Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phân tích SWOT ngành dệt may Việt Nam
* Điểm mạnh
Trƣớc hết, Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc có nền chính trị ổn định hàng đầu thế giới. Điều này giúp cho các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài yên tâm đầu tƣ vào Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam đã thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ cả trực tiếp và gián tiếp từ nƣớc ngoài.
Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, ký kết các hiệp định thƣơng mại song phƣơng, đa phƣơng nhằm mở rộng quan hệ hợp tác.
Chính phủ đã có những biện pháp ƣu tiên và khuyến khích đầu tƣ vào ngành dệt may nhƣ ƣu đãi thuế nhập khẩu cho các nguyên liệu thô với mục đích sản xuất các sản phẩm may tái xuất khẩu trong 3-4 tháng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…
Lực lƣợng lao động dồi dào, giá lao động rẻ giúp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các nƣớc khác vì dệt may là một trong những ngành thâm dụng lao động.
Các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng đƣợc mối quan hệ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới, đặc biệt là các thị trƣờng lớn và khó tính nhƣ Nhật, Hoa Kỳ, EU...và đƣợc bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng tay nghề.
* Điểm yếu
Sản phẩm dệt may Việt Nam vẫn chủ yếu đƣợc sản xuất theo phƣơng thức gia công, công tác thiết kế còn rất yếu. Ngoài ra, ngành dệt và các ngành công nghiệp phụ trợ chƣa phát triển tƣơng xứng với ngành may, do vậy chƣa đáp ứng đƣợc NPL cho ngành may và vẫn phải phụ thuộc nhiều vào thị trƣờng nƣớc ngoài, chƣa chủ động đƣợc trong sản xuất.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chƣa có sự liên kết mạnh mẽ nên khả năng tài chính còn kém, chƣa có điều kiện đổi mới công nghệ, nhập khẩu trang thiết bị tiên tiến.
Các mặt hàng sản xuất còn đại trà, chƣa đa dạng, chƣa sản xuất đƣợc theo số lƣợng lớn các mặt hàng yêu cầu hàm lƣợng kỹ thuật cao.
Nguồn lao động dồi dào nhƣng chủ yếu là công nhân phổ thông, đội ngũ kỹ sƣ vận hành máy móc, đội ngũ thiết kế và quản lý còn rất ít, chƣa đƣợc đào tào bài bản và trình độ chƣa cạnh tranh đƣợc với các nƣớc tiên tiến trên thế giới.
Năng lực tiếp thị và quảng bá sản phẩm còn hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu riêng và còn phụ thuộc vào nhiều nhà nhập khẩu trên thế giới.
* Cơ hội
Các nƣớc có ngành dệt may phát triển trên thế giới đang có xu hƣớng chuyển dịch nhiều khâu trong chuỗi sang các nƣớc đang phát triển, trong đó có
Việt Nam. Do đó, Việt Nam có thêm cơ hội để tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ và kinh nghiệm quản lý cũng nhƣ có thể tiếp cận với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực dệt may trên thế giới.
Ngoài ra, việc tích cực hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng cho hàng dệt may và tranh thủ đƣợc những ƣu đãi về hạn ngạch, thuế xuất nhập khẩu...Việt Nam đã gia nhập WTO và tham gia ký kết nhiều hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt – Nhật, Việt – Mỹ và đa phƣơng, đặc biệt trong thời gian tới là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng TPP.
Là một nƣớc có dân số khá đông, Việt Nam cũng có thể tận dụng cơ hội này để phát triển hàng hóa phục vụ thị trƣờng trong nƣớc.
