Nghĩa của việc thu hút khách quốc tế trong kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp thu hút khách quốc tế đến khu du lịch Suối nước khoáng Thanh Tân - Thừa Thiên Huế (Trang 35 - 37)

1.4 .Các loại hình du lịch

1.10. nghĩa của việc thu hút khách quốc tế trong kinh doanh du lịch

Du lịch ngày nay đang dần trở thành nhu cầu bức thiết và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới vì nó đem lai nhiều lợi ích to lớn cho con người và xã hội.

Đối với các quốc gia: du lịch góp phần làm tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động nhàn rỗi, do đó giải quyết được vấn đề nạn thất nghiệp đặc biệt ở các nước chậm phát triển.Thông qua hoạt động du lịch còn làm tăng cường tính hữu nghị, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới.

Đối với khách du lịch khi tham gia vào các hoạt động du lịch sẽ không những có cơ hội để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, phục hồi trí lực và thể lực sau những ngày học tập và làm việc căng thẳng, mệt mỏi mà còn có những giờ phút quý giá

sống hòa mình vào thiên nhiên hay nâng cao hiểu biết về văn hóa của các vùng miền khác nhau trên thế giới. Và thông qua đó họ cũng sẽ có nhận thức cao hơn về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên, cái nôi nuôi dưỡng sự sống của con người…

Đối với chính quyền sở tại: thông qua việc phát triển các loại hình du lịch ở địa phương ngoài việc làm tăng nguồn thu ngoại tệ, tăng nguồn thu ngân sách và giải quyết được vấn đề công ăn việc làm cho người dân sở tại còn góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, làm thay đổi tích cực diện mạo của địa phương và cải thiện môi trường sống của cộng đồng dân cư ở địa phương đó. Hơn nữa, phát triển du lịch còn là cơ hội tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá hình ảnh của địa phương để thu hút khách du lịch cũng như các nguồn đầu tư trong nước và quốc tế.

Đối với cộng đồng cư dân địa phương: phát triển du lịch tạo việc làm cũng như thu nhập, đồng thời cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần cho người dân địa phương. Bên cạnh đó góp phần nâng cao nhận thức của họ về vấn đề bảo vệ các tài nguyên du lịch tại địa phương mình.

Đối với môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội: với các đường lối và định hướng đúng đắn trong việc khai thác các tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội sẽ được bảo tồn tốt và ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, nếu như phát triển du lịch không có kế hoạch và khai thác nguồn tài nguyên du lịch một cách quá mức sẽ không tránh khỏi làm cạn kiệt và suy thoái nguồn tài nguyên vô giá, gây ô nhiễm môi trường, làm tổn hại đến đa dạng sinh học, làm mờ nhạt hoặc thậm chí phá hoại văn hóa truyền thống của cả dân tộc…

Chương 1 đã hệ thống hoá toàn bộ cơ sở lý luận về du lịch, một “ngành công nghiệp không khói” đang ngày càng được chú trọng đầu tư và phát triển ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Du lịch ngày nay đang dần trở thành nhu cầu bức thiết của con người, đây chính là cơ hội để ngành du lịch phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trong đó việc làm thế nào để thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, một đối tượng khách có khả năng

chi trả cao trở thành vấn đề được quan tâm. Có thể nói rằng, toàn bộ nội dung của chương 1 đã cung cấp cơ sở lý luận và xây dựng nền tảng cho việc triển khai toàn bộ phần thực trạng và giải pháp thu hút khách quốc tế đến khu du lịch suối nước khoáng Thanh Tân - Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp thu hút khách quốc tế đến khu du lịch Suối nước khoáng Thanh Tân - Thừa Thiên Huế (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)