Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại nhà hát múa rối việt nam (Trang 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Nhà hát Múa rối Việt Nam

3.2.3. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực

3.2.3.1. Sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực tại các phòng, ban, đoàn diễn của Nhà hát.

Nhƣ đã phân tích ở trên nguồn nhân lực của Nhà hát Múa rối Việt Nam hiện nay có 62 ngƣời trong Biên chế và 13 HĐLĐ theo Nghị định 68/NĐ-CP, còn lại hợp đồng lao động chuyên môn tạm thời là 13 ngƣời. Nguồn nhân lực này đƣợc phân bổ tới 10 đơn vị phòng ban, đoàn diễn trực thuộc Nhà hát theo chức danh ngành nghề nhƣ sau:

- Lãnh đạo Nhà hát: Nhà hát Múa rối Việt Nam có 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc đều có trình độ chuyên môn cử nhân trở lên. Trong đó Giám đốc Nhà hát có trình độ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, cao cấp lý luận chính trị và quản lý nhà trƣớc chƣơng trình chuyên viên cao cấp; các Phó Giám đốc đều trình độ quản lý nhà nƣớc là chuyên viên trở lên, 01 ngƣời có trình độ cao cấp lý luận chính trị và 02 ngƣời đang học. Việc phân công trong Ban Giám đốc dựa vào trình độ chuyên môn của từng ngƣời.

- Phòng Hành chính Tổng hợp, có chức năng và nhiệm vụ sau: Tham mƣu cho Giám đốc công tác tổ chức, xây dựng kế hoạch đào tạo, quản lý hồ sơ nội vụ, tổng hợp, lập báo cáo sơ kết, tổng kết và đề xuất công tác thi đua, khen thƣởng và quản lý, thực hiện, theo dõi việc áp dụng chế độ chính sách về lao động và tiền lƣơng. Đồng thời chịu trách nhiệm về công tác hành chính - quản trị.

Với chức năng và nhiệm vụ trên Phòng Hành chính Tổng hợp đƣợc phân bổ 16 ngƣời, trong đó có 01 Trƣởng Phòng có nhiệm vụ chỉ đạo và chịu trách nhiệm phụ trách chung. Trƣởng Phòng Hành chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ là cử nhân kinh tế và cử nhân Tiếng Anh. Ngoài ra có 01 cử nhân văn hóa làm công tác tổng hợp và tổ chức cán bộ, 01 cử nhân kinh tế làm công tác bảo hiểm và thi đua khen thƣởng, 02 trung cấp làm công tác văn thƣ lƣu trữ và thủ kho, 01 cử nhân làm công tác quản trị, 01 kỹ sƣ điện, còn

lại là lái xe, tạp vụ, bảo vệ. Xét về tỉ lệ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn của phòng là mức trung bình 5/16 tƣơng đƣơng với 0.31% có trình độ cử nhân đại học.

- Phòng Tài vụ, có chức năng và nhiệm vụ: Tham mƣu cho Giám đốc trong việc sử dụng nguồn tài chính đúng quy định đạt hiệu quả, xây dựng, theo dõi và xử lý các hoạt động thu, chi của nhà hát, đề xuất các phƣơng án mua sắm, sửa chữa tài sản, quản lý công nợ. Với chức năng nhiệm vụ này, để đáp ứng đƣợc thì nguồn nhân lực phải là những ngƣời có trình độ chuyên môn về tài chính, kế toán. Cơ cấu tổ chức của Phòng gồm 01 Trƣởng Phòng kiêm Kế toán trƣởng, 01 kế toán tổng hợp, 01 kế toán tài sản, 01 kế toán thanh toán và 01 thủ quỹ. Tất cả đều có trình độ cử nhân tài chính trở lên. Với định mức biên chế đƣợc giao là 5 ngƣời thì số lƣợng nguồn lực có trình độ đại học là 5/5 tƣơng ứng 100% là một tỉ lệ rất cao.

- Phòng Tổ chức Biểu diễn, có chức năng nhiệm vụ nhƣ sau: Tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo nghệ thuật múa rối. Tổ chức hoạt động biểu diễn để thực hiện kế hoạch của Nhà hát. Lên kế hoạch, liên kết, tổ chức các đợt biểu diễn ngắn ngày, dài ngày và biểu diễn phục vụ chính trị - xã hội; tổng hợp, phân tích, đánh giá xử lý các thông tin liên quan đến hoạt động biểu diễn để nắm bắt đƣợc thị trƣờng trong và ngoài nƣớc

Hiện nay, Phòng có 01 Trƣởng phòng và 03 chuyên viên đều có trình độ cử nhân trở lên chiếm tỉ lệ 100%. Tuy nhiên với chức năng nhiệm vụ của Phòng Tổ chức Biểu diễn và định mức biên chế giao cho phòng thì hiện nay phòng còn thiếu 01 ngƣời. Việc sắp xếp bố trí nhân sự chƣa đúng ngƣời đúng việc, có ngƣời làm không đúng với trình độ chuyên môn.