* Thách thức
Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may là rất nhiều, trong đó một trong những đối thủ lớn có thể kể đến là Trung Quốc với nguồn lao động dồi dào, kỹ năng tay nghề phát triển và đặc biệt Trung Quốc có thể sản xuất ra nhiều loại NPL dẫn đến việc chủ động hơn trong sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Tuy ngành dệt may Việt Nam đã xuất hiện từ lâu nhƣng xuất phát điểm thấp, NPL chƣa chủ động đƣợc cộng với tỷ lệ gia công còn chiếm phần lớn dẫn đến khó khăn khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, các thị trƣờng lớn thƣờng vận dụng rất nhiều các rào cản kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, môi trƣờng và yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về chất lƣợng, nguồn gốc xuất xứ. Điều này gây khá nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
* Các kết hợp S-O, S-T, W-O, W-T
- Kết hợp S – O: Cần tận dụng những điểm mạnh sẵn có để tranh thủ các cơ hội, nhận đƣợc nhiều đơn hàng và chuyển dịch sang hƣớng sản xuất tiên tiến hơn nhƣ FOB, ODM, OBM, tham gia vào các khâu mang lại giá trị cao, tranh thủ những tiến bộ khoa học công nghệ, máy móc và kinh nghiệm quản lý từ các nƣớc khác để ngày càng hoàn thiện hơn cho đội ngũ nhân lực trong ngành may.
- Kết hợp S – T: Tận dụng điểm mạnh để hạn chế những thách thức. Để cạnh tranh đƣợc với các đối thủ nƣớc ngoài, Việt Nam cần tận dụng triệt để lợi thế so sánh về lao động, tận dụng môi trƣờng chính trị ổn định để thu hút đầu tƣ và duy trì những mối quan hệ sẵn có với các đối tác lớn để kéo đƣợc nhiều đơn hàng về, đảm bảo ổn định sản xuất.
- Kết hợp W – O: Tranh thủ các cơ hội để hạn chế điểm yếu. Tranh thủ việc đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam để có vốn phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, học hỏi kinh nghiệm từ nhà đầu tƣ, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Việc ký kết các hiệp định thƣơng mại cũng giúp cho Việt Nam mở rộng thị trƣờng và nhận đƣợc nhiều ƣu đãi hơn. Ngoài ra, có thể mở rộng thị trƣờng trong nƣớc do có dân số đông.
- Kết hợp W – T: Giảm thiểu mặt yếu và tránh nguy cơ. Để làm đƣợc điều này, cần phải tận dụng mọi nguồn lực và lợi thế để nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động để giảm giá thành và quan trọng hơn là nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Theo đó, cần đầu tƣ nhiều hơn vào máy móc, trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao.
3.3.2. Một số nhận xét, đánh giá.
Từ việc phân tích, ta có thể thấy rõ rằng Việt Nam hiện tại mới chủ yếu tham gia vào khâu cắt & may trong chuỗi giá trị hay nói cách khác là tham gia
vào chuỗi giá trị phần lớn bằng phƣơng thức sản xuất gia công. Đây là công đoạn mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành dệt may.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu biết tận dụng những điểm mạnh và cơ hội sẵn có, Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị trong các khâu còn lại, đặc biệt là có thể tham gia vào những phƣơng thức sản xuất cao hơn nhƣ FOB, ODM, OBM. Mặc dù việc tham gia sâu hơn vào các khâu khác của chuỗi giá trị theo năng lực hiện tại là rất khó khăn và cần nhiều thời gian, nhƣng nếu có những giải pháp phù hợp và có sự kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, hiệp hội dệt may và Chính phủ thì chắc chắn, trong tƣơng lai Việt Nam sẽ đạt đƣợc những giá trị cao hơn tại những phân khúc mới.
Chƣơng 4
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA SẢN PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM 4.1. Chuyển đổi phƣơng thức sản xuất CMT sang FOB, ODM, OBM
Có thể thấy rằng, phƣơng thức sản xuất CMT đóng vai trò quan trọng trong những buổi đầu gia nhập chuỗi giá trị dệt may. Tuy nhiên, các nƣớc dần mất đi lợi thế của phƣơng thức sản xuất này và phải đối mặt với yêu cầu khả năng cung cấp trọn gói cho quá trình sản xuất. Ngoài ra, tham gia vào chuỗi với phƣơng pháp sản xuất này mang lại giá trị rất thấp. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới cần dịch chuyển từ sản xuất gia công với việc phụ thuộc nguyên phụ liệu nhập khẩu sang hình thức FOB, ODM và OBM để chủ động hơn trong sản xuất cũng nhƣ mang lại giá trị gia tăng cao hơn.
