PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CứU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi to tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lào cai (Trang 44)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CứU

2.2.1 Mô hình nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật tự nhiên, biện chứng duy vật lịch sử trong nghiên cứu. Khi sử dụng phương pháp luận này dẫn đường cho việc nghiên cứu sẽ cho phép trong nghiên cứu đứng trên quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển, đồng thời vận dụng các nguyên lý của phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và trong vận động. Điều đó cho phép trong nghiên cứu xác định, phân loại những mối liên hệ của quản trị tín dụng với hoạt động ngân hàng; xem xét quản trị rủi ro tín dụng với hoạt động chủ yếu là cho vay… xem xét quản trị rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Lào Cai trong các hình thức vận động, giúp đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan và phù hợp với thực tế hơn.

Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp định tính, định lượng như đã nêu trên.

Luận văn còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, phương pháp quy nạp, đến các phương pháp điều tra và khảo sát điển hình, tổng hợp và phân tích, phương pháp toán, với sự trợ giúp của kỹ thuật vi tính và tham khảo các công trình nghiên cứu khác có liên quan để làm nổi bậtvà sâu sắc nội dung nghiên cứu của đề tài.

Giai đoạn đầu của thu thập dữ liệu là xác định nguồn dữ liệu nghiên cứu, mẫu biểu và cách tiến hành điều tra. Nghiên cứu này tập trung vào việc quản lý rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Lào Cai. Lựa chọn này được biện luận như sau:

Thứ nhất, Lào Caiđang dần dần hình thành hàng loạt các dự án với vốn đầu tư lớn, các mô hình kinh tế ngày càng phát triển mở rộng như khu du lịch, buôn bán... nhiều doanh nghiệp hoạt động hoặc đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó là việc tích cực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đã giảm đáng kể thời gian, thủ tục, chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các quy định của Nhà nước. Các quy trình cơ bản như: tìm hiểu môi trường đầu tư, thỏa thuận thuê mặt bằng, xin giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng, các thủ tục về bảo vệ môi trường… đều được Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các sở, ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi. Tỉnh cũng có nhiều chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư như: Miễn giảm thuế nhập khẩu, miễn giảm thuế… được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao.

Để đáp ứng được nguồn vốn lớn cung cấp cho các nhu cầu về vốn đang ngày càng tăng cao thì số lượng giao dịch tín dụng mà trong đó cho vay là lớn nhất, do vậy đã phát sinh rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Lào Cai, nên cần thiết phải nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Lào Cai.

Thứ hai, sự phát triển của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cũng như sự hiện diện của khu vực đầu tư nước ngoài là tác nhân thúc đẩy cạnh tranh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá mạnh từ nông nghiệp là chủ yếu sang cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ, các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư vào các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh… Tất cả những điều này khiến hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh trở nên rất phức tạp.

Thứ ba, dữ liệu được thu thập tại các nguồn như báo cáo hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Lào Cai, NHNo&PTNT hội sở chính, biên bản cuộc họp hàng kỳ tại chi nhánh, số liệu từ cơ quan thống kê địa phương… là các số liệu thứ cấp. Đề tài cũng thực hiện trên cơ sở phỏng vấn về tính hợp lý, những bất cập hoặc kẽ hở về quy trình thẩm định tài sản, quy trình thẩm định tín dụng, quy trình cho vay, quy trình quản lý sau cho vay… tới các chuyên viên quan hệ khách hàng, trưởng phòng hỗ trợ tín dụng, giám đốc chi nhánh và các khách hàng đến liên hệ vay vốn, đang chờ giải ngân, các khách hàng đến trả nợ hàng kỳ tại ngân hàng… Đây là kỹ thuật lấy dữ liệu, mẫu biểu đơn giản, dễ kiểm tra và có thực.

Ngoài ra luận văn còn tham khảo các văn bản như nghị định, quyết định của chính phủ, các văn bản pháp quy, định hướng phát triển của ngân hàng nhà nước, các thông tin trên các tạp chí chuyên ngành, các báo cáo khoa học liên quan. Đồng thời sử dụng các kiến thức được trang bị và những hướng dẫn của giảng viên chuyên ngành, các góp ý khác của các đồng nghiệp trong ngành ngân hàng phục vụ nghiên cứu.

Sơ đồ 2.1: Quy trình thu thập điều tra dữ liệu

Xác định dữ liệu cần thiết và lên kế hoạch thu thập

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Lào Cai)

Phương pháp tính toán số liệu

Xử lý, tính toán, so sánh, phân tích sự biến động của số liệu thống kê theo thời gian: sàng lọc số liệu thu thập được theo yêu cầu nghiên cứu của đề tài sau đó tiến hành tính toán, vẽ đồ thị và phân tích số liệu trên nền của phần mềm Excel.

