Cung cấp bông, xơ và sợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 53)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng tham gia của ngành dệt may Việt Nam vào các giai đoạn của

3.1.2. Cung cấp bông, xơ và sợi

Thấy đƣợc tầm quan trọng của việc cung cấp NPL đầu vào cho ngành dệt may, nƣớc ta đã đƣa ra chƣơng trình phát triển cây bông với mục tiêu nhƣ sau:

Bảng 3.1. Chỉ tiêu chƣơng trình phát triển cây bông giai đoạn 2010 – 2020

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2015 Năm 2020

Diện tích cây trồng ha 30,000 76,000 Diện tích có tƣới ha 9,000 40,000 Năng suất bình quân Tấn/ha 1,5 2 Năng suất bông có tƣới bình quân Tấn/ha 2 2,5 Sản lƣợng bông xơ Tấn 20,000 60,000 Số lƣợng 1000 kiện 91,86 275, 57

Tuy nhiên, theo báo cáo ngành dệt năm 2013 của tác giả Bùi Văn Tốt thì hằng năm nƣớc ta chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 2% nhu cầu sản lƣợng bông cho sản xuất, phần còn lại là phải nhập khẩu từ các thị trƣờng nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ…Nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển của ngành bông là do chƣa chú trọng đầu tƣ và do điều kiện tự nhiên không phù hợp, diện tích trồng còn manh mún, nhỏ lẻ, chƣa có kỹ thuật và chƣa quy hoạch để đầu tƣ sâu hơn. Ngoài ra, năng suất bông của Việt Nam còn thấp, chỉ đạt khoảng 1.28 tấn/ha.

Theo số liệu của Bộ Công thƣơng, năm 2014, tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may nƣớc ta gồm: bông, xơ sợi, vải, các nguyên phụ liệu khác đạt khoảng 15,8 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2013. Trong đó, nhập khẩu bông đạt khoảng 743 ngàn tấn, tăng 28% so với năm 2013, tổng giá trị đạt xấp xỉ 1,4 tỷ USD. Tiếp đến, nhập khẩu xơ sợi đạt khoảng 745 ngàn tấn, trị giá 1,6 triệu USD, tăng khoảng 7% về lƣợng và 3% về giá trị so với năm 2013 [30]

Số liệu thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, trong số các nhóm nguyên liệu nhập khẩu ngành dệt may nhƣ: xơ, sợi dệt, vải, bông thì mặt hàng bông đang có sự gia tăng đột biến. Tính chung 5 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu bông của Việt Nam đạt 447.000 tấn, trị giá 712 triệu USD, tăng 35,2% về lƣợng và 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, nhập khẩu bông chỉ riêng trong tháng 5 đạt khoảng 105.000 tấn, trị giá 166 triệu USD tăng 39,1% về lƣợng và 8,9% về giá trị so với cùng kỳ 2014.

Bên cạnh bông, xơ, sợi cũng là nguyên liệu có tốc độ nhập khẩu gia tăng mạnh. Năm tháng đầu năm 2015 nhập khẩu nguyên liệu này ƣớc đạt 326.000 tấn, trị giá 638 triệu USD, tăng 11,2% về lƣợng và 3,5% về trị giá so với cùng kỳ 2014 [30]

Ngành sợi Việt Nam tuy có phát triển, xuất khẩu sang các thị trƣờng nhƣ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan nhƣng lại chƣa đáp ứng đƣợc sản xuất trong nƣớc và vẫn phải nhập khẩu sợi từ nƣớc ngoài. Sở dĩ nhƣ vậy là do sản phẩm sợi của nƣớc ta chƣa có sự đa dạng về chủng loại, chất lƣợng các sản phẩm sợi chƣa cao và chỉ mới tập trung ở phân khúc sản phẩm cấp thấp, trung bình nên không đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp dệt may hàng cao cấp đòi hỏi nhiều loại nguyên liệu sợi khác nhau với các loại nguyên liệu đầu vào đặc biệt, thiết bị sản xuất hiện đại [12]

Nhìn chung, trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam chƣa tham gia đƣợc nhiều vào khâu cung cấp nguyên phụ liệu (thô). Do vậy, giá trị gia tăng đạt đƣợc trong khâu này còn thấp.