Trong thời gian ngắn, chúng ta chƣa thể thoát khỏi sự phụ thuộc nguyên phụ liệu vào các nhà cung cấp nƣớc ngoài. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có liên hệ chặt chẽ với khách hàng cũng nhƣ các nhà cung cấp. Để làm đƣợc điều này, cần có mạng lƣới thông tin sâu rộng về các nhà cung cấp để khách hàng cũng nhƣ doanh nghiệp dệt may dễ dàng tiếp cận và sàng lọc đƣợc những nhà cung cấp đảm bảo nhất về chất lƣợng NPL cũng nhƣ thời gian giao hàng. Ngoài ra, hiệp hội dệt may cũng nhƣ chính phủ cần hỗ trợ để thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp bằng cách mở ra những hội chợ thƣơng mại để các doanh nghiệp giới thiệu, quản bá sản phẩm hoặc xa hơn là ký kết các hiệp định hợp tác và xúc tiến thƣơng mại.
Trong dài hạn, các doanh nghiệp cần phải tham gia mạnh mẽ hơn vào khâu sản xuất và cung ứng NPL để chủ động hơn trong sản xuất và có thể dịch chuyển
dần sang thực hiện các đơn hàng FOB, ODM và OBM. Ngoài ra, để có thể chuyển sang các phƣơng thức sản xuất cao hơn, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chủ động nguồn tài chính để thu mua NPL cho sản xuất. Nhà nƣớc cần hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp bằng việc cho vay ƣu đãi để đáp ứng vốn. Ngoài ra, cần phát triển hơn nữa các cụm ngành dệt may để có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp.
4.2. Đầu tƣ cho khâu thiết kế sản phẩm và xuất nhập khẩu
Khâu thiếu kế sản phẩm và xuất nhập khẩu là các khâu mang lại giá trị gia tăng cao hàng đầu. Tuy nhiên, Việt Nam còn rất yếu trong các khâu này, đặc biệt là khâu thiết kế sản phẩm rất ít tham gia. Nguyên nhân chính là do đội ngũ nhân lực chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu để đáp ứng đƣợc yêu cầu của những khâu này.
Để phát triển khâu thiếu kế, đầu tiên cần có những chính sách để thu hút các nhà thiết kế chuyên nghiệp, tài năng từ trong và ngoài nƣớc với những chế độ ƣu đãi đặc biệt, mặt khác tăng cƣờng đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ thiết kế hiện có, có thể đƣa ra nƣớc ngoài để học tập để nắm bắt đƣợc xu hƣớng thời trang trên thế giới.
Để nâng cao xuất khẩu, mỗi doanh nghiệp cần nắm đƣợc đầy đủ thông tin về xu hƣớng thời trang của thị trƣờng, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, tình hình xuất nhập khẩu để đƣa ra những quyết định sáng suốt. Ngành dệt may cần có một hệ thống thu thập, phân tích và xử lý số liệu cũng nhƣ phổ biến thông tin cho các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp XNK cần nắm vững những quy định về sản phẩm dệt may nhập khẩu, xuất khẩu, đặc biệt về nhãn mác và nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn về hạn ngạch và môi trƣờng...
4.3. Hoàn thiện mạng lƣới marketing và phân phối
Các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với nhau về nguồn nhân lực và tài chính thông qua Hiệp hội dệt may Việt Nam. Trƣớc mắt, để quảng bá và giới thiệu sản phẩm, cần tham gia vào các hội chợ thƣơng mại quốc tế hoặc tự tổ chức các hội chợ tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp phải từng bƣớc thiết lập mối quan hệ với các nhà nhập khẩu và cả những nhà bán lẻ trên thế giới để mở rộng thị trƣờng xuất khẩu.
Tìm kiếm và tận dụng tất cả các cơ hội để làm việc trực tiếp với các khách hàng nƣớc ngoài không qua trung gian, xây dựng thƣơng hiệu riêng cho dệt may Việt Nam.
Tuy nhiên, điều cơ bản nhất để tham gia đƣợc vào mạng lƣới marketing và phân phối chính là các sản phẩm cần phải đáp ứng đƣợc tính đa dạng và độc đáo, đảm bảo chất lƣợng, an toàn.
