Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 34)

e. Thương hiệu và uy tín hàng nông sản xuất khẩu

1.2.2 Tác động tiêu cực

a. Biến động cung cầu nông sản trên thị trường thế giới

Sản lƣợng nông sản xuất khẩu trên thị trƣờng thế giới biến động thất thƣờng do bị chi phối của yếu tố thời tiết khí hậu, nhƣng có xu hƣớng tăng lên chủ yếu do hai yếu tố quy định là diện tích và năng suất. Những năm gần đây, một số nƣớc sản xuất nông sản khối lƣợng lớn đã từng bƣớc chủ động kiểm soát việc mở rộng diện tích trồng, góp phần kiểm soát sản lƣợng và tác động đến giá sản phẩm trên thị trƣờng thế giới. Trong khi đó, công nghệ giống, quy trình chăm sóc, kỹ thuật và công nghệ chế biến là các yếu tố quan trọng đƣợc các nƣớc này rất quan tâm nhằm đảm bảo chất lƣợng và sử dụng làm công cụ chiếm lĩnh và mở rộng thị phần của mình[13, tr. 67].

Biến động nhu cầu hàng nông sản do sự thay đổi xu hƣớng tiêu dùng trên thế giới, thể hiện tỷ lệ nhập khẩu hàng nông sản qua chế biến, chất lƣợng cao, đa dạng về chủng loại, hấp dẫn về mẫu mã, an toàn và bổ dƣỡng có tác dụng phòng, chống bệnh tật, chữa bệnh.v.v… có xu hƣớng tăng lên nhanh hơn so với tỷ lệ nhập khẩu hàng nông sản chƣa qua chế biến có chất lƣợng thấp. Trong giai đoạn 1995-2001, nhập khẩu cà phê qua chế biến tăng với tốc độ bình quân 7-8%/năm, trong khi đó tỷ lệ nhập khẩu cà phê chƣa chế biến chỉ tăng bình quân 1,5%/năm

[64, tr.24]. Những năm gần đây, xu hƣớng tiêu dùng chè đen (sản xuất theo công nghệ lên men toàn phần) chiếm tới 75-80% thị trƣờng chè thế giới thay thế dần cho nhu cầu tiêu dùng chè xanh chiếm tới 80% tổng sản lƣợng chè tiêu dùng trên thế giới trƣớc đây [64].

Những biến động của cung cầu nông sản trên thị trƣờng thế giới có ảnh hƣởng không nhỏ đến sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam do chất lƣợng hàng xuất khẩu còn thấp, chƣa đảm bảo yêu cầu về chất lƣợng và vệ

sinh an toàn thực phẩm. Trong khi đó, công tác tiếp thị, tổ chức sản xuất, thu mua và xuất khẩu còn yếu kém.

b. Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với khó khăn trong quá trình cạnh tranh.

Việt Nam và các nƣớc ASEAN khác có điều kiện khí hậu khá giống nhau nên cấu trúc các sản phẩm nông nghiệp cũng khá tƣơng đồng. Nhƣng sức cạnh tranh của nhiều hàng nông sản Việt Nam nhƣ đƣờng mía, ngô, đậu tƣơng, bông, thuốc lá, sữa, thịt lợn .v.v… yếu về giá cả và mẫu mã, đơn điệu về chủng loại, thiếu ổn định về chất lƣợng. Trình độ công nghệ trong nhiều lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản nƣớc ta còn quá thấp so với khu vực và quốc tế, khả năng cạnh tranh của các ngành hàng còn yếu [6, tr.3]. Hiện tại, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều nông sản chế biến từ 6 nƣớc ASEAN cũ. Những nƣớc này có trình độ phát triển hơn Việt Nam về cơ sở hạ tầng, dịch vụ và công nghiệp chế biến. Việc tăng xuất khẩu nội khối ASEAN sẽ chỉ tập trung vào mội vài mặt hàng nhƣ gạo và hoa quả ôn đới v.v…

