Năng lực nhân sự và điều hànhcủa bộ máy quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngânhàng Thương mại cổ phần Á

3.2.3. Năng lực nhân sự và điều hànhcủa bộ máy quản trị

3.2.3.1. Năng lực nhân sự

Số lượng nguồn nhân lực của ACB giai đoạn 2014 – 2018 có sự thay đổi hàng năm nhưng không lớn. Năm 2014, số lượng nhân viên mới chỉ đạt 9.296 người và con số đó đến 2018 tăng lên tới 10.340. Mức độ tăng trưởng nhân sự cao nhất năm 2015 là 6,87%, đó là thời điểm nền kinh tế đang phục hồi sau suy thoái, ngân hàng tăng nhu cầu về nhân sự để mở rộng kinh doanh, con số này giảm đi một chút vào năm 2016 khi ngân hàng tái cơ cấu hệ thống nhằm mang lại hoạt động hiệu quả hơn. Đến năm 2017 mức độ tăng nhân sự là 5,21% và đến 2018 thì giữ ổn định với mức tăng trưởng có 0,06%.

ACB xây dựng, triển khai và điều chỉnh kịp thời các chính sách lương, thưởng, phúc lợi nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch, cạnh tranh và thu hút nhân lực. Cụ thể:

- Chính sách lương thưởng có tính cạnh tranh trên cơ sở khảo sát lương của thị trường lao động.

- Thu nhập của nhân viên được xác định theo kết quả hoàn thành công việc của Ngân hàng, đơn vị và cá nhân.

ACB luôn tuân thủ quy định của pháp luật về đãi ngộ đối với người lao động. Tất cả nhân viên chính thức của ACB đều được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

ACB cũng chăm lo nhân viên qua các chế độ như trợ cấp như tiền ăn giữa ca, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện (ACB care), chương trình hỗ trợ bảo hiểm sức khỏe cho người thân, chương trình cho vay lãi suất ưu đãi, chương trình trợ cấp nhân viên gặp khó khăn hoặc bệnh tật hiểm nghèo, chương trình thăm hỏi hiếu hỉ, ốm đau, v.v.ACB còn nâng cao tinh thần làm việc nhân viên thông qua các chương trình xây dựng đội nhóm (team building), sinh nhật ngân hàng, tiệc tất niên vinh danh nhân viên xuất sắc, v.v.

Hình 3.13: Tổng số nhân viên của ACB giai đoạn 2010 – 2014

Nguồn: báo cáo thường niên của ACB

Đối với cấp quản lý, ACB từ lâu đã thiết kế một số chính sách đãi ngộ khác biệt như: trợ cấp chi phí di chuyển xa, thưởng cổ phiếu (ESOP), khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện cao cấp, khen thưởng bằng chuyến du lịch nước ngoài, v.v.

Nguồn nhân lực của ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian qua đã và đang không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng những yêu cầu về nhân sự của một tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng. Hàng năm, ngân hàng TMCP Á Châu đều tuyển dụng các cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành, có trình độ ngoại ngữ tốt để đảm bảo những yêu cầu hội nhập liên ngân hàng quốc tế. Bên cạnh đó, những cán bộ đang làm việc trong ngân hàng vẫn luôn được tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ với nhiều hình thức khác nhauở trong và ngoài nước. Trong năm 2018, ngân hàng đã thực hiện được 398 khóa học với 25.500 lượt học viên tham gia; có 6.354 nhân viên ACB tham gia kỳ kiểm tra kiến thức nghiệp vụ thường niên. Ngoài ra, ngân hàng còn tổ chức tập huấn Phòng chống gian lận cho 751 nhân viên tân tuyển và phổ biến các quy định về phòng chống tham nhũng cho nhân viên ACB trên hệ thống e – learning. Do đó, ngân hàng TMCP Á Châu đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình quân trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường tương đối toàn diện, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao.

