Đối với hoạt động quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế hà tĩnh (Trang 109 - 112)

3.3.1 Nâng cao chất lượng tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ NNT, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền các hình thức tuyên truyền

Trong những năm qua gần đây công tác tuyên truyền, tƣ vấn chính sách, pháp luật thuế cho NNT luôn đƣợc chú trọng và đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tăng thu cho NS, giảm thiểu các trƣờng hợp vi phạm chính sách thuế do thiếu hiểu biết, từng bƣớc đƣa chính sách thuế đi vào cuộc sống và nâng cao tính tuân thủ pháp luật về thuế của NNT. Tuy nhiên trên thực tế nhận thức của ngƣời dân về chính sách vẫn còn hạn chế về nhiều mặt, vì vậy để ngƣời nộp thuế tự nguyện, tự giác thực hiện chính sách thuế cần thực hiện tốt các nội dung sau đây:

- Đổi mới phƣơng thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền. Chú trọng tuyên truyền có tính giáo dục, thuyết phục để ngƣời nộp thuế ý thức đầy đủ, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Triển khai rộng rãi công tác tuyên truyền phổ biến về thuế qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức Đảng, đoàn thể, chính quyền các cấp, cộng đồng dân cƣ cả về chiều rộng và chiều sâu.

- Tổ chức tập huấn, hƣớng dẫn kịp thời chính sách thuế cho NNT, nhất là đối tƣợng nộp thuế mới ra kinh doanh. Tuyên dƣơng kịp thời thành tích các

tổ chức, cá nhân chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, đối thoại với NNT để giải đáp kịp thời những vƣớng mắc trong việc thực hiện chính sách thuế.

- Tiếp tục triển khai hệ thống hỗ trợ, hƣớng dẫn ngƣời nộp thuế qua thƣ điện tử, trang thông tin điện tử của ngành thuế để ngƣời dân dễ dàng tìm hiểu chính sách thuế, các thủ tục về thuế và các nội dung khác có liên quan.

- Phát triển các dịch vụ, hỗ trợ NNT thông qua cơ chế hợp tác với hệ thống các ngân hàng thƣơng mại. Cơ quan thuế tiếp tục duy trì cơ chế phối hợp thu với KBNN, các Ngân hàng thƣơng mại để tạo điều kiện cho NNT thuận lợi khê khai thuế, nộp tiền vào NSNN.

3.3.2 Tiếp tục làm tốt cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, công khai hóa quy trình nghiệp vụ quản lý của cơ các thủ tục hành chính, công khai hóa quy trình nghiệp vụ quản lý của cơ quan thuế theo hướng tạo điều kiện cho NNT

3.3.3 Thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng nộp, đưa hết đối tượng nộp thuế vào diện quản lý của cơ quan thuế thuế vào diện quản lý của cơ quan thuế

- Quản lý chặt chẽ đối tƣợng nộp thuế sẽ tránh đƣợc tình trạng thất thu thuế do không bao quát hết số lƣợng NNT, đồng thời đảm bảo sự đóng góp công bằng về thuế giữa NNT. Vì vậy cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phƣơng, các sở, ban, ngành có liên quan điều tra, thống kê cấp giấy phép kinh doanh, cấp mã số thuế và thực tế hoạt động SXKD trên địa bàn, Nhất là hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể ngoài quốc doanh để đƣa hết các cơ sở hoạt động SXKD vào quản lý và thực hiện khai thuế, nộp thuế đúng, đầy đủ, kịp thời vào NSNN .

- Thƣờng xuyên theo dõi sát tình hình sản xuất kinh doanh của NNT. Phân loại đối tƣợng nộp thuế theo loại hình, lĩnh vực, quy mô, địa bàn hoạt động SXKD và hình thức quản lý thuế để chống thất thu về đối tƣợng và tiền thuế.

- Tăng cƣờng quản lý đối tƣợng nộp thuế mới ra kinh doanh, các tổ chức, cá nhân chuyển đi, chuyển đến, nghỉ bỏ kinh doanh. Kiểm tra thực tế

các DN, tổ chức, cá nhân đƣợc cấp giấy phép kinh doanh, cấp mã số thuế nhƣng không hoạt động, hoặc có hoạt động nhƣng không kê khai thuế. Thực hiện thu hồi Giấy phép kinh doanh, mã số thuế, hoá đơn đối với tổ chức, cá nhân không hoạt động sản xuất kinh doanh; xử lý nghiêm túc các trƣờng hợp SXKD nhƣng không đăng ký thuế, nộp thuế vào NSNN.