4.4. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ
Để rút ngắn thời gian sản xuất, đảm bảo giao hàng, các nhà mua lớn nhƣ Mỹ, Nhật và các nƣớc châu Âu đang có xu hƣớng lựa chọn những doanh nghiệp có khả năng sản xuất trọn gói để đặt hàng, thay vì đặt hàng theo phƣơng thức CMT. Đồng thời, khi rút ngắn thời gian sản xuất, các doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn do giảm đƣợc chi phí. Đứng trƣớc thực trạng đó, ngành dệt may Việt Nam nên chú trọng mở rộng sản xuất, từ các sản phẩm thƣợng nguồn nhƣ sản xuất sợi tổng hợp và sợi tự nhiên, đến các khâu trung và hạ nguồn nhƣ dệt, nhuộm, cắt may.
Để làm đƣợc điều này, các doanh nghiệp phải chủ động nguồn NPL sản xuất để thay thế dần NPL nhập khẩu, cần di chuyển lên thƣợng nguồn và nắm
giữ các khâu trong phân khúc sản xuất NPL. Tuy nhiên, di chuyển lên thƣợng nguồn đòi hỏi một chiến lƣợc đồng bộ và hài hòa và cần có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ vì việc xây dựng và phát triển đƣợc nguồn NPL đòi hỏi sự đầu tƣ lớn về mọi mặt: vốn, công nghệ, nhân lực...Do đó, ngoài việc có những chính sách cho vay ƣu đãi đối với các doanh nghiệp, Chính phủ cần có những chính sách và tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi để thu hút vốn FDI trong việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may.
Ngoài ra, cần tiếp tục chƣơng trình phát triển cây bông vải giai đoạn 2010- 2020 đã đƣợc Chính phủ phê duyệt vào tháng 1 năm 2010 vì bông là nguyên liệu chính cho ngành sợi và cũng là một trong các nguyên liệu cho ngành may. Cây bông ở Việt Nam cần phát triển cả về năng suất và diện tích, vì vậy cần có những chính sách quy hoạch diện tích trồng bông và đầu tƣ phổ biến kỹ thuật, thay đổi giống cây để đạt năng suất chất lƣợng cao nhất.
4.5. Đầu tƣ vào máy móc.
Sản xuất theo phƣơng thức FOB, ODM và OBM là con đƣờng phát triển tất yếu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm và hội nhập quốc tế thành công, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng TPP sắp đƣợc ký kết và thực hiện vào năm 2015. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang gặp rất nhiều rào cản trong cả nội bộ và môi trƣờng kinh doanh để có thể tổ chức sản xuất theo phƣơng thức này. Một trong những rào cản đó chính là máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp dệt may chƣa đủ để có thể triển khai sản xuất theo phƣơng thức FOB, ODM, OBM.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp sản xuất gia công hiện tại đang phụ thuộc vào việc mƣợn máy móc của khách hàng đặt gia công, đặc biệt là một số loại máy
chuyên dụng và hiện đại, hoặc nhập lại những máy móc cũ từ các nƣớc phát triển không còn sử dụng. Điều này dẫn đến năng suất và chất lƣợng thấp. Do vậy, để phát triển lên phƣơng thức sản xuất cao hơn, cần mạnh dạn đầu tƣ vào máy móc, đó cũng là để thoát dần sự phụ thuộc vào khách hàng.
4.6. Đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao.
Bên cạnh máy móc và thiết bị, nguồn nhân lực Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho Việt Nam khó có thể sản xuất theo phƣơng thức cao hơn, vì lao động Việt Nam rất dồi dào nhƣng chủ yếu là lao động chân tay, đội ngũ lao động trí óc, đội ngũ thiết kế trong ngành dệt may còn thiếu và yếu. Vì vậy, bên cạnh đầu tƣ vào máy móc, cần chú trọng đầu tƣ phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, vì nhân lực chính là nhân tố quan trọng nhất trong mọi khâu của quá trình sản xuất. Để ngành dệt may Việt Nam phát triển và cạnh tranh đƣợc với các nƣớc trên thế giới, cần có một nguồn nhân lực lớn mạnh, giỏi