3.1.3. Các doanh nghiê ̣p dê ̣t, nhuộm và hoàn tất

Vải là nguyên liệu chính cho sản xuất sản phẩm ngành may, do vậy ngành dệt có vai trò đặc biệt quan trọng và có sự liên kết chặt chẽ với ngành may, nó quyết định đến chất lƣợng sản phẩm và chi phí cuối cùng của sản phẩm ngành may. Mặc dù vậy nhƣng ngành dệt tại Việt Nam vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng với ngành may và nƣớc ta vẫn phụ thuộc nhiều vào việc nhập NPL từ nƣớc ngoài.

Nƣớc ta có khả năng nhuộm và hoàn tất 80.000 tấn vải đan và 700 triệu mét vải dệt mỗi năm. Tuy nhiên, chỉ khoảng 20-25% lƣợng vải dệt này đủ chất lƣợng để sản xuất thành phẩm xuất khẩu, trong khi vải đan hầu hết không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu và chỉ đƣợc dùng cho thị trƣờng nội địa [12]

Hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một số lƣợng NPL tƣơng đối lớn từ các nƣớc khác nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…

Hình 3.1. Kim ngạch nhập khẩu NPL ngành may giai đoạn 2007 – 2014 (ĐVT: Tỷ USD)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ Công Thương

Dựa vào số liệu trên ta thấy, ngành dệt may Việt Nam hàng năm đều phải nhập rất nhiều NPL từ nƣớc ngoài, và số lƣợng nhập khẩu NPL có xu hƣớng ngày càng tăng lên do sự mở rộng sản xuất của ngành may, trong đó nhập khẩu vải chiếm phần lớn giá trị nhập khẩu. Từ năm 2007 đến năm 2014, giá trị nhập khẩu NPL tăng lên xấp xỉ 3 lần, từ mức 6.36 tỷ USD lên 15.8 tỷ USD. Trong đó, riêng năm 2014, Việt Nam đã chi 9,5 tỷ USD để nhập khẩu vải, điều này cho thấy ngành dệt của Việt Nam còn rất kém, chỉ đáp ứng đƣợc một phần rất nhỏ vải cho sản xuất của ngành may.

Tuy nhiên, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, Việt Nam có khả năng sản xuất đáp ứng 55% nguyên phụ liệu cho hàng may mặc và các sản phẩm dệt may vào năm 2017. Vinatex cũng đã đầu tƣ số tiền khoảng 9 nghìn tỷ

đồng (tƣơng đƣơng 418,6 triệu USD) cho sản xuất vải ở một số khu công nghiệp với năng suất cao. Đây đƣợc xem là một trong những thế mạnh của ngành và sẽ giúp ngành nắm bắt cơ hội từ FTA sắp tới vì các hiệp định này chú trọng nhiều đến nguồn gốc của sợi và vải. Ngoài ra, tỷ lệ nội địa ngày càng tăng cũng sẽ đi theo chiến lƣợc nâng cao giá trị và vị thế ngành trong nƣớc trong chuỗi cung ứng toàn cầu [24]

Vinatex cũng công bố kế hoạch đầu tƣ hơn 714 triệu USD nâng cấp và mở rộng chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng yêu cầu của TPP. Trƣớc đó, Vinatex đã ký thỏa thuận 12 triệu USD với Toms Limited của Nhật Bản xây dựng một khu phức hợp dệt, nhuộm - may tại khu vực miền Trung, đồng thời hợp tác với Công ty kinh doanh Itochu đầu tƣ vào một số dự án nhuộm và nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam. Với những sự mở rộng đầu tƣ này, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng trong thời gian tới sẽ giảm bớt phần nào sự phụ thuộc vào NPL từ nƣớc ngoài.

Qua những phân tích trên ta thấy, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn còn tham gia rất hạn chế vào khâu sản xuất NPL trong chuỗi giá trị toàn cầu. Cũng do đó, giá trị gia tăng đạt đƣợc trong khâu này chƣa nhiều, và có thể thấy là chƣa tƣơng xứng với tiềm năng.

3.1.4. Các doanh nghiệp cắt may

Ngành may xuất khẩu Việt Nam đã phát triển nhanh chóng kể từ cuối những năm 80 và đầu những năm 90, đặc biệt Hiệp định thƣơng mại song phƣơng với Hoa Kỳ có hiệu lực vào năm 2001 đã thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam mở rộng thị trƣờng xuất khẩu đáng kể. Hiện cả nƣớc có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may; thu hút hơn 2,5 triệu lao động; chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam, trong đó riêng các doanh nghiệp may chiếm khoảng 70% trong tổng số các doanh nghiệp dệt may. Theo số liệu của VITAS, mỗi 1 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo ra việc làm

nghiệp dệt may và 50 - 100 nghìn lao động tại các doanh nghiệp hỗ trợ khác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam hiện nay vẫn đang sản xuất theo phƣơng thức gia công đơn giản. Theo thống kê, tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo phƣơng thức gia công CMT vẫn chiếm chủ yếu (khoảng 85%), xuất khẩu theo phƣơng thức FOB chỉ khoảng 13% và chỉ 2% xuất khẩu theo phƣơng thức ODM. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng theo FOB cũng chỉ chủ yếu ở mức FOB I nên giá trị gia tăng của ngành còn thấp [12]

