Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 65 - 70)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngânhàng Thương mại cổ phần Á

3.2.1. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính được coi là yếu tố quyết định đảm bảo NLCT của một ngân hàng. Tăng cường năng lực tài chính cũng là một cách toàn diện, đồng bộ, đảm bảo sức chống đỡ chịu đựng rủi ro, phát triển ổn định bền vững cho ngân hàng TMCP Á Châu. Năng lực tài chính của ACB được thể hiện cụ thể ở mức vốn, chất lượng tài sản, như sau:

3.2.1.1 Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng TMCP Á Châu có sự tăng trưởng rõ rệt. Mặc dù vốn điều lệ không thay đổi trong suốt 4 năm từ 2012 – 2015 ở mức 9.376.965 triệu đồng nhưng đến giai đoạn phát triển từ 2016 – 2018, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu đã thay đổi rất nhanh Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu năm 2017 so với 2016 là gần 14% đã tăng lên 31.11% vào năm 2018. Năm 2018, ACB đã phát hành 1.288.587.738 cổ phần phổ thông. Trong đó số lượng cổ phần lưu hành là 1.247.165.130 cổ phần, số lượng cổ phiếu quỹ là 41.422.608 cổ phiếu.

Bảng 3.2: Vốn chủ sở hữu của NH TMCP Á Châu giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Vốn điều lệ 9.377 10.273 12.886

Vốn chủ sở hữu 14.063 16.031 21.018

Tăng trưởng vốn chủ sở hữu

(%) 13.99% 31.11%

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của ACB

Hiện nay, ACB có 5 cổ đông lớn với tỷ lệ cổ phần chiếm 24,06% và 32.747 cổ đông nhỏ.

Hình 3.4: Xếp hạng quy mô vốn điều lệ các ngân hàng giai đoạn 2017 -2018

Nguồn:http://cafef.vn/bang-xep-hang-von-dieu-le-cac-ngan-hang-da-thay-doi-the- nao-trong-nam-2018-20190115180444609.chn

Nếu so sánh với các ngân hàng thương mại khác về quy mô vốn điều lệ, ACB xếp thứ 10 trong top 15 ngân hàng có lượng vốn lớn nhất Việt Nam. Trong đó, những ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu như Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank là những ngân hàng có lịch sử lâu đời hay các ngân hàng bậc trung như MB, Sacombank, VPBank.. thì có thể thấy tổng vốn chủ sở hữu của ACB ở mức trung bình. Tuy nhiên, trong số 15 ngân hàng thì chỉ có 7 ngân hàng tăng vốn điều lệ năm 2018 thì có ACB.

Bảng 3.3: Vốn chủ sở hữu của ACB và một số Ngân hàng thương mại Việt Nam

ACB VCB BIDV Techcombank BacABank

2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018 2017 2018

16031 21018 52.558 62179 48834 54693 26931 51783 6375 6876

Nguồn: https://vietstock.vn/

Tổng vốn chủ sở hữu của ACB chưa bằng 1/3 vốn chủ sở hữu của Vietcombank, chưa được 1/2 vốn chủ sở hữu của Techcombank, nhưng lại gấp 3 lần Bắc Á Bank. Như vậy có thể thấy, từ vị trí là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, trải qua giai đoạn khó khăn, ACB đã xuống một vị trí thấp hơn với năng

lực cạnh tranh được xếp hạng trung bình về tài chính, chỉ tương đương với những ngân hàng thương mại bậc trung của thị trường ngân hàng Việt Nam.

Hình 3.5: Xếp hạng quy mô vốn chủ sở hữu các ngân hàng giai đoạn 2017 -2018

Nguồn:http://cafef.vn/bang-xep-hang-von-dieu-le-cac-ngan-hang-da-thay-doi-the- nao-trong-nam-2018-20190115180444609.chn

Tuy nhiên, trong bảng so sánh top 10 ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất năm 2016 – 2017 thì ACB xếp thứ 8. Trong đó, vốn chủ sở hữu lớn nhất thuộc về những ngân hàng quốc doanh hàng đầu là VietinBank, Vietcombank, BIDV. Các ngân hàng TMCP khác có vốn chủ sở hữu không quá chênh lệch nhau và ABC nằm trong nhóm ngân hàng thứ ba có lượng vốn trong khoảng từ 14.000 – 16.000 tỷ đồng.

Cũng như các ngân hàng khác, vốn chủ sở hữu của ACB những năm gần đây có xu hướng tăng. Ngoại trừ Techcombank có tốc độ tăng trưởng vốn cực lớn lên tới 92,28% vào năm 2018 thì ACB cũng là một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu cao chiếm tới 31,11% hơn hẳn Vietcombank (với 18,31%) hay BIDV (12%).

Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của ACB và một số Ngân hàng thương mại Việt Nam

Đơn vị: %

ACB VCB BID Techcombank BacABank

Với sự so sánh ở trên, có thể thấy rõ năng lực tài chính của ACB trong giai đoạn 2016 – 2018 là khá tốt, dù khó cạnh tranh được với những ngân hàng quốc doanh hoặc TMCP lớn nhưng so với nhiều ngân hàng khác thì ACB cũng đã khẳng định được năng lực cạnh tranh trên thị trường.

3.2.1.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Ngân hàng TMCP Á Châu trong những năm qua đã đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu khá cao ở mức 11,49% năm 2017, 12,81% năm 2018 và 10,79% tháng 6/2019. Điều này đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn ở mức an toàn. Lý do bắt nguồn từ việc ACB đã giải quyết tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp và đạt được mức ổn định kinh doanh cao.

Bảng 3.5: Tỷ lệ CAR của một số ngân hàng thương mại Việt Nam

Đơn vị: % ACB VCB BID MBB SHB 2017 11,49 16,08 8,33 17,65 13,74 2018 12,81 13,97 7,60 16,88 10,22 6/2019 10,79 13,79 7,63 17,52 9,63 Nguồn: https://vietstock.vn/

Nếu so sánh tỷ lệ CAR của ACB và một số ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam thì thấy, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là hợp lý và ở mức trung bình. Nếu đặt cao quá như MBB sẽ dẫn đến giảm sút thu nhập nhưng nếu thấp quá thì không đảm bảo mức độ an toàn kinh doanh. Chỉ có BIDV là ngân hàng luôn có mức CAR thấp, thậm chí còn dưới 8%. (Bảng 3.5)

3.2.1.3. Chất lượng tài sản có

Chất lượng tài sản có được xem xét ở nhiều tiêu chí khác nhau nhưng chủ yếu được thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu.

Bảng 3.6. Chỉ số chất lượng tài sản của ACB giai đoạn 2016 -2018 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Nợ xấu N3-5 (tỷ đồng) 1421 1390 1675 Nợ quá hạn N2-5 (tỷ đồng) 3444 1839 2058 Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0,87 0,7 0,73 Nhóm 5/Tổng nợ xấu (%) 74 56,73 69,5 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 2,2 0,93 0,89 Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng nợ xấu (%) 126 132,74 151,89 (Vốn chủ sở hữu + Dự phòng)/Tổng nợ xấu (số lần) 11 12,86 12,55

Nguồn: báo cáo thường niên của ACB

Tỷ lệ nợ xấu của ACB luôn nằm trong giới hạn cho phép trong suốt giai đoạn 2014 – 2018 và có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ nợ xấu lại có chút tăng nhẹ từ năm 2017 là 0,7% đến 0,73% vào năm 2018. Tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 trên tổng nợ xấu cũng giảm đặc biệt trong năm 2017 xuống còn 56,73% nhưng lại tăng lên vào năm 2018 là 69,5% nhưng vẫn chưa bằng tỷ trọng này năm 2016 (chiếm 74%). Đó là bởi ngân hàng đã chủ động đẩy mạnh công tác xử lý nợ nhằm giảm thiểu tác động của Thông tư số 02/2013 và Thông tư số 09/2014 đến chất lượng tài sản cũng như thu nhập của ACB bằng cách liên tục rà soát nợ xấu, trích lập dự phòng, bán nợ.

Nếu so sánh tỷ lệ nợ xấu của ACB với một số ngân hàng thương mại khác thì có thể thấy tới năm 2018, tỷ lệ nợ xấu của ACB là thấp nhất. (Hình 3.7)

Hình 3.7: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng thương mại Việt Namnăm 2018

Nguồn: https://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/can-canh-buc-tranh-no-xau- ngan-hang-nam-2018-258310.html

Như vậy, khi đánh giá về năng lực tài chính của ngân hàng TMCP Á Châu, có thể thấy, sự yếu kém nhất thể hiện trong quy mô vốn chủ sở hữu và mức độ tăng trưởng nguồn vốn. Cho tới nay, tổng lượng vốn chủ sở hữu của ACB còn khá thấp khiến cho khả năng cho vay của ngân hàng bị hạn chế. Tuy nhiên, các chỉ tiêu đánh giá về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ nợ xấu lại rất tốt. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về vốn, ACB đã cố gắng cải thiện năng lực tài chính của mình bằng sự an toàn và ổn định trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)