- Ban Quản lý rạp: Lên kế hoạch và đáp ứng cho việc biểu diễn và luyện tập cho các đoàn và các hoạt động khác tại rạp; quản lý, vận hành và bảo dƣỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật tại Rạp.

Hiện nay Ban có 01 Trƣởng Ban và 01 Phó trƣởng Ban đều có trình độ cử nhân, đại học trở lên. Lãnh đạo Ban đều có trình độ quản lý nhà nƣớc ngạch chuyên viên. Trƣởng Ban phụ trách chung và phó giúp việc cho Trƣởng ban về công tác quản lý thủ tục hành chính ra vào rạp, vé bán. Bên cạnh đó còn có 01 chuyên viên, 02 kỹ thuật viên vận hành rạp. Tỉ lệ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên có 3/5, chiếm tỉ lệ 60%. Tuy nhiên, hiện nay Ban quản lý Rạp không còn có trong cơ cấu tổ chức của Nhà hát do hoạt động của Ban quản lý Rạp không hiệu quả nên Tập thể lãnh đạo Nhà hát đã có chủ trƣơng giải thể Ban quản lý và sát nhập với Phòng Tổ chức Biểu diễn, nhƣng đến nay sau khi kế hoạch sửa chữa và nâng cấp khu biểu diễn thủy đình ngoài trời và khu trƣng bày, dịch vụ đƣợc phê duyệt thì rất cần nguồn nhân lực để đáp ứng đồng thời sử dụng rạp biểu diễn trong nhà và khu biểu diễn thủy đình ngoài trời nên tiếp tục duy trì cơ cấu hoạt động của Ban quản lý Rạp.

- Phòng Nghệ thuật, có chức năng nhiệm vụ sau: Tham mƣu cho Giám đốc về công tác nghệ thuật và định hƣớng phát triển nghệ thuật; nghiên cứu sƣu tầm, giữ gìn và phát huy vồn nghệ thuật truyền thống; cung cấp kịch mục và dàn dựng tiết mục, tham gia thiết kế sân khấu, sáng tác biên tập nhạc... Hiện nay Phòng có một lãnh đạo và 3 nhân viên đều có trình độ đại học, chiếm tỉ lệ 100%. Tuy nhiên Phòng còn thiếu các chức danh quan trọng nhƣ biên kịch, nhạc sĩ. Vì vậy Nhà hát đã ký hợp đồng chuyên môn tạm thời đối với chức danh Biên kịch.

- Trung tâm Thiết kế, Trang trí, Tạo hình, với chức năng nhiệm vụ: thiết kế sân khấu, thực hiện các công việc về nghệ thuật tạo hình.

Hiện nay Trung tâm không có Giám đốc Trung tâm và Nhà hát phải cử một Phó Giám đốc Nhà hát kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm. Còn lại các chức danh Họa sĩ chƣa kịp tuyển dụng nên Nhà hát phải ký hợp đồng chuyên môn

tạm thời nhằm đáp ứng kịp thời công việc của Trung tâm. Ngoài ra Trung tâm còn có 01 thợ cơ khí, 01 thợ mộc, 02 thợ may đƣợc ký hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP. Trình độ đại học có 4/7 chiếm tỉ lệ 57%.

- 03 Đoàn Biểu diễn, có chức năng và nhiệm vụ sau: thực hiện kế hoạch xây dựng tiết mục mới, lên kế hoạch luyện tập và biểu diễn phù hợp với kế hoạch chung của nhà hát.

Mỗi một đoàn diễn đều có 2 lãnh đạo, 01 kỹ thuật âm thanh ánh sáng và còn lại là diễn viên. Tỉ lệ nguồn nhân lực có trình độ đại học là 18/38 chiếm 47%.

- Đội nhạc, có chức năng và nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch luyện tập và tham gia biểu diễn, tham gia dàn dựng các tiết mục mới và các hình thức thử nghiệm.

