1.2. Tổ chức thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ của thị xã
1.2.2. Mục tiêu của tổ chức thực hiện chính sách
Mục tiêu của tổ chức thực hiện chính sách BTHTTĐC của chính quyền huyện, thị xã là kết quả cần đạt được trong tương lai, nó thể hiện kì vọng của Nhà nước và chủ thể tham gia quan tâm; và được xây dựng dựa trên các văn bản pháp
luật, khả năng về nguồn lực để thực hiện chính sách, trình độ dân trí và tác động tâm lý của những người tham gia thực hiện chính sách, cụ thể như sau:
Mục tiêu của tổ chức thực hiện chính sách BTHTTĐC chính quyền huyện
Về bồi thƣờng
- GPMB được bao nhiêu m2;
- Bồi thường được bao tiền đất và tài sản;
- Bao nhiêu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được bồi thường Về bồi thƣờng - Diện tích đất được bồi thường(m2); - Diện tích đất đã phê duyệt bàn giao được cho chủ đầu tư;
- Tổng tiền bồi thường về đất đai, cây cối hoa màu, vật kiến trúc; - Số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được bồi thường; - Tỷ lệ % đơn thư khiếu nại, tố cáo trong tổng số đối tượng bị thu hồi đất
Về hỗ trợ
- Hỗ trợ được bao nhiêu đất và tài sản trên đất;
- Bao nhiêu hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm; hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất; hỗ trợ di chuyển chỗ ở. Về hỗ trợ - Diện tích đất được hỗ trợ; - Tổng tiền hỗ trợ về đất đai, cây cối hoa màu, vật kiến trúc; - Số hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất; hỗ trợ di chuyển chỗ ở. - Số người được đào tạo nghề mới, và số người được nhận vào làm việc tại các nhà máy. Về tái định cƣ - Diện tích đất được xây dựng làm khu tái định cư(m2); - Các tiêu chí về cơ sở hạ tầng của khu tái định cư đạt được so với quy định của Nhà nước; - Số hộ gia đình nhận đất, nhà tái định cư. - Tổng tiền sử dụng đất thu được từ tiền tái định cư để nạp vào ngân sách.
MỤC ĐÍCH CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BTHTTĐC
Có đất để xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị
1.2.3. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện
Quá trình tổ chức thực hiện chính sách BTHTTĐC của chính quyền huyện, thị xã là một quá trình liên tục bao gồm có các giai đoạn chính được mô phỏng qua sơ đồ sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị triển khai
a. Xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện(gồm cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực..)
b. Lập các kế hoạch triển khai c. Ra các văn bản hướng dẫn d. Tổ chức tập huấn
Giai đoạn 2: Tổ chức triển khai thông qua các kênh
truyền tải
a. Truyền thông chính sách b. Thực hiện các kế hoạch c. Vận hành các ngân sách
d. Phối hợp các cơ quan ban ngành e. Đàm phán và giải quyết xung đột
f. Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ hỗ trợ
Giai đoạn 3: Kiểm soát sự thực
hiện chính sách
a. Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi b. Tiến hành giám sát, đánh giá sự thực hiện c. Điều chỉnh chính sách
d. Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới
Sơ đồ 1.3: Các giai đoạn của quá trình tổ chức thực hiện chính sách
(Nguồn: Giáo trình Chính sách kinh tế, ĐH KTQD Hà Nội, năm 2011) 1.2.3.1. Chuẩn bị triển khai chính sách
Nhiệm vụ của giai đoạn này là đảm bảo các hình thái cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực để triển khai chính sách
Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, chủ đầu tư hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm gửi văn bản đến UBND huyện, thị xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án đề nghị thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đồng thời gửi Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thị xã để theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện. Văn bản gửi kèm theo gồm:
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của có thẩm quyền hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, kèm theo phạm vi, ranh giới khu đất được chấp thuận chủ trương đầu tư
- Kế hoạch chi tiết tiến độ giải phóng mặt bằng.
- Dự toán chi phí để tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định hiện hành của UBND tỉnh.
- Kế hoạch đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tuyển dụng lao động cho các
hộ trong phạm vi thu hồi đất (nếu có).
- Văn bản cử đại diện tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và tham gia Tổ công tác giải phóng mặt bằng.
Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ quy định, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện, thị xã có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trình UBND huyện, thị xã ký quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và thành lập Tổ công tác.
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công tác tự chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao đất cho chủ đầu tư.
- Thành phần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện, thị xã gồm có: + Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND huyện, thị xã là chủ tịch Hội đồng.
+ Trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường – Phó chủ tịch Hội đồng. + Trưởng Phòng Tài chính Kế hoạch - ủy viên.
+ Trưởng Phòng Kinh tế - ủy viên.
+ Chủ tịch UBND xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án - ủy viên. + Chủ đầu tư - ủy viên.
+ Đại diện cho lợi ích hợp pháp của những người có đất thuộc phạm vi dự án (từ 1 đến 2 người) do UBND và Mặt trận tổ quốc xã, phường nơi có đất thuộc phạm vi dự án giới thiệu được tham gia khi thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đại diện những người có đất thuộc phạm vi dự án có trách nhiệm phản ánh nguyện vọng của những người có đất thuộc phạm vi dự án và vận động những chủ sử dụng đất nằm trong phạm vi dự án thực hiện di chuyển, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện, thị xã làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
- Thành phần của Tổ công tác gồm:
+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã làm tổ trưởng.
+ Đại diện của Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện, thị xã - tổ phó. + Cán bộ địa chính cấp xã - tổ viên.
+ Cán bộ quản lý đô thị cấp xã - tổ viên.
+ Tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn nơi có đất thuộc phạm vi dự án - tổ viên.
+ Đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án - tổ viên. + Đại diện chủ đầu tư - tổ viên.
Trên cơ sở yêu cầu thực tế tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện có thể trình UBND cấp huyện quyết định bổ sung một số thành viên khác tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công tác.
Sơ đồ 1.4: Quy trình bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định khi Nhà nƣớc thu hồi đất
(Nguồn: Nghị định số: 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Chính Phủ) b. Lập các kế hoạch triển khai chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Thứ nhất: Sau khi có quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện, thị xã chủ trì phối hợp với chủ đầu tư và UBND cấp xã, phường nơi có dự án đầu tư lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng, thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình UBND huyện, thị xã phê duyệt.
Thời gian lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng và thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình UBND huyện, thị xã phê duyệt tối đa là 05 ngày làm việc.
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND huyện, thị xã có trách nhiệm ký quyết định phê duyệt.
Thứ 2: Căn cứ quyết định phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt
bằng của UBND huyện, thị xã và dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của chủ đầu tư, trong thời gian không quá 05 ngày làm việc phòng
Thành lập hội đồng BTHTTĐC Tổ chức cá nhân kê khai đất và các tài sản trên đất Lập phương án
bồi thường Xác định tổng mức bồi thường
Chi trả tiền bồi thường Giao mặt bằng cho chủ dự án UBND xã, phường, thị trấn Quyết định thu hồi đất
Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm thẩm tra, trình UBND huyện, thị xã phê duyệt dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình của phòng Tài chính Kế hoạch, UBND huyện, thị xã có trách nhiệm ký quyết định phê duyệt dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
c. Tổ chức tập huấn chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Chính quyền huyện, thị xã sẽ tổ chức phân công chức năng, nhiệm vụ đối với từng cơ quan chịu trách nhiệm chính, cơ quan phối hợp, cơ quan liên quan.
- Đào tạo, tập huấn cán bộ công chức chịu trách nhiệm chính về các vấn đề liên quan đến BTHTTĐC như đo đạc bản đồ, kiểm đếm tài sản, lập và thẩm định dự án, xác định nguồn gốc sử dụng đất, xác định nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng.
- Hội đồng BTHTTĐC của huyện, thị xã có trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện, thị xã tổ chức tập huấn các cơ chế chính sách về BTHTTĐC cho các đối tượng sẽ tham gia vào quá trình thực hiện chính sách.
1.2.3.2 Chỉ đạo thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Chỉ đạo thực hiện chính sách là việc thực hiện triển khai chính sách, đưa chính sách vào thực tiễn thông qua các kênh truyền truyền dẫn sau:
a. Truyền thông và tư vấn
- Các cơ quan tổ chức thực hiện chính sách cần vận hành hệ thống truyền thông, tư vấn đại chúng và chuyên môn để tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện chính sách, giúp cho mọi người biết về chính sách, hiểu về chính sách, chấp nhận thực hiện chính sách, hiểu về chính sách, chấp nhận thực hiện chính sách, từ đó mà ủng hộ và thực hiện chính sách một cách tự nguyện. Để các chính sách BTHTTĐC được thực hiện đạt hiệu lực, hiệu quả cao, các cấp chính quyền cần làm những việc như sau:
- Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ về đầu tư tại địa phương. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan đến dự án đầu tư để xem xét giới thiệu địa điểm theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét giới thiệu địa điểm.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo thu hồi đất ngay sau khi giới thiệu địa điểm đầu tư; trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch thì thực hiện thông báo sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt và công bố.
Nội dung thông báo thu hồi đất gồm: lý do thu hồi đất, địa điểm, vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt và dự kiến về kế hoạch di chuyển.
Việc thông báo thu hồi đất được thực hiện trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có đất thu hồi.
Cho phép khảo sát lập dự án đầu tư
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép chủ đầu tư tiến hành khảo sát, đo đạc lập bản đồ khu vực dự án ngay sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư để phục vụ việc lập và trình duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, thu hồi đất và lập phương án bồi thường tổng thể, hỗ trợ, tái định cư và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện các công việc liên quan;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp. Đối với các địa phương đã thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có thể giao nhiệm vụ lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho Tổ chức phát triển quỹ đất;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư phổ biến kế hoạch khảo sát, đo đạc cho người sử dụng đất trong khu vực dự án và yêu cầu người sử dụng đất tạo điều kiện để chủ đầu tư thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất để lập dự án đầu tư.
Đối với dự án quan trọng quốc gia sau khi được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; dự án nhóm A, dự án xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều
phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì không phải thực hiện các công việc quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời hạn ra văn bản giới thiệu địa điểm đầu tư; thông báo thu hồi đất; thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không quá 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ về đầu tư hợp lệ.
Sau khi đã được giới thiệu địa điểm, chủ đầu tư lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng; lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Nội dung dự án đầu tư phải thể hiện phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
b. Triển khai các kế hoạch
- Các chính sách sẽ được triển khai cụ thể thông qua các dự án. Để các chính sách triển khai thành công thì các đối tượng tổ chức thực hiện sẽ thực hiện các kế hoạch đã được lập như: kế hoạch về tài chính, nguồn nhân lực, kế hoạch tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách thông qua các kế hoạch 5 năm, 1 năm, kế hoạch quý hoặc các phương án tổng thể được lập của mỗi dự án.
c. Vận hành các ngân sách
Việc sử dụng các ngân sách được sử dụng cho các hạng mục sau:
- Chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến quyết định thu hồi đất và quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tổ chức vận động các đối tượng thực hiện quyết định thu hồi đất và khảo sát, điều tra về tình hình kinh tế, xã