Việt Nam là một trong những nƣớc xuất khẩu sản phẩm ngành may đạt giá trị hàng đầu trên thế giới với các thị trƣờng chủ yếu là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hàng năm, Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu cao và có xu hƣớng ngày càng tăng lên.

Hình 3.2. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam, giai đoạn 2007 – 2014 (ĐVT: Tỷ USD)

Giai đoạn từ 2007 – 2014, ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh với tốc độ tăng trƣởng khoảng trên 20%/năm (trừ năm 2009 do sức mua của thị trƣờng giảm mạnh, hệ quả từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu). Giá trị xuất nhập khẩu năm 2014 so với năm 2007 đã tăng lên trên 3 lần, từ 7,73 tỷ USD năm 2007 lên 24.5 tỷ USD năm 2014. Theo dự báo, năm 2015 giá trị xuất khẩu có thể đạt trên 28 tỷ USD và tiếp tục tăng lên trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sản xuất theo phƣơng thức gia công nên dù giá trị xuất khẩu rất cao nhƣng giá trị gia tăng đạt đƣợc rất thấp, bởi khâu cắt may là khâu tạo giá trị gia tăng thấp nhất, chỉ chiếm 5 – 10% tỷ suất lợi nhuận.

Theo đánh giá của giám đốc văn phòng đại diện của tập đoàn Mast Industries - một nhà mua quốc tế lớn của ngành dệt may, thì hiện nay chỉ có khoảng 10-15 doanh nghiệp Việt Nam có khả năng làm FOB đạt tiêu chuẩn đáp ứng đƣợc yêu cầu các nhà mua thế giới, tiêu biểu là các công ty may Việt Tiến, Nhà Bè, Phong Phú. Họ cũng cho biết thêm, hạn chế lớn nhất khiến các doanh nghiệp Việt Nam chƣa làm đƣợc FOB là do không có khả năng tìm đƣợc nguồn vải đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng và thời gian giao hàng, và không đủ khả năng về tài chính để đề phòng giải quyết cho các trƣờng hợp phát sinh rủi ro khi thực hiện hợp đồng nhằm đáp ứng việc giao hàng đúng thời hạn. Nếu so sánh mắt xích sản xuất ngành dệt may Việt Nam so với thế giới, ta có thể thấy trong khi mắt xích sản xuất của ngành dệt may Việt Nam đang ở mức may gia công là chủ yếu thì các nhà sản xuất trên thế giới đang cạnh tranh với nhau bằng cách dịch chuyển lên phƣơng thức sản xuất FOB cấp III hay ODM nhằm đáp ứng những thay đổi quan trọng trên thị trƣờng dệt may thế giới [9]

Những phân tích ở trên cho thấy, Việt Nam hầu hết tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may qua khâu cắt & may. Đây cũng chính là khâu mang

lại giá trị gia tăng thấp nhất. Vì vậy, cần phải khắc phục các điểm còn hạn chế để nâng cao năng lực sản xuất của ngành may Việt Nam ngay từ thời điểm này là điều kiện cần thiết để ngành may mặc Việt Nam nâng cấp vị thế của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng nhƣ đạt đƣợc giá trị gia tăng cao hơn. Muốn thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu thì các doanh nghiệp cần phải sản xuất dƣới dạng FOB, ODM. OBM.