Với thị trƣờng Trung Quốc, ACFTA sẽ một mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt nam phát huy những lợi thế về chi phí sản xuất thấp về điều kiện khí hậu, đất đai và lao động để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc-một thị trƣờng đông dân và có sức tiêu thụ lớn. Nhƣng mặt khác, hàng nông sản Việt nam sẽ bị sức ép cạnh tranh lớn hơn do Trung Quốc là nƣớc xuất khẩu nông sản lớn lại có trình độ phát triển hơn Việt nam về khoa học công nghệ (giống cây trồng, thiết bị máy móc, vật tƣ nông nghiệp v.v…)

Mặc dù chủ trƣơng tự do hóa thƣơng mại, nhƣng cho đến nay thị trƣờng hàng nông sản vẫn đƣợc bảo hộ rất cao bởi các hàng rào thuế và phi thuế, đặc biệt là các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm trên thế giới ở các nƣớc có thị trƣờng lớn, tiềm năng của nông sản Việt Nam nhƣ Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, trong khi đó, khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Điều này đã gây khó khăn lớn cho hàng

nông sản xuất khẩu của các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt nam khi muốn thâm nhập vào thị trƣờng các nƣớc này. Trên thực tế, những hàng nông sản mà các nƣớc đang phát triển có lợi thế nhƣ ngũ cốc, đƣờng, sữa v.v…thƣờng phải chịu mức thuế nhập khẩu rất cao, nhiều khi lên tới 300% ở các nƣớc phát triển . Ngoài ra, theo quy định về “quyền tự vệ đặc biệt” của WTO, các nƣớc còn có quyền tự tăng thuế vƣợt qua mức thuế ràng buộc đối với những mặt hàng “nhạy cảm”. Song, nhiều nƣớc vẫn tiếp tục duy trì và tăng cƣờng mức trợ cấp xuất khẩu nhằm ngăn cản hoặc bóp méo các hoạt động thƣơng mại nông sản quốc tế. Hỗ trợ nông nghiệp hàng năm của các nƣớc OECD vẫn vào khoảng 360 tỷ USD, trong đó Hoa Kỳ và EU chiếm tới 80% [15].

Cùng với xu thế hội nhập, ngày càng xuất hiện nhiều rào cản thƣơng mại mới tinh vi và phức tạp hơn của các nƣớc phát triển, chẳng hạn nhƣ những yêu cầu rất cao và thủ tục phức tạp về kiểm dịch động thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá, tiêu chuẩn xã hội, môi trƣờng, an toàn vệ sinh thực phẩm.v.v.., gây khó khăn và tổn thất không nhỏ cho những nƣớc mà sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu còn chƣa cao nhƣ Việt nam. Bên cạnh đó, làn sóng mới về ký kết các Hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng, đa phƣơng (FTA) giữa các nƣớc đã đem đến nhiều bất lợi cho hàng xuất khẩu Việt Nam do bị phân biệt đối xử.

c. Sự biến động của giá hàng nông sản trên thị trường thế giới gây khó khăn và rủi ro cho quá trình tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam

Trên phạm vi thế giới, mặc dù khối lƣợng xuất khẩu hàng nông sản có xu hƣớng tăng lên, nhƣng giá trị xuất khẩu của nó lại có xu hƣớng giảm xuống vì sự biến động thất thƣờng của giá cả. Trong hơn một thập kỷ qua, xu hƣớng giảm giá là khá phổ biến đối với cà phê và chè, đặc biệt là giá giảm lớn nhất đối với những sản phẩm chất lƣợng kém. Mặc dù trong một thời gian khá dài, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã đứng đầu hoặc trong nhóm đầu thế giới nhƣ gạo, cà phê, hạt tiêu.v.v…nhƣng vẫn chƣa có đƣợc vai trò chi phối,

điều tiết giá cả của thị trƣờng thế giới. Giá nông sản xuất khẩu của Việt nam thƣờng bán thấp hơn sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu do chất lƣợng kém hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 34)