2.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp thống kê mô tả: dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của tài liệu, dữ liệu hiện thu thập được trong quá trình nghiên cứu để phân tích đánh giá kết quả hoạt động tín dụng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Lào Cai

Phương pháp so sánh: trên cơ sở so sánh để tiến hành phân tích qua các thời điểm, thời kỳ khác nhau về tình hình huy động vốn và sử dụng vốn để

Thu thập số liệu và lên kế hoạch bản vẽ

Lựa chọn dữ liệu và phân tích đánh giá độ tin cậy

Nhập dữ liệu theo sự sắp xếp nghiên cứu

đánh giá hiệu quả sử dụng vốn như thế nào? so sánh giữa các hình thức tín dụng, giữa các nhóm nợ, so sánh nợ xấu và nợ quá hạn; so sánh dư nợ cho vay giữa các đối tượng vay... để thấy sự biến động của chúng theo thòi gian từ đó nhận diện được rủi ro, chỉ ra nguyên nhân của chúng và đưa ra cách khắc phục.

Phương pháp dự báo: qua quá trình nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng cùng với kinh nghiệm, bằng sự suy diễn để từ đó dự tính, dự báo kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng, những khoản vay đang đối mặt với rủi ro và dự đoán những khoản vay tiềm ẩn rủi ro, cảnh báo những dấu hiệu làm giảm năng lực quản trị rủi ro tín dụng.

2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích

Đánh giá về mặt định lượng

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: quỹ thu nhập; lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng: nguồn vốn huy động; dư nợ cho vay; tỷ lệ vốn sử dụng/tổng vốn huy động; tỷ lệ tổng dư nợ cho vay/vốn sử dụng; tỷ lệ tổng dư nợ cho vay/ tổng vốn huy động.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng và kết quả quản tri rủi ro tín dụng: nợ xấu, nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ; tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ; tỷ lệ số hợp đồng vay bị quá hạn/tổng số hợp đồng cho vay, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ số doanh số thu nợ/ doanh số cho vay.

Đánh giá về mặt định tính

+ Chủ yếu tập trung đánh giá năng lực quản tri rủi ro tín dụng + Kiểm soát nợ xấu, nợ quá hạn

+ Chính sách cho vay, quy trinh tín dụng. Tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.Biểu hiện rủi ro tín dụng.Nguyên nhân sâu sa của những biểu hiện

đó.

+ Những mặt ngân hàng đã làm được trong quản trị rủi ro tín dụng

+ Những vấn đề đặt ra từ phía ngân hàng, từ phía khách hàng, từ môi trường kinh doanh trong hoạt động quản trị rủi ro túi dụng. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÀO CAI

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHHo&PTNT chi nhánh Lào Cai Lào Cai

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo &PTNT) được thành lập vào đầu năm 1988, trên cơ sở tách từ ngân hàng Nhà Nước.

Ban đầu, NHNo&PTNT thuần túy hoạt động trong nước, chủ yếu là tín dụng truyền thống, đến nay trở thành ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA). AGRIBANK hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng.

NHNo&PTNT chi nhánh Lào Cai được thành lập ngày 01/10/1991 của Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị NHNo&PTNT Việt Nam, có địa chỉ giao dịch tại số nhà 003A đường Hoàng Liên, Phường Cốc Lếu, Thành Phố Lào Cai.

Agribank Lào Cai đã trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất trên địa bản tỉnh về tổng nguồn vốn huy động và số dư tiền gửi dân cư. Đặc biệt, Agribank Lào Cai là chi nhánh đi đầu trong thanh toán biên mậu và đến nay đã có 300 doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường xuyên thanh toán qua chi nhánh. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với Agribank Lào Cai nói riêng và toàn hệ thống Agribank nói chung. Agribank Lào Cai từ khi thành

lập luôn được coi như “bà đỡ” của nông nghiệp, nông dân và nông thôn khi đáp ứng nhu cầu về vốn trong phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó, Agribank Chi nhánh Lào Cai còn tích cực hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn.

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Lào Cai Lào Cai

Chức năng, nhiệm vụ:

NHNo& PTNT chi nhánh Lào Cai có nhiệm vụ huy động vốn và cho vay các thành phần kinh tế hên các lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, chế biến thủ công và dịch vụ. Ngoài chức năng kinh doanh của một ngân hàng thương mại, NHNo&PTNT chi nhánh Lào Cai có nhiệm vụ kết hợp với các tổ chức tài chính và các ngành kinh tế khác điều chỉnh góp phần làm giảm phát, cân đối tiền hàng, ổn định kinh tế và cùng các tổ chức xã hội trên địa bàn thực hiện các hoạt động mang tính xã hội đáp ứng nhu cầu về tiền cho việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá như chính sách xoá đói giảm nghèo.... Vốn ngân hàng cho vay đã có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế phục vụ nhu cầu phát triển, nâng cao đời sống của dân cư hên địa bàn.