Hiện nay Đội nhạc chƣa có lãnh đạo, mà phải cử một đồng chí Phó Giám đốc kiêm nhiệm chức vụ Đội trƣởng Đội nhạc. Đội có 3 nhạc công và 02 ca sĩ. Số lƣợng nhân lực có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên là 4/5 chiếm tỉ lệ 80%.

3.2.3.2. Các cơ chế khuyến khích, động viên nguồn nhân lực tại Nhà hát.

Nhà hát Múa rối Việt Nam là một đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên các cán bộ và nhân viên trong Nhà hát hƣởng thù lao và đãi ngộ theo hệ thống thang và bảng lƣơng hành chính sự nghiệp đƣợc ban hành theo Nghị định số 25/CP ngày 23.5.1993 của Chính phủ. Căn cứ vào đây, cán bộ và nhân viên trong Nhà hát đƣợc hƣởng lƣơng theo mã ngạch, hệ số lƣơng và nhận lƣơng hàng tháng.

Trong Nghị định về thang lƣơng và bảng lƣơng của Nhà nƣớc, việc nâng lƣơng cho cán bộ và nhân viên trong khối Nhà nƣớc là do Nhà nƣớc quy định. Cụ thể là cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học thì cứ 3 năm nâng lƣơng một lần, cán bộ có trình độ dƣới, cán bộ có trình độ dƣới cao đẳng thì 2 năm

tăng lƣơng một lần với điều kiện là hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Nhƣ vậy có thể thấy là cho dù có tăng lƣơng đều đặn nhƣng chính sách này tỏ ra không mấy kích thích ngƣời lao động nâng cao trình độ của mình do tiền lƣơng theo hệ số vẫn còn rất thấp. Mặc khác do cơ chế chính sách về sắp xếp ngạch bậc, hệ số lƣơng chƣa phù hợp nên chƣa khuyến khích đƣợc cán bộ, nhân viên học tập và lao động ví dụ nhƣ: tất cả các diễn viên đều đƣợc xếp vào ngạch lƣơng Diễn viên hạng 3 ( tƣơng ứng với trình độ Trung cấp) cho dù có trình độ cao đẳng, đại học đúng chuyên ngành diễn viên, một số cán bộ có trình độ đại học nhƣng hƣởng ngạch lƣơng hạng B (tƣơng đƣơng với trình độ Trung cấp) nhƣ cán sự...

Mặc dù, Nhà hát cũng đã thƣờng xuyên đăng ký với Vụ chức năng là Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để chuyển ngạch và thi nâng ngạch cho cán bộ. Tuy nhiên việc này còn gặp rất nhiều bất cập và khó khăn do Nhà nƣớc thay đổi các quy định. Việc thi nâng ngạch phải dựa vào chỉ tiêu của toàn Bộ và hình thức cạnh tranh nên số lƣợng cán bộ đƣợc nâng ngạch còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó đối với các cán bộ lao động trực tiếp nhƣ diễn viên, nhạc công đƣợc hƣởng phụ cấp ƣu đãi nghề 20% theo lƣơng. Ngoài ra diễn viên có tiền bồi dƣỡng luyện tập và biểu diễn theo quy định của Nhà nƣớc.

Đặc biệt sau khi Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ Quy định quyền từ chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, có hiệu lực. Nhà hát đã vận dụng để ban hành quy chế chi tiêu nội bộ nhằm tăng mức bồi dƣỡng luyện tập, biểu diễn và phục vụ biểu diễn để nâng cao đời sống cho cán bộ, nhân viên từ nguồn thu sự nghiệp của Nhà hát, đảm bảo cuộc sống tối thiểu bằng nghề cho cán bộ nhân viên yên tâm công tác.

Nhà hát luôn cố gắng tạo ra các chế độ đãi ngộ về mặt tài chính nhằm khuyến khích sự sáng tạo nghệ thuật, một mặt nhà hát có cơ hội để lựa chọn ra những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao nhƣ: viết kịch bản, đạo diễn, tạo hình con rối... Ngoài ra, Nhà hát còn quan tâm đến chế độ đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên. Thƣờng xuyên cử cán bộ tham gia tập huấn, đào tạo tại nƣớc ngoài... Việc cứ cán bộ đi học phải căn cứ vào nhu cầu của Nhà hát, tiêu chuẩn, chỉ tiêu và nguyện vọng cá nhân (làm đơn) để lãnh đạo Nhà hát xem xét và quyết định.