3.3.4 Tăng cường công tác quản lý nội bộ ngành thuế, xây dựng đội ngũ CBCC có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao CBCC có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao

Để tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, cần phải tiến triển khai các giải pháp cụ thể là:

Kiện toàn tổ chức bộ máy kiểm tra nội bộ tại các Chi cục; điều động nguồn lực từ các Chi cục để tiến hành kiểm tra chéo giữa các đơn vị;

Thời gian thực hiện kiểm tra chéo là Quý I hàng năm. Thời gian thực hiện là 30 ngày/1cuộc thanh tra/1Chi cục (quy định tại Luật Thanh tra), ngoài thời gian này các Chi cục tự tổ chức kiểm tra. Bởi vì, vào đầu năm đơn thƣ khiếu tố phát sinh ít, thời gian này chƣa cần thiết thanh tra kiểm tra NNT dễ gây tâm lý không tốt cho NNT.

Lựa chọn nội dung chuyên đề cần thanh tra phù hợp: Căn cứ vào số liệu lịch sử đƣợc lƣu giữ các năm trƣớc và thông tin thu thập từ các Phòng chức năng để xác định nội dung chuyên đề cần thanh tra. Cần tập trung các chuyên đề có rủi ro cao nhƣ: Thu, nộp thuế vào Ngân sách; chế độ miễn, giảm thuế thông qua chính sách ƣu đãi đầu tƣ; quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế; phúc tra kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở NNT.

Lập kế hoạch, đề cƣơng thanh tra: Từ tháng 11 hàng năm, sau khi có định hƣớng chỉ đạo của Tổng cục Thuế, Phòng Kiểm tra nội bộ chủ động lập kế hoạch. Dự kiến chuyên đề thanh tra, số lƣợng đơn vị thanh tra. Các Trƣởng đoàn lập đề cƣơng thanh tra theo nội dung từng cuộc thanh tra tại Chi cục do mình làm trƣởng đoàn. Tập huấn cho các thành viên đoàn thanh tra: Căn cứ nội

dung chuyên đề thanh tra và đề cƣơng đƣợc Lãnh đạo Cục phê duyệt Phòng Kiểm tra nội bộ tổ chức tập huấn chung cho cán bộ tham gia đợt thanh tra. Thời gian tổ chức chậm nhất là trƣớc 05 ngày công bố quyết định thanh tra.

Tổ chức triển khai thanh tra -Tổng kết cuộc thanh tra: Sau khi tập huấn nghiệp vụ, dự thảo quyết định thành lập các Đoàn thanh tra số lƣợng từ 3 đến 4 đồng chí, bố trí xen kẽ cán bộ của các Chi cục. Các đoàn phân công thu thập tài liệu, nghiên cữu kỹ các văn bản chế độ chính sách, pháp luật thuế, quy trình quản lý và văn bản liên quan đến nội dung thanh tra. Các Trƣởng đoàn thống nhất lập các biểu mẫu để các đơn vị đựợc thanh tra cung cấp số liệu theo yêu cầu nội dung cuộc thanh tra. Sau khi hoàn thành việc thanh tra (Biên bản thanh tra đƣợc ký tại đơn vị), Trƣởng phòng Kiểm tra nội bộ tổng hợp kết quả thanh tra chung tại các đơn vị báo cáo Lãnh đạo Cục. Lãnh đạo Cục kết luận thanh tra tại Hội nghị đƣợc tổ chức ở Văn phòng Cục. Thành phần gồm: ở Chi cục gồm Lãnh đạo Chi cục; các Tổ, Đội trƣởng liên quan nội dung thanh tra; ở Cục gồm: Trƣởng phòng Tổ chức cán bộ, Trƣởng phòng Tổng hợp dự toán, các Đoàn Thanh tra. Thông báo kết quả thanh tra đến các đơn vị trong toàn ngành để cùng rút kinh nghiệm chung, chấn chỉnh những thiếu sót, sai phạm. Thực hiện kiến nghị và xử lý sau thanh tra phải đƣợc theo dõi chặt chẽ, có báo cáo kết quả thực hiện Kết luận thanh tra. Phòng Kiểm tra nội bộ phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ xem xét đề nghị Hội đồng kỷ luật xử lý những tập thể, cá nhân có sai phạm, gắn với công tác thi đua, khen thƣởng hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở cục thuế hà tĩnh (Trang 109 - 112)