Bản

2 Vải phủ tráng nhựa M2 2.52 2.70 6.80 Nhật Bản

3 Vải dệt thoi 100% Polyester M2 0.46 2.20 1.01 Nhật Bản

4 Vải dệt thoi 100% Polyester M2 0.08 2.41 0.19 Nhật Bản

5 Vải dệt thoi 100% Polyester M2 4.60 2.32 10.67 Nhật Bản

6 Lông vũ KGS 0.33 31.50 10.40 Nhật Bản

7 Dải lông thú thật (lông gấu) Chiếc 1.00 1.62 1.62 Trung Quốc

8 Bông vụn KGS 0.05 1.50 0.08 Việt Nam

9 Bông tấm các loại M2 0.89 1.52 1.36 Việt Nam

10 Dựng may M2 0.54 0.42 0.22 Nhật Bản

11 Khóa các loại Chiếc 6.06 1.21 7.33 Nhật Bản

12 Băng gai YDS 1.50 0.15 0.23 Nhật Bản

13 Ô zê các loại (1 bộ = 2 chiếc) Bộ 12.24 0.14 1.71 Nhật Bản

14 Băng dán đƣờng may YDS 0.09 0.30 0.03 Nhật Bản

15 Chốt chặn các loại Chiếc 14.28 0.13 1.86 Nhật Bản

16 Cúc dập bằng kim loại Bộ 12.24 0.20 2.45 Nhật Bản

17 Dây luồn các loại YDS 0.81 0.16 0.13 Nhật Bản

18 Dây chun YDS 5.29 0.53 2.80 Nhật Bản

19 Nhãn mác các loại bằng cao

su Chiếc 1.02 0.72 0.73 Nhật Bản

20 Nhãn mác bằng vải Chiếc 2.04 0.61 1.24 Nhật Bản

21 Nhãn mác bằng giấy Chiếc 4.08 0.15 0.62 Nhật Bản

22 Chỉ may M 1204.00 0.00 1.06 Việt Nam

23 Túi PE Chiếc 1.00 1.06 1.06 Việt Nam

Mã M036

STT TÊN NGUYÊN LIỆU ĐƠN VỊ TÍNH ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG ĐƠN GIÁ (USD) TRỊ GIÁ (USD)

NGUỒN NGUYÊN

LIỆU

1 Vải dệt thoi 100% Polyester M2 4.34 4.50 19.52 Hàn Quốc

2 Vải dệt thoi 100% Nylon M2 2.55 3.12 7.95 Hàn Quốc

3 Bolen M2 0.15 3.70 0.55 Hàn Quốc

4 Vải dệt thoi 100% Polyester M2 3.08 2.73 8.42 Trung Quốc

5 Vải dệt thoi 100% Polyester M2 0.11 2.34 0.25 Trung Quốc

6 Vải dệt thoi 100% Polyester M2 0.71 2.23 1.59 Trung Quốc

7 Dựng may M2 0.60 0.45 0.27 Hàn Quốc

8 Lông vũ KG 0.29 31.70 9.19 Hàn Quốc

9 Dải lông thú thật(lông gấu) Chiếc 1.00 1.30 1.30 Hàn Quốc

10 Bông tấm các loại M2 0.47 1.62 0.76 Hàn Quốc

11 Khóa các loại Chiếc 6.06 0.17 1.03 Việt Nam

12 Tay kéo khóa bằng nhựa Chiếc 2.02 0.07 0.14 Việt Nam

13 Cúc dập bằng kim loại Bộ 18.18 0.18 3.27 Hàn Quốc

14 Cúc dập bằng nhựa Bộ 7.07 0.15 1.06 Hàn Quốc

15 Chốt chặn các loại Chiếc 6.06 0.21 1.27 Hàn Quốc

16 Ô zê các loại (1 bộ = 2 chiếc) Bộ 4.04 0.14 0.57 Hàn Quốc

17 Băng gai YDS 1.01 0.21 0.21 Hàn Quốc

18 Dây chun các loại YDS 3.61 0.80 2.89 Hàn Quốc

19 Nhãn mác các loại bằng cao su Chiếc 3.03 0.82 2.48 Hàn Quốc

20 Nhãn mác bằng vải Chiếc 6.06 0.56 3.39 Thái Lan

21 Nhãn mác bằng giấy Chiếc 7.07 0.42 2.97 Thái Lan

22 Chỉ may M 1600.00 0.00 1.44 Trung Quốc

23 Túi PE Chiếc 1.00 1.30 1.30 Hàn Quốc

Mã DJ23

STT TÊN NGUYÊN LIỆU ĐƠN VỊ TÍNH ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG ĐƠN GIÁ (USD) TRỊ GIÁ (USD) NGUỒN NGUYÊN LIỆU

1 Vải dệt thoi 100% Polyester M2 4.34 4.50 19.52 Hàn Quốc

2 Vải dệt thoi 100% Nylon M2 2.55 3.12 7.95 Hàn Quốc

5 Vải dệt thoi 100% Polyester M2 0.11 3.42 0.37 Hàn Quốc

6 Vải dệt thoi 100% Polyester M2 0.71 4.45 3.18 Hàn Quốc

7 Dựng may M2 0.60 0.45 0.27 Trung Quốc

8 Lông vũ KG 0.32 32.50 10.50 Trung Quốc

9 Đáp da trang trí Chiếc 1.00 1.30 1.30 Trung Quốc

10 Bông tấm các loại M2 0.47 1.62 0.76 Việt Nam

11 Khuy đai Chiếc 1.00 0.70 0.70 Hàn Quốc

12 Dây dệt trang trí YDS 2.05 1.20 2.46 Hàn Quốc

13 Khóa các loại Chiếc 6.06 0.17 1.03 Việt Nam

14 Cúc đính các loại Chiếc 2.02 0.07 0.14 Việt Nam

15 Cúc dập bằng kim loại Bộ 18.18 0.18 3.27 Hàn Quốc

16 Cúc dập bằng nhựa Bộ 8.07 0.15 1.19 Hàn Quốc

17 Chốt chặn các loại Chiếc 6.06 0.21 1.27 Hàn Quốc

18 Ô zê các loại (1 bộ = 2 chiếc) Bộ 4.04 0.14 0.57 Hàn Quốc

19 Băng gai YDS 1.01 0.54 0.55 Việt Nam

20 Nhãn mác bằng vải Chiếc 6.06 0.56 3.39 Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)