Ngoài việc quan tâm chăm sóc về vật chất thì Nhà hát cũng rất quan tâm khuyến khích, chăm sóc về tinh thần. Hàng năm Nhà hát tổ chức cho các cán bộ nhân viên và ngƣời lao động đƣợc đi nghỉ mát, tham quan du lịch... thƣờng xuyên tổ chức các buổi lễ tôn vinh các cá nhân đạt giải thƣởng trong các cuộc liên hoan, hội diễn, các nghệ sĩ đƣợc phong tăng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, ƣu tú... tổ chức các buổi giao lƣu, tọa đàm, tập huấn kỹ năng nhằm rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm, tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau tạo môi trƣờng làm việc lành mạnh có hứng thú cho cán bộ nhân viên. Luôn tạo cơ hội thăng tiến cho toàn thể cán bộ Nhà hát đặc biệt là những cán bộ trẻ có năng lực.

3.2.4. Thực trạng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực

Nhà hát rất quan tâm đến công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ. Hàng năm Nhà hát rà soát lại chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, để xác định lại vị trí việc làm. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tuyển dụng để bổ sung các chức danh còn thiếu và đào tạo nguồn cán bộ kế cận.

Công tác tuyển dụng: Có hai hình thức tuyển dụng vào Nhà hát: Thi tuyển viên chức và ký hợp đồng lao động.

- Thi tuyển viên chức: Căn cứ vào chỉ tiêu biêu chế mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao hàng năm, và tình hình biên chế hiện có, Nhà hát

xây dựng kế hoạch thi tuyển viên chức trình Bộ chủ quản xem xét và duyệt chủ trƣơng. Sau khi đƣợc cấp trên đồng ý, Nhà hát phải thực hiện các quy trình tuyển dụng sau:

+ Chuẩn bị tuyển dụng: số lƣợng cần tuyển dụng, vị trí chức danh cần tuyển, tiêu chuẩn của từng vị trí chức danh cần tuyển, yêu cầu hồ sơ dự thi, thời gian, địa điểm, hình thức thi tuyển...

+ Thông báo tuyển dụng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tại cơ quan.

+ Nhận và xét duyệt hồ sơ + Tổ chức thi tuyển

+ Thông báo kết quả thi tuyển + Quyết định tuyển dụng

- Ký hợp đồng lao động: Căn cứ vào nhu cầu và tình hình thực tế, Nhà hát sẽ tuyển chọn và ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với các công việc quy định theo Nghị định 68 và ký hợp đồng chuyên môn tạm thời (hợp đồng có thời hạn) trong trƣờng hợp Nhà hát chƣa tuyển dụng đủ chỉ tiêu biên chế mà vẫn có nhu cầu sử dụng lao động.

Ngoài ra, Nhà hát còn chú trọng đến việc quy hoạch các chức danh lãnh đạo đảm bảo phƣơng châm "mở" và "động", tạo điều kiện cho các cán bộ nguồn có điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ công tác quản lý đáp ứng đƣợc yêu cầu tiêu chuẩn nếu đƣợc bổ nhiệm.

3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực Nhà hát Múa rối Việt Nam.

3.3.1. Những thành tựu đã đạt được về phát triển nguồn nhân lực.

Những năm gần đây, số lƣợng nhân lực có xu hƣớng tăng phản ánh vai trò ngày càng phát triển của ngành nghệ thuật biểu diễn nói chúng và ngành múa rối nói riêng phần nào đã đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng của các nhà hát.

Nhìn chung nguồn nhân lực nghệ thuật biểu diễn nói chung và nhân lực Nhà hát Múa rối nói riêng đƣợc rèn luyện, thử thách có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn; cần cù, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có lối sống lành mạnh, giản dị gắn bó với nhau và công cộng, với cơ quan, đơn vị, với ngành và đất nƣớc; trƣớc những biến động của thời cuộc và những khó khăn của đời sống kinh tế thị trƣờng vẫn kiên định quan điểm sáng tạo, cống hiến; có ý thức trách nhiệm với sự nghiệp phát triển của ngành và của Nhà hát.

Về cơ bản nguồn nhân lực của Ngành và Nhà hát đã phát huy kiến thức đƣợc đào tạo, năng lực kinh nghiệm tích lũy trong quá trình công tác, chịu khó tìm hiểu học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm của các ngành khác cũng nhƣ tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới.

Trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý, nghiên cứu, sáng tác, đào tạo, tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới ngày càng đƣợc nâng cao. Nhân lực có tài năng đƣợc hình thành và phát triển. Đã tạo ra nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật múa rối có giá trị, lập đƣợc nhiều thành tích đạt giải thƣởng cao trong các kỳ liên hoan, hội diễn múa rối trong nƣớc và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại nhà hát múa rối việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)