đề xuất và giả thiết
1.6.1 Cơ sở của việc lựa chọn các nhân tố nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng, hiệu quả kinh doanh, mức độ tác động của các nhân tố đối với hiệu quả kinh doanh, cùng với sự tham khảo mô hình của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tuy có sự khác nhau về lĩnh vực nghiên cứu, nhưng giữa các đề tài đều có những đặc điểm nghiên cứu tương đồng. Do vậy, tác
giả xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài „„Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại Công ty Dược Phẩm Hồng Phước‟‟ trên cơ sở kế thừa có điều chỉnh mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thảo (2013). Nhưng vì thời gian và năng lực hạn chế, nên tác giả chỉ nghiên cứu bốn (4) nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Dược Phẩm Hồng Phước là: Quy mô Doanh nghiệp, thương hiệu, năng lực tài chính, Chiến lược marketing. Sở dĩ, tác giả lựa chọn các nhân tố trên là vì:
Quy mô Doanh nghiệp
Quy mô Doanh nghiệp thường được thể hiện qua các yếu tố như quy mô doanh thu, số lượng lao động hoặc quy mô tài chính của Doanh nghiệp. Do vậy, các yếu tố này tỷ lệ thuận với quy mô Doanh nghiệp, có nghĩa là các yếu tố này càng lớn, thì quy mô Doanh nghiệp càng lớn. Do đó, tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
Thương hiệu
Hai từ “ Thương hiệu” rất phổ biến trên thế giới, tuy nhiên cụm từ này khá mới mẽ đối với rất nhiều Doanh nghiệp ở Việt Nam. Thực tế, trên thế giới có rất nhiều các thương hiệu nổi tiếng như: Toyota, apple, walmart… và chính sự nổi tiếng này đã đem lại cho các hãng mức doanh thu khổng lồ. Vai trò của thương hiệu đối với hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp là không phải bàn cãi, tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Thương hiệu mang một thông điệp rất rõ ràng cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, triết lý kinh doanh, mục tiêu chiến lược, tầm nhìn và bản sắc Doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng và phát triển thương hiệu là vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách, giúp cho các Doanh nghiệp định vị được vị trí của mình trước các đối thủ. Qua đó, có những điều chỉnh đúng đắn để nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo tiền đề để Doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
Năng lực tài chính
Năng lực tài chính là khả năng đầu tư, khả năng thanh khoản của Công ty. Năng lực tài chính tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh sẽ dễ dàng triển khai các hoạt động kinh doanh, tận dụng tốt cơ hội kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao uy tín trước các đối tác và nhà cung cấp.
Chiến lược Marketing
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một sự khác biệt trong chiến lược Marketing sẽ giúp Doanh nghiệp chiếm lợi thế hơn trước các đối thủ nếu các điều kiện khác là như nhau. Ví dụ: chương trình khuyến mại độc đáo, chiến lược tạo kênh phân phối hợp lý, chính sách bán hàng… tất cả các yếu tố đó đều nâng cao khả năng cạnh tranh cho Doanh nghiệp.
1.6.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Để thuận tiện hơn trong quá trình nghiên cứu và giúp độc giả dễ hiểu hơn khi tham khảo nội dung đề tài. Tác giả thống kê lại và mô tả cụ thể hơn về các nhân tố trong bảng sau :
Thƣơng hiệu
Chiến lƣợc marketing
Hiệu quả kinh doanh
Đặc điểm khách hàng: giới tính, độ tuổi, thu nhập
Quy mô Doanh nghiệp
Bảng 1.1 Bảng thống kê và mô tả các nhân tố của mô hình đề xuất.
Nhân tố Mô tả Nguồn tham khảo
Quy mô Doanh nghiệp
Quy mô doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu của Doanh nghiệp
Nguyễn Thị Ngọc Thảo (2013)
Thương hiệu Sự am hiểu của khách hàng về Doanh nghiệp và sản phẩm của Doanh nghiệp, số năm hoạt động của Doanh nghiệp.
