3.4 Một số kiến nghị
3.4.1 Kiến nghị với Nhà Nước
Hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, tránh sự chồng chéo và bất cập, tạo điều kiện hỗ trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế cụ thể.
- Xây dựng hệ thống chính sách đảm bảo tính thống nhất, đơn giản, minh bạch, dễ hiễu, dễ thực hiện. Đặc biệt hạn chế đem các chính sách vào trong Luật quá trình thực hiện nảy sinh nhiều tiêu cực.Thực tế hiện nay hệ thống chính sách thuế của nƣớc ta còn phức tạp và liên tục thay đổi, làm cho ngƣời nộp thuế khó hiểu và không nắm bắt kịp thời với nhƣng thay đổi do đó, khó tự giác chấp hành. Nhiều Luật khi áp dụng các hiểu còn không thống nhất kể cả ngƣời nộp thuế lẫn cán bộ thuế.Vì lẽ đó tạo kẻ hở để ngƣời nộp thuế trốn tránh thuế, đồng thời tăng chi phí hành thu và chi phí tuân thủ dẫn đến gây thất thu thuế và đã gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
- Tờ khai phải đƣợc thiết kế đơn giản, dể hiểu để tạo thuận lợi cho ngƣời nộ thuế tự kê khai dể dàng. Tăng cƣờng về cơ sở vật chất để tạo mọi điều kiện cho ngƣời nộp thuế kê khai và nộp thuế điện tử, vừa là tiết kiệm thời gian cho ngƣời nộp thuế hơn nữa để cơ quan thuế tập hợp đƣợc dễ dàng các dử liệu phục vụ cho việc quản lý và xử lý số liệu kê khai mang tính xuyên suốt.
- Đề nghị bổ sung thêm chức năng điều tra hành chính về thuế để tăng thẩm quyền cho cơ quan thuế trong thực thi nhiệm vụ chống các hành vi tội phạm về thuế; Trong điều kiện hiện nay số các vi phạm về thuế tăng lên, hành vi trốn thuế ngày càng tinh vi hơn đòi hỏi cơ qua thuế cầ có quyền lực đủ mạnhđể thực thi nhiệm vụ.
- Thực hiện đồng bộ cơ chế chính sách quản lý kinh tế: Quản lý đất đai, thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý đăng ký kinh doanh, quản lý xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh . . .
- Tổ chức triển khai thực hiện tốt các Luật kế toán, Luật kiểm toán, Luật thanh tra, Luật khiếu nại, tố cáo.. tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.
Tổ chức hệ thống Thanh tra thuế theo hƣớng chuyên sâu, chuyên nghiệp. Mục đích của kiểm tra, thanh tra là phát hiện kịp thời những vi phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế để nhắc nhở, giáo dục ngăn chặn, xử lý đối với những trƣờng hợp cố ý gian lận nhằm nâng cao tính tuân thủ của ngƣời nộp thuế. Để hoạt động thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao, cần phải tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra theo hƣớng chuyên sâu chuyên nghiệp.Công tác thanh tra, kiểm tra thuế khác với hoạt động thanh tra chấp hành pháp luật nói chung ở chỗ thanh tra, kiểm tra thuế mang tính chuyên môn, nghiệp vụ rất cao, những ngƣời làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế không chỉ cần nắm vững các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra nói chung mà còn phải là ngƣời thông thạo các sắc thuế, giỏi về quản lý thuế, nắm vững các quy định về chế độ kế toán, kiểm toán. Bởi vậy cần tổ chức lại hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế theo hƣớng:
- Hệ thống thanh tra, kiểm tra cần đƣợc tổ chức, biên chế riêng ở tất cả các cấp cơ quan thuế từ trung ƣơng đến địa phƣơng, ở mỗi cấp cơ quan thuế bộ phận thanh tra đƣợc tổ chức phù hợp với yêu cầu quản lý, các bộ phận này có thể đƣợc thay đổi nhiệm vụ tuỳ theo mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ nhất định.Chẳng hạn, ở cấp trung ƣơng, bộ phận thanh tra có nhiệm vụ lập và chỉ đạo công tác thanh tra, tại các cơ quan thuế địa phƣơng có nhiệm vụ trực tiếp thanh tra những NNT thuộc phạm vi quản lý của mình. Tại Tổng cục Thuế và Cục thuế, cơ quan thanh tra tổ chức hoạt động theo nhóm ngành kinh tế (công nghiệp, thƣơng nghiệp, dịch vụ...) tạo điều kiện thuận lợi cho các thanh tra viên chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin về nhóm ngành kinh tế mình phụ trách để vận dụng khi phân tích rủi ro, phân tích kinh tế ngành...Đồng thời thành lập bộ phận Thanh tra NNT lớn tại Cơ quan Tổng cục Thuế để thực hiện việc thanh tra thuế đối với NNT
lớn nhƣ các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty hoạt động đa lĩnh vực, đa quốc gia .
Xây dựng cơ cấu tổ chức thanh tra, kiểm tra thuế theo hƣớng chuyên môn hoá nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thanh tra có điều kiện nâng cao trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ, giảm bớt sự chồng chéo trong hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.
- Tăng cƣờng lực lƣợng thanh tra viên thuế, đảm bảo lực lƣợng thanhh tra thuế chiếm tối thiểu 30% tổng số công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thuế. Cơ cấu này phải đƣợc triển khai áp dụng đồng bộ ở cả 3 cấp, nhƣng ƣu tiên phát triển lực thanh tra thuế tại các Cục thuế.
-Khuyến khích các hoạt động kinh doanh dịch vụ tƣ vấn tài chính, kế toán, tƣ vấn thuế, đại lý thuế.
Nhƣ đã phân tích ở trên hệ thông pháp luật thuế chƣa ổn định hay thay đổi. Chính vì vậy các hoạt động về tuyên truyền, tƣ vấn tài chính, tƣ vấn thuế, đại lý thuế là rất quan trọng. Thông qua đây đã giúp cho cơ quan thuế rất lớn về mặt tuyên truyền, hƣớng dẫn thực hiện các Luật thuế. Hỗ trợ ngƣời nộp thuế nâng cao kiến thức về thuế và tạo điều kiện cho Ngƣời nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế cũng nhƣ pháp luật tài chính, kế toán nói chung, góp phần ngăn ngừa tình trạng gian lận, trốn thuế, nợ đọng thuế làm giảm các vụ khiếu kiện, tranh chấp về thuế giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế.
Tổ chức tƣ vấn thuế là kênh thông tin cung cấp cho cơ quan thuế các vƣớng mắc về phát sinh trong qúa trình sản xuất,kinh doanh của các Doanh nghiệp. Phát hiện những bất cập về chính sách thuế trong quá trình thực hiện giúp cho cơ quan thuế kịp thời phản ánh để có sự điều chỉnh sửa đổi cho phù hợp.
Tuy nhiên hiện nay trong Luật quản lý thuế đã có đề cập về điều kiện ,quy chế nhƣng quy định chƣa thật rỏ ràng.