Là một ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh tự chủ, thực hiện phương châm “Đi vay để cho vay”, là ngân hàng của mọi người, Ngân hàng của mọi nhà, vói mục tiêu “ Thành đạt của khách hàng là thành đạt của ngân hàng”. NHNo&PTNT chi nhánh Lào Cai với khí thế mới, quyết tâm mới nhằm đạt mục tiêu sâu sắc: “ đảm bảo cung ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho các tổ chức và cá nhân để sản xuất và tiêu dùng”. Tạo thuận lợi cho hộ sản xuất phát triển kinh tế, hoà nhập với cơ chế thị trường trường và ngoài nước, chủ trương chính sách xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống dân trí cả về vật chất lẫn tinh thần.

Cơ cấu tổ chức như sau:

 Ban giám đốc gồm: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc.

 Phòng Kế hoạch- Kinh doanh: Là nơi tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác tín dụng của chính phủ. Ngoài ra, còn tiến hành thẩm định các dự

án tín dụng cho vay, tổ chức thực hiện thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro để tiến hành cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng nội tệ, ngoại tệ. Là phòng tham mưu cho giám đốc chi nhánh kế hoạch kinh doanh, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng quý, hằng năm của chi nhánh.

 Phòng kế toán-ngân quỹ: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, liên quan đến quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Cung cấp các nghiệp vụ ngân hàng: thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên. Thực hiện tư vấn cho khách hàng.

 Phòng Hành chính- Nhân sự: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng. Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.

 Phòng Thanh toán quốc tế: Thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tiến hành các hoạt động liên quan đến các nghiệp vụ xuất nhập khẩu của khách hàng như mở L/C, nhận tiền gửi, cho vay ngoại tệ.... Quản lý, nghiên cứu và phát triển sản phẩm kinh doanh ngoại hối.

 Phòng Kiểm soát: Thực hiện công tác kiểm soát nội bộ, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong việc chấp hành các quy đinh của ngân hàng, theo quy chế của ngành và theo luật đinh. Kịp thời phát hiện và ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm quy chế hoạt động đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng, và dịch vụ ngân hàng.

3.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHHo&PTNT chi nhánh Lào Cai Cai

So với những ngày đầu thành lập Chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Lào Cai đã có những phát triển vượt bậc, hiện có 405 cán bộ nhân viên, trình độ đại học, cao đẳng chiếm trên 75%. Mạng lưới hoạt động gồm Hội sở NHNo&PTNT tỉnh, 11 ngân hàng loại 3 và 10 phòng giao dịch trải rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Mặc dù hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, song trong những năm qua, với sự cố gắng, nỗ lực, NHNo&PTNT chi nhánh Lào Cai đã vươn lên trở thành NHTM lớn nhất trên địa bàn, hàng năm chi nhánh luôn hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu khách hàng kinh doanh và nhiệm vụ công tác được giao.

Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Lào Cai luôn được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, NHNo&PTNT Việt Nam, sự giúp đỡ hỗ trợ của các sở, ngành địa phương, đã chủ động bám sát nội dung 7 chương trình công tác trọng tâm và 27 đề án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phát huy được vai trò trách nhiệm trong việc đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân,góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tham gia có hiệu quả công tác an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững của tỉnh.

Trong những năm qua, nguồn vốn huy động của Chi nhánh cũng đã có bước tăng trưởng đáng kể. Để chủ động nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế xã hội, Chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp huy động vốn, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ, triển khai nhiều sản phẩm, hình thức phù hợp với yêu cầu của người gửi tiền, tổ chức các đợt huy động tiết kiệm, dự thưởng với các chương trình khuyến mại, gia tăng lợi ích cho khách hàng, đồng thời chú trọng thu hút nguồn vốn từ ngoài tỉnh, như nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức tín dụng quốc tế. Đến nay nguồn vốn của Chi nhánh đã đạt trên 6.100 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần năm 2009, tăng trưởng bình quân hàng năm trên 30%, chiếm 50% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Nhìn vào con số ấn tượng trên đã cho thấy nỗ lực đáng tự hào của toàn thể cán bộ

công nhân viên NHNo&PTNT Lào Cai. Với nguồn vốn tăng trưởng vững chắc đó, NHNo&PTNT Chi nhánh Lào Cai đã đầu tư cho vay các dự án sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn, ưu tiên vốn cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi to tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lào cai (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)