3.1.5. Hoạt động xuất khẩu, marketing và phân phối

Hoạt động xuất khẩu, marketing và phân phối là các khâu mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị dệt may nhƣng cũng đang là khâu yếu của ngành dệt may Việt Nam. Điều này chủ yếu do chúng ta thực hiện các đơn hàng gia công ở mức CMT và FOB cấp I nên Việt Nam ít có các sản phẩm mang thƣơng hiệu riêng của mình để tiếp cận với các nhà bán lẻ trên toàn cầu

Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện phụ thuộc lớn vào các nhà buôn nƣớc ngoài. Các nhà buôn đóng vai trò rất quan trọng là trung gian trong chuỗi cung ứng hàng dệt may của Việt Nam ra thế giới. Các nhà buôn trong khu vực thƣờng từ Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc. Những doanh nghiệp bán lẻ, đa số thuộc thị trƣờng EU, Nhật và Hoa Kỳ, sở hữu những thƣơng hiệu hàng đầu quốc tế, những siêu thị, cửa hàng bán sỉ và bán lẻ. Các doanh nghiệp bán lẻ lớn tin cậy vào các nhà buôn để phát triển mạng lƣới cung ứng của họ ở Việt Nam nhằm giảm chi phí giao dịch. Các doanh nghiệp đầu tƣ may mặc nƣớc ngoài thƣờng liên hệ trực tiếp với các nhà buôn tại Hồng Kông, Đài Loan hay Hàn Quốc. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ) phụ thuộc rất lớn vào các nhà buôn nhỏ trong khu vực. Nói cách khác, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn rất thiếu liên kết với những ngƣời tiêu dùng sản phẩm cuối cùng mà chỉ thực hiện các hợp đồng gia công lại cho các nhà sản xuất khu vực [12]

Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Nhƣ Văn (2005), các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn phải thông qua các nhà cung cấp khu vực để có các hợp đồng gia công, rất ít doanh nghiệp dệt may có đƣợc các hợp đồng trực tiếp từ các nhà bán lẻ để cung cấp sản phẩm của mình. Một số doanh nghiệp dệt may thì thông qua các văn phòng đại diện ở Việt Nam của các thƣơng hiệu nổi tiếng để cung cấp sản phẩm. Hơn một nửa doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc tƣ nhân đã nói rằng họ không biết về thị trƣờng cuối cùng nơi mà các sản phẩm của họ đƣợc tiêu thụ. Thậm chí một vài doanh nghiệp xuất khẩu lớn dệt may lớn ở thành phố Hồ Chí Minh cũng nói rằng họ có mối liên kết với các nhà buôn ở Hàn Quốc và Đài Loan, nhƣng họ cũng không biết các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm của họ ở đâu trên thế giới. Chính khoảng cách rất xa giữa các nhà sản xuất Việt Nam với các doanh nghiệp bán lẻ cuối cùng có thể tác động mạnh lên các nhà sản xuất ở địa phƣơng, làm chúng ta khó khăn hơn trong việc nắm bắt yêu cầu của thị trƣờng để đáp ứng một cách nhanh chóng sự thay đổi nhu cầu của ngƣời mua cũng nhƣ xu hƣớng thời trang mới trên thế giới [9]

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, hoạt động xuất khẩu, marketing và phân phối đang là khâu yếu của ngành dệt may Việt Nam, điều này là do từ trƣớc đến nay, chúng ta chủ yếu thực hiện các đơn hàng gia công ở mức CMT và FOB cấp I nên Việt Nam ít có các sản phẩm mang thƣơng hiệu riêng của mình để tiếp cận với các nhà bán lẻ trên toàn cầu. Một khi chúng ta còn chƣa nắm đƣợc các mắt xích ở thƣợng nguồn để chủ động trong hoạt động sản xuất với các mẫu thiết kế và thƣơng hiệu riêng thì ngành dệt may Việt Nam vẫn khó có thể xâm nhập đƣợc mạng lƣới xuất khẩu và tiếp thị trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Qua những phân tích trên ta thấy, Việt Nam hầu nhƣ không tham gia vào các hoạt động xuất khẩu, marketing và phân phối. Đây là những khâu mang lại giá trị gia tăng rất cao nhƣng Việt Nam đạt đƣợc rất ít từ các khâu này.

3.2. Nghiên cứu trƣờng hợp Công ty Cổ phần – Tổng công ty may Bắc Giang. Giang.

3.2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần – tổng công ty may Bắc Giang. 3.2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển.

Năm 1997, Công ty may Bắc Giang chính thức đƣợc thành lập trên cơ sở xí nghiệp may Hà Bắc với khoảng 500 công nhân, bắt đầu tiến hành hạch toán độc lập. Năm 2005, tiến hành cổ phần hóa thành Công ty Cổ phần may Bắc Giang và đổi tên thành Công ty cổ phần – Tổng công ty may Bắc Giang từ năm 2014.

Năm 2008, Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh cơ sở sản xuất số 2 - Xí nghiệp may Lục Nam tại thị trấn đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Năm 2011, mở rộng sản xuất kinh doanh cơ sở sản xuất số 3 - Xí nghiệp may Lạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)