Mohd Rizaimy Shaharudin và cộng sự (2012)
Năng lực
tài chính Tổng tài sản của Doanh nghiệp R.Zeitun, G.G.Tian(2010) Chiến lược
marketing
Gồm chiến lược xây dựng kênh phân phối, khuyến mãi, giá cả phù hợp, nghiên cứu sản phẩm mới
Mohd Rizaimy Shaharudin và cộng sự (2012)
Hiệu quả
kinh doanh Thể hiện thông qua chỉ tiêu ROA.
Nguyễn Thị Ngọc Thảo (2013)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
1.6.2 Các giả thuyết
H1: Quy mô Doanh nghiệp có tác động cùng chiều (+) với Hiệu quả kinh doanh của Công ty Dược Phẩm Hồng Phước.
H2: Thương hiệu có tác động cùng chiều (+) với Hiệu quả kinh doanh của Công ty Dược Phẩm Hồng Phước.
H3: Năng lực tài chính có tác động cùng chiều (+) với Hiệu quả kinh doanh của Công ty Dược Phẩm Hồng Phước.
H4: Chiến lược marketing có tác động cùng chiều (+) với Hiệu quả kinh doanh của Công ty Dược Phẩm Hồng Phước.
H5: Không có sự khác biệt về sự tác động của giới tính đối với Hiệu quả kinh doanh của Công ty Dược Phẩm Hồng Phước.
H6: Không có sự khác biệt về sự tác động của độ tuổi đối với Hiệu quả kinh doanh của Công ty Dược Phẩm Hồng Phước.
H7: Không có sự khác biệt về sự tác động của thu nhập đối với Hiệu quả kinh doanh của Công ty Dược Phẩm Hồng Phước.
1.7 Một số nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới
1.7.1 Một số nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của R.Zeitun và G.G.Tian (2010), chủ đề “ Capital structure and Corporate performance”. Evidence from Jordan. Nghĩa là “ Cấu trúc tài chính và nhóm thực hành nghiên cứu ” Bằng chứng từ Jordan.
Nghiên cứu này sử dụng bảng số liệu của 167 Công ty tại Jordan giai đoạn 1989-2003. Kết quả nghiên cứu phủ nhận sự tác động của cấu trúc tài chính đến khả năng thanh toán và quy mô thị trường. Nhưng kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thuế, quy mô của hãng có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của hãng. Các hãng có quy mô càng lớn hoạt động càng ổn định và có tỷ lệ phá sản ít hơn các hãng có quy mô nhỏ.[31]
Nghiên cứu của Mohd Rizaimy Shaharudin, Anita Abu Hassan, Maznah Wan Omar1 and Etty Harniza Harun (2010), về “ Mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng” đối với sản phẩm xe máy/xe tay ga ở Malaysia. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự hiểu biết của khách hàng không tác động đáng kể đến quyết định mua của người tiêu dùng. Trong khi thực hiện nghiên cứu tác giả đã phát hiện có mối quan hệ giữa thuộc tính bên ngoài chất lượng sản phẩm và quyết định mua của khách hàng. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa lợi ích khi mua sản phẩm và thương hiệu đối với quyết định mua của người tiêu dùng và nó trở thành xu hướng tiêu dùng chủ yếu trong tương lai.
Hình 1.2 Mô hình Mohd Rizaimy Shaharudin, Anita Abu Hassan, Maznah Wan Omar1 and Etty Harniza Harun, Nurazila Abdul (2010)
(Nguồn: www.academicjournals.org/AJBM)
1.7.2 Một số nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Thảo (2013) với đề tài “ Phân tích
ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của các Công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh”. Đề tài thu thập và sử dụng số liệu tài chính thông qua báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính của 32 Doanh nghiệp trong vòng 5 năm từ 2009-2013. Tác giả phân tích mối quan hệ của hiệu quả kinh doanh thông qua các nhân tố như: Quy mô Doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, đầu tư tài sản cố định, cơ cấu vốn, rủi ro kinh doanh, thời gian hoạt động của Doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố như: quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, thời gian hoạt động của Doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu quả kinh doanh. Cơ cấu vốn (tỷ lệ nợ) có quan hệ tỷ lệ nghịch với hiệu quả kinh doanh. Rủi ro kinh doanh, đầu tư tài sản cố định chưa thấy có mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh.