3.2.3.2. Năng lực điều hành của bộ máy quản trị

Cũng giống như các NHTMCP ở tầm trung khác, năng lực quản trị điều hành của ACB hiện vẫn còn có hạn chế trong hoạch định chiến lược và xây dựng chính sách pháttriển, chưa có tính ổn định lâu dài, tính tiên tiến và chưa sát với xu hướng phát triển;còn chồng chéo về vai trò quản lý của Hội đồng quản trị và chức năng điều hànhcủa Ban điều hành; chồng chéo hoặc không rõ ràng trong chức năng nhiệm vụ của các Ban phòng hội sở chính; mô hình quản lý phi tập trung diễn ra trong suốt giai đoạn 2014 -2018.

Tuy nhiên, Ngân hàng đã ý thức sâu sắc được tầm quan trọng của quản trị điều hành trong việc bảo vệ lợi ích kinh tế xã hội mà chính phủ với tư cách là chủ sở hữu giao cho Ngân hàng cũng như là để đảm bảo được các mục tiêu kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập. Ngân hàng đã thực hiện tái cơ cấu toàn bộ hệ thống với những thay đổi quan trọng về nhân sự. Trong những năm qua

và đặc biệt là năm 2016, Ngân hàng đã xây dựng và phát triển thiết chế quản trị điều hành mạnh và hiệu quả thông qua việc tiếp cận và áp dụng một cách hiệu quả những kinh nghiệm từ các ngân hàng hàng đầu quốc tế và dựa trên những khuyến nghị của các chuyên gia tư vấn quốc tế trong khuôn khổ các dự án kỹ thuật do WB và các định chế quốc tế khác hỗ trợ. Ngân hàng đã và đang kiện toàn sắp xếp lại mô hình tổ chức từ hội sở chính đến chi nhánh theo yêu cầu của Dự án Hiện đại hoá và đề xuất của các chuyên gia tư vấn trong dự án Hỗ trợ kỹ thuật của WB nhằm đảm bảo đưa quản lý và hoạt động của ACB tiến dần theo thông lệ quốc tế tốt nhất với 5 khối cơ bản là khối trực tiếp kinh doanh, khối hỗ trợ kinh doanh, khối quản lý nội bộ, khối đơn vị trực thuộc và các Hội đồng chuyên môn.

Tập đoàn ACB gồm có Ngân hàng và các công ty con. Ngân hàng bao gồm các đơn vị Hội sở, và các chi nhánh và phòng giao dịch. Các đơn vị Hội sở gồm 9 khối và 15 phòng, trung tâm và văn phòng trực thuộc Tổng giám đốc. Ngoài ra còn có một số đơn vị có chức năng chuyên biệt như Trung tâm Thẻ, Phòng Chuyển tiền nhanh, Trung tâm Khách hàng 24/7 (Call Center 24/7).

Hình 3.14: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu

Nguồn: báo cáo thường niên của ACB

Về mặt cơ chế quản lý, Ngân hàng hiện đang tăng cường việc phân cấp uỷ quyền trong hoạt động điều hành các cấp và thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo tách

bạch giữa các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh và chức trách giám sát và kiểm soát trong quy trình, đưa hoạt động quản lý rủi ro trở nên chuyên nghiệp hơn. Việc áp dụng thống nhất sổ tay quản trị điều hành, từng bước xây dựng các quy chế quản lý, quy trình hoạt động quản lý và nghiệp vụ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, hành lang pháp lý hoạt động của ACB đã được hình thành tương đối đầy đủ, đảm bảo vận hành các mặt hoạt động thông suốt từ hội sở đến các chi nhánh.

Cơ cấu bộ máy quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, và Tổng giám đốc theo như quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017 tại Điều 32.1 về cơ cấu bộ máy quản lý của tổ chức tín dụng.

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng (Điều 27.1 Điều lệ ACB 2018). Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm và miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (Điều 29.1.d Điều lệ ACB 2018).

Các ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị gồm có: Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban Nhân sự, Ủy ban Chiến lược, và Ủy ban Đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)