Thử nghiệm Niềm tin Độ bền Tiện dụng Thẩm mỹ Sự phù hợp Hiểu biết chất lượng
Sự khác biệt
Xu hướng tiêu dùng
Hình 1.3 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quả kinh doanh.
(Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Thảo, 2013)
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Trang (2012) với đề tài “Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với nước giải khát có gas Pepsi tại Thành Phố Cần Thơ”.
Mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Trang
(Nguồn: Nguyễn Thị Mai Trang, 2012).
Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng cảm nhận là yếu tố quan trọng làm nên sự thỏa mãn của khách hàng, yếu tố giá cả không ảnh hưởng đến sự thỏa mãn. Mặt khác, lòng trung thành của khách hàng chỉ chịu sự tác động của hai yếu tố: sự thỏa mãn và hình ảnh Công ty, còn yếu tố thói quen chưa
Quy mô Doanh nghiệp Tốc độ tăng trưởng Đầu tư tài sản cố định
Cơ cấu vốn(tỷ lệ nợ) Rủi ro kinh doanh Thời gian hoạt động
Hiệu quả kinh doanh
Giá cả Sự hài lòng Chất lượng cảm nhận
Hình ảnh Công ty
Lòng trung thành
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trong chương 1 tác giả trình bày khái quát về nhân tố ảnh hưởng và phân loại nhân tố ảnh hưởng đến lường hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày sơ lược vai trò, đặc điểm của ngành Dược, một số khái niệm về hiệu quả và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để làm rõ được mối quan hệ giữa các nhân tố và và hiệu quả kinh doanh ta nghiên cứu sự tác động của nhân tố đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp đặc biệt là ROA. Nghiên cứu mối quan hệ này giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong công tác quản trị, đặc biệt là các yếu tố thuộc môi trường bên trong Doanh nghiệp. Đốivới các yêu tố này, mục đích nghiên cứu nhằm thay đổi, điều chỉnh tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo từng nhân tố, nắm bắt được cơ hội kinh doanh và tạo khả năng thích ứng một cách tốt nhất phù hợp với xu hướng vận động của nó nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho Doanh nghiệp.
Trong đê tài này, tác giả tập trung nghiên cứu sự tác động của một số các nhân tố cơ bản bên trong Doanh nghiệp tác động đến hiệu quả kinh doanh thông qua chỉ tiêu ROA, đó là: quy mô doanh nghiệp, thương hiệu, năng lực tài chính và chiến lược marketing của doanh nghiệp. Hướng tác động và mức độ tác động của các nhân tố này sẽ được nghiên cứu, trình bày kỹ lưỡng hơn trong các chương tiêp theo.
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Quy trình nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết ban đầu, đề tài tiến hành nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm), nghiên cứu sơ bộ nhằm xây dựng thang đo, tiếp theo là nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện thông qua thu thập thông tin từ phía khách hàng với bảng câu hỏi khảo sát. Từ các thông tin thu thập được, tiến hành thống kê, phân tích dữ liệu, quá trình này được thực hiện từng bước theo quy trình sau:
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết Thang đo 1 Nghiên cứu định tính
Điều chỉnh thang đo Thang đo 2
Nghiên cứu định lượng sơ bộ(kiểm định độ tin cậy của thang đo: EFA, Cronbach‟s Alpha).
Điều chỉnh thang đo Thang đo chính thức Nghiên cứu định lượng chính thức Phân tích hồi quy,
phân tích kết quả. Viết báo cáo nghiên cứu
2.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
2.2.1 Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua 2 kênh:
* Là nguồn thông tin từ việc phỏng vấn sâu dùng cho nghiên cứu định
tính với những cán bộ quản lý, nhân viên ưu tú phòng kinh doanh Công ty Dược Phẩm Hồng Phước.
* Là nguồn thông tin từ phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi khảo sát dùng cho nghiên cứu định lượng đối với khách hàng đã sử dụng hoặc phân phối các sản phẩm của Công ty Dược Phẩm Hồng Phước.
2.2.2 Dữ liệu thứ cấp
Là nguồn thông tin thu được từ dữ liệu khảo sát định lượng đó là bảng báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…được tinh chọn và thu thập. Sau đó chúng được tổng hợp, xử lý để phục vụ và phải đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
2.2.3 Cách tiếp cận
* Đối với những đối tượng thảo luận, khảo sát định tính sẽ được thực hiện tại nơi làm việc tạo ra sự thuận tiện cho đối tượng cần khảo sát.
* Đối với khảo sát định lượng, để đảm bảo độ tin cậy, tính khách quan và độ chính xác của mẫu, đối tượng khảo sát sẽ được mời phỏng vấn bằng bảng câu hỏi tại nơi làm việc, nhà riêng hoặc gửi qua Facebook, Email, Yahoo messenger, mời khảo sát trực tuyến trên Googledocs.
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1 Thang đo nghiên cứu
2.3.1.1 Biến phụ thuộc
Những cách thông thường nhất để đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận thông qua các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc là tỷ suất
sinh lời của tài sản (RE). Tuy nhiên, chỉ tiêu ROE chủ yếu quan tâm đến lợi ích mà các chủ sở hữu doanh nghiệp đạt được, chỉ tiêu RE lại bỏ qua tác động của cơ cấu vốn (thể hiện qua chi phí lãi vay), thì ROA lại cung cấp một cách nhìn tổng hợp nhất và có thể được nhiều đối tượng có quan tâm đến doanh nghiệp sử dụng (bao gồm: Nhà quản lý doanh nghiệp, chủ sở hữu, chủ đầu tư, các đối tác, khách hàng...). Như đã trình bày trước đó, ROA là chỉ tiêu thể hiện kết quả tổng hợp của những nỗ lực nhằm sử dụng có một cách hiệu quả các nguồn lực đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, là kết quả của việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh số và tiết kiệm chi phí,... của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh được đo lường bởi ROA là phương pháp được sử dụng rộng rãi và hữu dụng nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Reese and Cool,1978 và Long and Ravenscraft,1984, Abdel Shahid 2003). Do đó, trong nghiên cứu này, sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) để đại diện cho hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Dược tại Việt nam.
Một vấn đề nữa được đặt ra, khi sử dụng ROA để đại diện cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là sử dụng lợi nhuận trước thuế hay sau thuế để tính toán chỉ tiêu này. Theo quan điểm của tác giả, việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để tính ROA khiến cho chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng lớn từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá một cách khách quan nhất về khả năng sinh lợi của tài sản nói riêng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, nghiên cứu này tính toán tỷ suất sinh lời từ tài sản với công thức sau:
ROA = (Lợi huận trƣớc thuế/Tổng tài sản)*100
2.3.1.2 Biến độc lập
Có rất nhiều nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp, nếu nghiên cứu hết tất cả các nhân tố này, việc nghiên cứu sẽ rất phức tạp. Vì thời gian và năng lực có hạn nên tác giả chỉ nghiên cứu một số nhân tố
cơ bản có tính chất ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Dựa trên lý thuyết, thực tiễn của các nghiên cứu trước đây, tác giả xây dựng và cách xác định các biến độc lập gồm: Quy mô Doanh nghiệp (x1), thương hiệu (x2), Năng lực tài chính (x3), Chiến lược marketing (x4).
Bảng 2.1. Tổng hợp đo lƣờng các biến
Nhân tố Biến đại diện Cách xác định
Quy mô doanh nghiệp Doanh thu thuần Doanh thu thuần từ BCTC Thương hiệu Thời gian hoạt động Từ năm thành lập đến
năm nghiên cứu
Năng lực tài chính Tổng tài sản BCTC